Mẫu quyết định tạm đình chỉ công tác viên chức, công chức, người lao động chi tiết nhất năm 2024

Quyết định tạm đình chỉ công tác viên chức, công chức, người lao động là gì? Mẫu quyết định tạm đình chỉ công tác viên chức, công chức, người lao động? Hướng dẫn soạn thảo quyết định tạm đình chỉ công tác viên chức, công chức, người lao động? Tạm đình chỉ công chức? Tạm đình chỉ viên chức? Tạm đình chỉ người lao động?

1 155 lượt xem
Tải về


Mẫu quyết định tạm đình chỉ công tác viên chức, công chức, người lao động chi tiết nhất năm 2024

1. Quyết định tạm đình chỉ công tác viên chức, công chức, người lao động là gì?

Mẫu quyết định tạm đình chỉ công tác viên chức, công chức, người lao động chi tiết nhất năm 2024 (ảnh 1)

Việc quyết định tạm đình chỉ công tác viên chức, công chức, người lao động chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng người đó có hành vi vi phạm quy định của doanh nghiệp hay pháp luật và có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý nếu vẫn tiếp tục làm việc. Quyết định tạm đình chỉ công tác viên chức, công chức, người lao động được sử dụng phổ biến trong thực tế và có những vai trò quan trọng.

Mẫu quyết định tạm đình chỉ công tác là mẫu quyết định về việc đình chỉ công tác của cán bộ, nhân viên, người lao động trong công ty vì một lý do nào đó và được sự đồng ý của ban lãnh đạo công ty. Mẫu lấy Luật Lao động và các điều khoản của công ty làm căn cứ, được sao lưu cho cả người lao động và công ty, phòng hành chính nhân sự lưu giữ. Mẫu nêu rõ căn cứ pháp lý, nội dung quyết định, lý do tạm đình chỉ, các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan,…

2. Mẫu quyết định tạm đình chỉ công tác viên chức, công chức, người lao động

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————–

Địa danh, ngày …. tháng … năm …….

QUYẾT ĐỊNH

(V/v: Tạm đình công việc ông/bà….)

– Căn cứ quy định tại Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Căn cứ Nội quy lao động Công ty ……………………………………………..

– Căn cứ quyền hạn và trách nhiệm của Tổng giám đốc công ty .

– Căn cứ dấu hiệu xác minh ban đầu của công ty.

– Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công ty.

TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY ……
QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nội dung Quyết định

Nay quyết định tạm đình chỉ công việc, tạm đình chỉ chức vụ đối với Ông/Bà …………

Chức vụ: …………

Thời gian tạm đình chỉ: 1 tháng (kể từ ngày ban hành quyết định này).

Điều 2: Lý do tạm đình chỉ

Theo các nguồn tin tố giác, công ty đã xác minh và bước đầu kết luận như sau:

+ Ông/Bà …………….có dấu hiệu ………………

Hành vi của Ông/Bà ………….. có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng hợp đồng lao động giữa hai bên, vi phạm cam kết của ông với công ty, vi phạm luật lao động.

+ Ông/Bà …………..có dấu hiệu sử dụng phương tiện, tài sản, thông tin … của công ty để trục lợi cho cá nhân và nhiều dấu hiệu sai phạm khác cần phải tiếp tục xác minh hoặc chuyển qua cơ quan công an điều tra làm rõ theo qui định của pháp luật.

Điều 3: Quyền lợi và nghĩa vụ của ông/bà………

Trong thời gian tạm đình chỉ công việc, mọi quyền lợi hợp pháp của Ông/Bà …… đều được công ty bảo đảm theo đúng các qui định của pháp luật hiện hành.

Trong vòng 1 tuần đầu tiên kể từ ngày ban hành quyết định này, ông Ông/Bà …… tạm thời được phép không đến công ty nhưng khi công ty triệu tập (qua điện thoại, email …) thì ông Văn phải có mặt. Ông/Bà …… có nghĩa vụ phải bảo đảm sự liên lạc với công ty (thông suốt về điện thoại, email …)

Điều 4: Hiệu lực thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ………….., được công bố công khai và giao trực tiếp cho Ông/Bà …….

