Mẫu biên bản xác nhận công nợ (giấy xác nhận nợ) mới nhất [Năm 2024]
Để nhằm mục đích làm rõ vấn đề tài chính giữa các bên khi tham gia đối tác thì khi các khoản nợ phát sinh nhiều lần, qua lại lẫn nhau, các bên thường lập bản xác nhận công nợ để đối trừ công nợ cho nhau và xác nhận các khoản nợ còn tính đến thời điểm xác nhận công nợ.
Mẫu biên bản xác nhận công nợ mới nhất [Năm 2023]?
1. Thế nào là công nợ?
Khi doanh nghiệp có những phát sinh về nghiệp vụ như mua, bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ,… hoặc phát sinh thanh toán tiền trong một kỳ với một cá nhân/tổ chức khác, đối với số tiền còn lại nợ sang kỳ sau thì số tiền còn lại nợ sang kỳ sau ấy được gọi là công nợ.
Có thể hiểu theo quy định của pháp luật rằng công nợ là một loại nghĩa vụ dân sự mà các bên có nghĩa vụ phải thanh toán cho nhau số tiền chưa thanh toán.
Công nợ hiện nay có thể chia thành 2 loại:
- Công nợ phải thu: bao gồm tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền,...
- Công nợ phải trả: bao gồm khoản phải trả cho nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp chưa thanh toán tiền.
2. Mẫu biên bản xác nhận công nợ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
BIÊN BẢN XÁC NHẬN CÔNG NỢ
(v/v Xác nhận khoản vay nợ giữa các bên)
Hôm nay, ngày … tháng …. năm 20….., tại địa chỉ số ….. đường Lạc Long Quân, thành phố Hà Nội, Chúng tôi gồm có:
BÊN A:
Ông/Bà ……………………………. Giới tính: ………….
Chức vụ: ………….. Chủ tịch …………………………… Công ty ……………
Sinh ngày: …/…./19… Dân tộc: …….. Quốc tịch: …………
Số CMTND: ……………. Ngày cấp: …./…20… Nơi cấp: CA tỉnh …………
Địa chỉ thường trú : Số nhà …., tổ ….., phường ……, thành phố ………, tỉnh ……
Chỗ ở Hiện tại: Số nhà …., tổ ….., phường ……, thành phố ………, tỉnh ………
và
BÊN B:
Ông/Bà…………………….......……….. Giới tính: ………..……………………..
Sinh ngày : …/…./19….. Dân tộc: …..................…..Quốc tịch: …..…………….
Số CMTND : ……………. Ngày cấp: …./…20… Nơi cấp: CA tỉnh ……………
Địa chỉ thường trú: Số nhà …., tổ ….., phường ……, thành phố ………, tỉnh ……
Chỗ ở Hiện tại: Số nhà …., tổ ….., phường ……, thành phố ………, tỉnh ……
Nội dung làm việc hai bên thống nhất cụ thể như sau:
1.Bà …………………… xác nhận có vay của Ông ……………………… số tiền là: …….000.000.000 VNĐ (bằng chữ: ………….. tỷ đồng chẵn).
2. Bà ……………….. cam kết chậm nhất là ngày …../…./20…. sẽ thanh toán toàn bộ số tiền trên. Nếu đến hẹn không thanh toán bà …………… sẽ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
3. Đến hết ngày ….. tháng ….năm 20….. nếu Bà …….. không thanh toán số tiền trên, Ông …………. có toàn quyền khởi kiện ra tòa án và kê biên toàn bộ số tài sản mà ……………. đang sở hữu hợp pháp tại Công Ty TNHH …………. Bà …………..có trách nhiệm triệu tập các thành viên để tiến hành chuyển nhượng hợp pháp số vốn mà bà đang sở hữu hợp pháp sang cho Ông ………………………..
4. Bằng văn bản này Bà …………… cam kết Công ty TNHH ……………….đang sở hữu hợp pháp Giấy chứng nhận quyền sử quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất số BA ………. do ủy ban nhân dân tỉnh ……….. cấp ngày …….. tháng ….. năm 20…. Toàn bộ tài sản của công ty và mảnh đất kể trên sẽ được kê biên, định giá và chuyển giao hợp pháp cho Ông …………… nếu đến hẹn trên mà Bà …………. không trả được số nợ trên.Việc kê biên, định giá tài sản của Công ty TNHH ……. chỉ là giải pháp đối trừ công nợ giữa hai bên.
Biên bản xác nhận công nợ có hiệu lực kể từ ngày ký, bao gồm 02 trang và được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản làm căn cứ thực hiện.
ĐẠI DIỆN BÊN A |
ĐẠI DIỆN BÊN B |
4. Các loại công nợ
Khi doanh nghiệp có những phát sinh về nghiệp vụ như mua, bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ,… hoặc phát sinh thanh toán tiền trong một kỳ với một cá nhân/tổ chức khác, đối với số tiền còn lại nợ sang kỳ sau thì số tiền còn lại nợ sang kỳ sau ấy được gọi là công nợ.
Có thể hiểu theo quy định của pháp luật rằng công nợ là một loại nghĩa vụ dân sự mà các bên có nghĩa vụ phải thanh toán cho nhau số tiền chưa thanh toán.
