Mẫu hợp đồng xuất khẩu cà phê (cập nhật 2024)

Mẫu hợp đồng xuất khẩu cà phê mới nhất năm 2024, mời các bạn tham khảo:

1 900 04/12/2023


Mẫu hợp đồng xuất khẩu cà phê (cập nhật 2024)

1. Mẫu hợp đồng xuất khẩu cafe

HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CAFE CHÈ

Số:………………… Ngày: …./…./…..

Hợp đồng này xác nhận việc mua và bán mặt hàng Cafe Chè tại Việt Nam.

GIỮA: [TÊN DOANH NGHIỆP]

Địa chỉ: [ĐỊA CHỈ DOANH NGHIỆP]

Điện thoại: [SỐ ĐIỆN THOẠI] Telex: [SỐ TELEX] Fax: [SỐ FAX]

Được đại diện bởi ông(bà): [HỌ VÀ TÊN] Chức vụ: [CHỨC VỤ] Dưới đây được gọi là: Bên mua.

VÀ: [TÊN DOANH NGHIỆP]

Địa chỉ: [ĐỊA CHỈ DOANH NGHIỆP]

Điện thoại: [SỐ ĐIỆN THOẠI] Telex: [SỐ TELEX] Fax: [SỐ FAX]

Được đại diện bởi ông(bà): [HỌ VÀ TÊN] Chức vụ: [CHỨC VỤ] Dưới đây được gọi là: Bên bán

Hai bên mua và bán trên đây đã đồng ý mua và bán mặt hàng dưới đây theo những điều kiện sau:

1. Tên hàng: Café Chè – Coffea Arabica Việt Nam

2. Quy cách phẩm chất:

Theo TCVN 4193 – 2000 (Tổng cục đo lường chất lượng VN)

Kiểm tra chất lượng: tại cơ sở sản xuất của người bán do nhà sản xuất tự kiểm tra, tự chịu mọi chi phí kiểm tra và phải có giấy chứng nhận phẩm chất.

3. Số lượng: 1,000.00MT ± 3%

Dung sai do người bán chọn.

Giá dung sai: USD 1,000,000 ± 3%

Kiểm tra số lượng: Tại nơi gửi hàng có đại diện bên bán và bên mua. Giấy chứng nhận số lượng do bên bán ban hành và có giá trị hiệu lực tham khảo.

Bao bì: 60kg trong bao tải đay, tiêu chuẩn xuất khẩu

4. Giá cả: USD 1,000/MT CIF, cảng Kobe, Nhật Bản, Incoterms 2000.

- Tổng giá: USD 1,000,000 ± 3%

Giá này bao gồm cả bì.

5. Giao hàng:

Thời gian giao hàng: 1000MT trong tháng [THÁNG] [NĂM]

Điều kiện cơ sở giao hàng: CIF, cảng Kobe, Nhật Bản, Incoterms 2000.

Cảng bốc hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam.

Cảng dỡ hàng: Cảng Kobe, Nhật Bản.

Thông báo về việc xếp hàng: người bán có nghĩa vụ thông báo với người mua về việc đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

6. Thanh toán: Thanh toán bằng thư tín dụng trả ngay không hủy ngang.

Người mua sẽ mở 01 thư tín dụng trả ngay không hủy ngang tại Ngân hàng [TÊN NGÂN HÀNG], Nhật bản thông qua Ngân hàng Ngoại Thương, Việt Nam cho bên bán hưởng lợi.

Thư tín dụng được mở trước ngày giao hàng ít nhất 45 ngày.

Thư tín dụng được thanh toán ngay khi người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ giao hàng sao:

Bộ gốc đầy đủ 3/3 vận đơn đường biển hoàn hảo, ghi rõ “hàng đã bốc” theo lệnh của Ngân hàng phát hành, thông báo cho người mua.

03 bản hóa đơn thương mại đã ký.

03 bản gốc giấy chứng nhận số lượng, chất lượng do một số cơ quan giám định có uy tín tại Việt Nam xác nhận.

03 bản chứng nhận xuất xứ do VCCI phát hành.

Thông báo giao hàng trong đó chỉ rõ số Hợp đồng, Thư tín dụng, hàng hóa, số lượng, chất lượng, tên tàu, tên người chuyên trở, cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng…

7. TRỌNG TÀI: Bất kỳ tranh cãi, bất hòa hay khiếu nại nào phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này mà hai bên mua bán không thể hòa giải, thương lượng được, cuối cùng sẽ được đưa ra giải quyết tại “Trung tâm Trọng tài Quốc Tế Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.

8. ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG: Hợp đồng này sẽ được áp dụng theo luật pháp của nước Cộng hòa Singapore.

9. ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG: Hợp đồng này áp dụng những điều bất khả kháng được dẫn chiếu tới văn bản của Phòng thương mại Quốc Tế (ấn phẩm của ICC số 421).

10. ĐIỀU KHOẢN KIỂM ĐỊNH: Việc kiểm định, giám sát tại nhà máy nhà kho về chất lượng, trọng lượng, số lượng bao, tình trạng bao gói của số Caffea Rubusta gốc Việt Nam này sẽ do “Công ty cổ phần giám định Vinacontrol” tại Việt Nam đảm nhiệm, phí tổn kiểm định sẽ do bên bán chịu.

11. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC: Tất cả những thuật ngữ thương mại dùng cho hợp đồng này sẽ được diễn giải theo ấn phẩm “Thuật ngữ thương mại” (Tác giả: Michael B.Smith & Merritt R.Blakeslee - NXB Chính trị Quốc gia – 2001)

Hợp đồng bán hàng này được ký kết tại [ĐỊA ĐIỂM] vào ngày [NGÀY THÁNG NĂM] , hợp đồng này được lập thàng 04 bản: 02 bản bằng tiếng Anh, 02 bản bằng tiếng Việt. Mỗi bên giữ 02 bản: 01 bản tiếng Anh và 01 bản tiếng Việt.

BÊN MUA BÊN BÁN

(Đại diện ký tên) (Đại diện ký tên)

2. Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

- Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện như sau:

+ Thương nhân được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;

+ Thương nhân khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo giấy phép, theo điều kiện phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, điều kiện;

+ Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

- Quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu đối với thương nhân Việt Nam là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như sau:

+ Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bộ Công Thương công bố Danh mục hàng hóa, lộ trình thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Thực hiện quyền xuất khẩu thông qua mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu;

+ Thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam.

- Thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được quy định, công bố chi tiết tương ứng với phân loại hàng hóa của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật về hải quan.

3. Biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ nội địa vào khu vực hải quan riêng hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.

Tạm ngừng nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định không được đưa hàng hóa từ khu vực hải quan riêng vào nội địa hoặc từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định.

1 900 04/12/2023