Cùng việc công bố quyết định này, công ty tiến hành kiểm tra, thu giữ tài sản, phương tiện công ty đang giao cho Ông/Bà ………………… sử dụng – nhằm phục vụ cho việc điều tra, cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công ty.

Ông/Bà ……………………… và các bộ phận liên quan có trách nhiệm thực hiện theo đúng quyết định này.

Nơi nhận:

– Ông/Bà ………

– Ban giám đốc công ty (lưu)

– Phòng HCNS

TM. CÔNG TY

TỔNG GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

Lưu ý:

1. Thời gian tạm đình chỉ không nên quá lâu (tối đa 1 tháng). Trong thời gian này, công ty phải khẩn trương tiến hành điều tra làm rõ các sai phạm của người bị đình chỉ công việc.

2. Sau đó, công ty cần tiến hành phiên họp xử lý kỷ luật lao động …

3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định tạm đình chỉ công tác viên chức, công chức, người lao động

– Phần mở đầu:

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu và tiêu ngữ.

+ Thời gian và địa điểm lập quyết định.

+ Tên biên bản cụ thể là quyết định tạm đình chỉ công tác viên chức, công chức, người lao động.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Căn cứ lập quyết định tạm đình chỉ.

+ Nội dung quyết định.

+ Lý do tạm đình chỉ.

+ Quyền lợi và nghĩa vụ của người bị đình chỉ.

+ Hiệu lực thi hành.

– Phần cuối biên bản:

+ Nơi nhận quyết định tạm đình chỉ.

+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đại diện công ty, tổng giám đốc.

4. Tạm đình chỉ công chức

Theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật cán bộ công chức 2008 thì tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức có nội dung như sau:

“1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; nếu cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do; hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức bị tạm đình chỉ công tác phục vụ việc xem xét, xử lý kỷ luật khi có 02 căn cứ sau:

– Thứ nhất, đang trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật.

– Thứ hai, nếu để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.

Thời hạn tạm đình chỉ công tác

– Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày.

– Trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày.

Theo Khoản 2 Điều 81 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định nội dung như sau:

“2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.”

Ngoài ra, tại Điều 24 Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì trong thời gian tạm đình chỉ công tác, công chức được hưởng 50% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

5. Tạm đình chỉ viên chức

Mẫu quyết định tạm đình chỉ công tác viên chức, công chức, người lao động chi tiết nhất năm 2024 (ảnh 1)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật viên chức 2010 tạm đình chỉ công tác có nội dung như sau:

“1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.”

Như vậy, đối với viên chức bị tạm đình chỉ công tác phục vụ cho việc xem xét, xử lý kỷ luật khi có 02 căn cứ:

– Đang trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật.

– Nếu viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật.

Thời hạn tạm đình chỉ công tác

– Thời hạn tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày.

– Trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày.

Theo khoản 2 Điều 54 Luật viên chức 2010 quy định nội dung như sau:

“2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.”

Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 27/2012/NĐ-CP thì trong thời gian tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật thì viên chức được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề.

6. Tạm đình chỉ người lao động

Tạm đình chỉ công việc không phải là hình thức kỷ luật lao động và cũng không phải là thủ tục bắt buộc đối với người sử dụng lao động khi xử lý kỷ luật lao động. Tạm đình chỉ công việc tạo điều kiện cho người sử dụng lao động áp dụng khi vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ.

Việc tạm ngưng công việc của người lao động nhằm mục đích điều tra, xác minh sự việc nhanh chóng, chính xác, làm căn cứ cho việc xử lý kỷ luật lao động hoặc bồi thường thiệt hại công bằng, đảm bảo kỷ luật trong đơn vị. Dù tổ chức công đoàn không nhất trí thì người sử dụng lao động vẫn có quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 128 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tạm đình chỉ công việc như sau:

1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.

2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.

Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.

4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Như vậy, việc tạm đình chỉ công việc được thực hiện theo quy định pháp luật lao động. Doanh nghiệp có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.

1 155 lượt xem
Tải về