Công nợ hiện nay có thể chia thành 2 loại:
– Công nợ phải thu: bao gồm tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền,…
Các khoản công nợ phải thu bao gồm tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền, hay các khoản đầu tư tài chính. Kế toán công nợ cần theo dõi theo từng đối tượng cụ thể, riêng biệt và cần phân loại nhóm đối tượng nhằm kiểm soát công nợ hiệu quả (đối tượng nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên…)
– Công nợ phải trả: bao gồm khoản phải trả cho nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp chưa thanh toán tiền.
Các khoản công nợ phải trả bao gồm khoản phải trả cho nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp chưa thanh toán tiền. Cũng giống như công nợ phải thu, kế toán cần theo dõi công nợ phải trả theo từng đối tượng.
- Các khoản phải thu, phải trả khác:
- Các khoản phải thu khác: phải thu nội bộ, tạm ứng, ký cược, ký quỹ như: giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể gây ra hư hỏng…đã được xử lý bồi thường.
- Các khoản phải trả khác: phải trả công nhân viên, phải nộp Nhà nước, các khoản vay nợ, nhận ký cược, ký quỹ, phải trả nội bộ như: giá trị tài sản thừa chưa hoặc đã xác định được nguyên nhân…
- Các khoản tạm ứng:
Các khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện công việc đã được phê duyệt.
Công nợ của cá nhân đối với cá nhân:
Trong giao dịch dân sự công nợ giữa các cá nhân với cá nhân diễn ra khá phổ biến.
Điều 466: Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trong Bộ luật dân sự năm 2015 theo điều 466 Bộ luật dân sự cũng có đề cập tới trường hợp nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Trong trường hợp này nếu bên vay và bên cho vay không thỏa thuận được với nhau, thì có thể lập biên bản xác nhận công nợ với nhau để minh bạch,rõ ràng với nhau về thời gian cũng như số tiền mà bên vay đang còn thiếu bên cho vay.
5. Cách thực hiện xác nhận công nợ
Biên bản xác nhận công nợ là một trong các loại văn bản rất quen thuộc đối với các công ty hoạt động buôn bán. Mẫu biên bản xác nhận công nợ là mẫu biên bản được sử dụng tại các cơ quan và áp dụng cho các cá nhân còn công nợ chưa thanh toán. Việc xác nhận công nợ sẽ đảm bảo tính minh bạch cho các khoản vay chưa thanh toán giữa cá nhân với doanh nghiệp, để tránh các thắc mắc và sai sót về sau.
Biên bản xác nhận công nợ, biên bản bàn giao công nợ đều phải được lập đầy đủ và chính xác các thông tin.
Biên bản chỉ có giá trị pháp lý khi đại diện hợp pháp của các bên được nêu trong biên bản ký, đóng dấu trên biên bản.
Một lưu ý quan trọng trong Biên bản xác nhận công nợ là phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền (kèm theo giấy ủy quyền) và đóng dấu công ty thì mới đảm bảo giá trị pháp lý.
6. Khi nào cần xác nhận công nợ và sử dụng biên bản xác nhận công nợ?
Xác nhận công nợ là hoạt động diễn ra sau khi đối chiếu các khoản nợ khi cần xác nhận lại các khoản nợ giữa các chủ thể. Nhằm mục đích làm rõ vấn đề tài chính giữa các bên khi tham gia các giao dịch mà phát sinh các khoản nợ qua lại lẫn nhau, các bên thường lập bản xác nhận công nợ để đối trừ công nợ cho nhau và xác nhận các khoản nợ còn lại.
Đối với doanh nghiệp thì biên bản xác nhận công nợ được lập khi kế toán kiểm tra, kiểm soát xem rằng các khoản nợ của doanh nghiệp với nhà cung cấp, với khách hàng có thực hiện thanh toán đúng theo hợp hay không.
Theo đó, trường hợp cần xác nhận chính xác lại những khoản nợ giữa doanh nghiệp với các đối tác, giữa các chủ thể với nhau thì lúc này các bên sẽ lập Biên bản xác nhận công nợ sau khi đối chiếu các khoản nợ với nhau.
7. Viết Biên bản xác nhận công nợ cần lưu ý gì?
Biên bản xác nhận công nợ không phải là một phần trong giấy vay nợ hay phụ lục của Hợp đồng kinh tế nhưng lại có giá trị pháp lý tương đương. Đây là một căn cứ quan trọng để các bên thống nhất với nhau về khoản tiền nợ, thời gian trả nợ, lãi suất chậm trả và các vấn đề khác;
Vì là Biên bản liên quan đến tiền và các nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân vì thế các thông tin của doanh nghiệp như mã số thuế, địa chỉ, hay thông tin cá nhân như số chứng minh nhân dân phải được điền đầy đủ, chi tiết;
Nên thỏa thuận cả về vấn đề thời hạn thanh toán (thay vì chỉ xác nhận số tiền còn nợ), lãi chậm trả, giải quyết khi chậm trả…
– Người đại diện hợp pháp phải ký và đóng dấu đầy đủ lên Biên bản đối với công ty; cá nhân thì phải ký tên hoặc điềm chỉ để đảm bảo giá trị pháp lý của Biên bản xác nhận công nợ.
Xem thêm các chương trình khác: