Mẫu hợp đồng khoán việc, giao khoán, thuê khoán mới 2024

Khoán việc là một hình thức khá phổ biến đôi khi ranh giới pháp lý giữa khoán việc/gia công...trong quan hệ lao động nhiều khi không rõ ràng dễ gây hiểu lầm và áp dụng luật dân sự. 

1 352 12/12/2023
Tải về


Mẫu hợp đồng khoán việc, giao khoán, thuê khoán mới 2024

1. Mẫu hợp đồng khoán việc, giao khoán

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC, GIAO KHOÁN

Số: … /20.../HĐDV/VPLSĐMS

Căn cứ Bộ Luật dân sự năm 2015 số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ ……………………………

Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….., tại … chúng tôi gồm có:

Bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên A):

Tên tổ chức: ……………………………

Địa chỉ trụ sở: …………………………

Mã số doanh nghiệp: …………………

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …………………………………

Điện thoại: ………………………………

Email: ……………………………………

Bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên A)

Họ và tên: ………………………………

Năm sinh: …/ …/ …

Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………

Chỗ ở hiện tại: ……………………………

Điện thoại: …………………………………

Email: ……………………………………

Bên cung ứng dịch vụ (sau đây gọi tắt là bên B):

Tên tổ chức: ………………………………………………

Địa chỉ trụ sở: ……………………………………………

Mã số doanh nghiệp: ……………………………………

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: ……………

Chức vụ: …………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………

Email: …………………………………………………

Hai bên thoả thuận và đồng ý ký kết hợp đồng dịch vụ với các điều khoản như sau:

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng

Theo yêu cầu của bên A về việc thực hiện ……… , bên B đảm nhận và thực hiện ………

………………………………………………….……………

Điều 2. Thời hạn thực hiện hợp đồng

Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày … / …/ …

Thời gian dự kiến hoàn thành: là … ngày, kể từ ngày …/ …/ …

Điều 3. Quyền, nghĩa vụ của bên A

1. Quyền của Bên A:

Yêu cầu bên B thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thỏa thuận tại hợp đồng này.

Trường hợp bên B vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Nghĩa vụ của bên A:

Cung cấp cho bên B thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.

Trả tiền dịch vụ cho bên B theo thỏa thuận tại hợp đồng này.

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của bên B:

1. Quyền của bên B:

Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.

Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên A mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên A, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên A, nhưng phải báo ngay cho bên A.

Yêu cầu bên A trả tiền dịch vụ

2. Nghĩa vụ của bên B:

Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm thỏa thuận tại hợp đồng này.

Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên A.

Bảo quản và phải giao lại cho bên A tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc (nếu có).

Báo ngay cho bên A về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.

Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc.

Điều 5. Tiền dịch vụ và phương thức thanh toán:

1. Tiền dịch vụ: Thực hiện công việc tại Điều 1 là: … đồng (Bằng chữ: …), đã bao gồm … % tiền thuế giá trị gia tăng.

2. Phương thức thanh toán: …

Điều 6. Chi phí khác

Chi phí khác hai bên thỏa thuận bổ sung nếu xét thấy cần thiết và đúng quy định của pháp luật.

Điều 7. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ

1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên A thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên B biết trước … ngày. Bên A phải trả tiền dịch vụ theo phần dịch vụ mà bên B đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

2. Trường hợp bên A vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên B có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 8. Phương thực giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Các thoả thuận khác

Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.

Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.

Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.

BÊN A

BÊN B

2. Quy định luật lao động về hợp đồng khoán việc?

Câu hỏi:

Hợp đồng từng năm đối với người đã hưu trí để làm nghiệm thu chương trình phát sóng cho đài truyền hình, hiện đã sang năm thứ 5, mà lại ghi là HĐ khoán việc:
1- Hợp đồng này có phạm luật lao động và hợp đồng này có được coi là HĐLĐ không ?
2. Người có HĐ này có được nghỉ phép năm theo luật lao động không?

Trả lời:

Căn cứ quy định của Bộ luật lao động năm 2019 và theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin đi vào trao đổi về hai vấn đề chính:

Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

Bộ luật lao động 2019 không quy định cụ thể về hợp đồng khoán việc, tuy nhiên, hợp đồng khoán việc được coi như một giao dịch dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.

3. Quy định của luật lao động về hợp đồng khoán việc ?

Câu hỏi:

Công ty tôi khoán việc cho một nhóm CB-CNV trong thời hạn 02 tháng, hưởng lương khoán. Như vậy trong thời gian khoán việc đó có tính phép năm hay không?

Trả lời:

Căn cứ quy định của Bộ luật lao động năm 2019 và theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin đi vào trao đổi về hai vấn đề chính:

Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

Bộ luật lao động 2019 không quy định cụ thể về hợp đồng khoán việc, tuy nhiên, hợp đồng khoán việc được coi như một giao dịch dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.

4. Chuyển người lao động sang hình thức khoán việc đúng hay sai ?

Câu hỏi:

Trường hợp là người lao động đã ký HĐLĐ không thời hạn và đã công tác được 5 năm có thể bị chuyển sang theo hình thức khoán việc không a? Ví dụ tôi đang hưởng lương và đầy đủ chế độ bị chuyển sang khoán là đúng hay sai?

Trả lời:

Khi công ty đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với bạn thì việc công ty tự ý chuyển hợp đồng lao động với bạn sang hợp đồng theo hình thức khoán việc mà không có sự thỏa thuận lại với người lao động hay không thuộc các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019 là vi phạm quy định của pháp luật về lao động.

Về phía công ty, về mặt bản chất, công ty được quyền điều chuyển bạn sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, tuy nhiên, đó là sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động đã ký trước đó, chứ không phải là ký một hợp đồng khoán việc, như vậy, hành vi của công ty lúc này là hoàn toàn sai.

Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.

1 352 12/12/2023
Tải về