Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mẫu mới năm 2024
Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là một văn bản nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên nếu không may sau này có tranh chấp xảy ra. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về thanh lý hợp đồng xây dựng như khái niệm, mục đích, các quy định cũng như mẫu biên bản thanh lý hợp đồng để doanh nghiệp có thể tham khảo!
Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng mẫu mới năm 2024
1. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng
Dưới đây là mẫu biên bản thanh lý hợp đồng đối với hợp đồng xây dựng, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp sao cho phù hợp:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
Số: .../TLHĐ
- Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015;
- Căn cứ vào Luật xây dựng 2014;
- Căn cứ vào Hợp đồng xây dựng số: .../... ký ngày .../.../... giữa………….. và…………..
Hôm nay, ngày ... tháng ... năm …, tại ……………..………………………...,
Chúng tôi gồm các bên như sau:
BÊN A (Bên nhận thầu)..................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………….
Đại diện bởi ông/bà: …………………………………….……………………
Chức danh: ………………………………….………………………………..
Số điện thoại: …………………………… Fax: ……………………………..
MST: …………………………….…………………………………………...
BÊN B (Bên giao thầu)..................................................................................
Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………….
Đại diện bởi ông/bà: …………………………………….……………………
Chức danh: ………………………………….………………………………..
Số điện thoại: …………………………… Fax: ……………………………..
MST: …………………………….…………………………………………...
Hai bên thống nhất ký biên bản thanh lý Hợp đồng số: ....../........ ký ngày .../.../... với nội dung sau:
ĐIỀU 1: Chấm dứt hợp đồng
Hai bên thỏa thuận và thống nhất thanh lý hợp đồng xây dựng … nghiệp vụ số: …/…/…/200, ký ngày .../.../… giữa hai bên do nội dung công việc theo Điều 2 của Hợp đồng này đã hoàn thành.
Hợp đồng nêu trên và các phụ lục kèm theo hợp đồng này chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm các bên ký biên bản thanh lý này.
ĐIỀU 2: Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán
Các bên có nghĩa vụ hoàn tất các công việc còn lại sau đây:
- Bên A thanh toán cho bên B số tiền còn lại theo hợp đồng như sau:
- Giá trị hợp đồng trước thuế:
- Thuế VAT
- Giá trị hợp đồng sau thuế
- Phương thức thanh toán: Bên A đồng ý thanh toán cho Bên B khoản tiền trên ……….
ĐIỀU 3:
Bên A đồng ý thanh toán toàn bộ số tiền trên cho Bên B theo như quy định tại Điều 2 của Biên bản này.
Hai bên thống nhất thanh lý Hợp đồng ............. số: .../.../.../200. ký ngày .../..../.... giữa ............ và ...........
Biên bản thanh lý này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ một bản và có giá trị pháp lý như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A Giám đốc |
ĐẠI DIỆN BÊN B Giám đốc |
2. Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là gì?
Biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng là văn bản được lập sau khi hoàn thành các thỏa thuận, giao dịch xây lắp công trình, nhà xưởng… trình bày trong hợp đồng xây dựng. Văn bản nhằm xác nhận việc hoàn tất các vấn đề về quyền và lợi ích của các bên tham gia và cùng đồng ý ký tên.
Dưới đây là các trường hợp thực hiện thanh lý hợp đồng xây dựng theo quy định của pháp luật:
- Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc chấm dứt căn cứ theo Điều 17, Điều 18, Thông tư 09/2016/TT-BXD về hướng dẫn thi công xây dựng công trình (Tạm ngừng hoặc chấm dứt hợp đồng bởi bên nhận thầu/giao thầu).
- Các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng
3. Mục đích thanh lý hợp đồng xây dựng
Việc thanh lý hợp đồng xây dựng đem lại những lợi ích sau:
Thứ nhất, Giúp cho các bên xác định việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu, trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc đó là gì.
Thứ hai, Những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt, chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực.
Thứ ba, Xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng xây dựng hết hiệu lực.
Thứ tư, Giải phóng các quyền và nghĩa vụ đã thực hiện đối với các bên, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.
4. Các quy định và lưu ý trong thanh lý hợp đồng xây dựng
4.1 Thời hạn thanh lý hợp đồng xây dựng theo quy định
Theo nguyên tắc chung, thời hạn thanh lý hợp đồng là do các bên tự thỏa thuận nhưng không được quá 56 ngày kể từ ngày thông báo chấm dứt hợp đồng, ngoại trừ các bên có thỏa thuận khác. Ngoài thời gian này, nếu một bên không làm thủ tục thanh lý hợp đồng thì bên kia được toàn quyền thanh lý.
Tuy nhiên có hai trường hợp ngoại lệ sau đây:
- Hợp đồng xây dựng vốn nhà nước, thời hạn thanh lý hợp đồng là 45 ngày kể từ các bên hợp đồng hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hợp đồng bị chấm dứt theo quy định tại Khoản 2, Điều 145, Luật xây dựng 2014.
- Hợp đồng xây dựng có quy mô lớn việc thanh lý hợp đồng xây dựng có thể được kéo dài nhưng không quá 90 ngày.
4.2 Lưu ý khi lập biên bản thanh lý hợp đồng xây dựng
Khi lập biên bản thanh lý hợp đồng, cần lưu ý những điều sau:
- Khi thanh lý hợp đồng xây dựng cần dựa vào hợp đồng xây dựng đã ký trước đó để xác định mức độ hoàn thành nghĩa vụ của các bên. Để có thể xác nhận được khối lượng các hạng mục công việc đã hoàn thành, cần phải có biên bản nghiệm thu công trình để thẩm định hoặc kiểm tra chất lượng sản phẩm đã đúng với những gì đã thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng trước đó hay không.
- Người đại diện ký biên bản thanh lý hợp đồng cần là người có thẩm quyền.
- Xem lại thỏa thuận đã ký kết tại hợp đồng xây dựng trước đó, các bên tự thỏa thuận sau đó thống nhất các điều khoản trong biên bản thanh lý. Như thông tin bàn giao, nghĩa vụ thanh toán phải được quyết toán tại thời điểm ký biên bản thanh lý.
- Biên bản thanh lý hợp đồng có thể mang đi công chứng để đảm bảo yếu tố pháp lý.
Xem thêm các chương trình khác: