Mẫu hợp đồng giảng dạy cho giáo viên, giảng viên mới nhất 2024

Cũng giống như những hợp đồng khác, hợp đồng giảng dạy cho giáo viên, giảng viên là văn bản ghi nhận sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Vậy mẫu hợp đồng giảng dạy quy định như thế nào?

1 358 10/01/2024
Tải về


Mẫu hợp đồng giảng dạy cho giáo viên, giảng viên mới nhất 2024

1. Mẫu hợp đồng giảng dạy cho giáo viên, giảng viên mới nhất

HỢP ĐỒNG GIẢNG DẠY

Số: ............../HĐGD

Hôm nay, ngày ....... tháng ...... năm .......... Tại ...............................................................................

BÊN A: TRƯỜNG ĐẠI HỌC / TRƯỜNG TIỂU HỌC / TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ / TRUNG HỌC PHỔ THÔNG...........................

Địa chỉ:...........................................................................................................................................

Điện thoại: .......................................... Fax: ...................................................................................

Mã số thuế: ......................................... ..........................................................................................

Ông/Bà: .................................Sinh năm: ......................................................................... đại diện.

Chức vụ: ........................................................................................................................................

BÊN B: Ông/Bà (Học hàm, học vị) ................................................................................................

Sinh năm: .....................................................................................................................................

Đơn vị công tác: .............................................................................................................................

Điện thoại: .....................................................................................................................................

Số CMND: .....................................................................................................................................

Mã số thuế: ....................................................................................................................................

Địa chỉ liên lạc:...............................................................................................................................

Cùng thỏa thuận, thực hiện các điều khoản sau:

Điều 1. Bên B đồng ý giảng dạy cho bên A theo các nội dung, yêu cầu sau:

1. Tên học phần/Tên môn học: ............................................................................................................................

Thời gian dạy: Từ ....../......./....... đến ....../......./........ Địa điểm:. .....................................................

Số tiết LT: .......... Số tiết TH: ....... Lớp dạy: ........................... Sĩ số.................................................

2. Tên học phần/Tên môn học: ............................................................................................................................

Thời gian dạy: Từ ....../......./....... đến ....../......./........ Địa điểm:. .....................................................

Số tiết LT: .......... Số tiết TH: ....... Lớp dạy: ........................... Sĩ số.................................................

3. Tên học phần/Tên môn học: ............................................................................................................................

Thời gian dạy: Từ ....../......./....... đến ....../......./........ Địa điểm:. .....................................................

Số tiết LT: .......... Số tiết TH: ....... Lớp dạy: ........................... Sĩ số.................................................

4. Tổng số tiết lý thuyết và thực hành đã quy đổi (nếu có) ........ Tổng sĩ số: .......................................

Điều 2. Trách nhiệm của mỗi bên

1. Trách nhiệm của bên B

a) Giảng dạy theo đúng đề cương/tài liệu/giáo án chi tiết học phần/môn học. Trong buổi đầu lên lớp phải cung cấp cho học sinh/ sinh viên tên tài liệu tham khảo của từng môn học/từng học phần. Quản lý lớp học theo Quy chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo và các quy định liên quan của Trường Đại học/ Trường trung học/Trường tiểu học .........

b) Sau khi kết thúc giảng dạy nộp cho Bộ môn quản lý học phần Danh sách học sinh/sinh viên/học viên có điểm kiểm tra và được dự thi kết thúc học phần/môn học theo quy chế, 5 đề thi kết thúc học phần (kèm theo thang điểm, đáp án) ghi rõ thời gian làm bài, điều kiện làm bài.

c) Nhận bài chấm thi tại Bộ môn, nộp điểm thi, bài thi kèm đề thi và đáp án cho Bộ môn sau 5 ngày từ khi nhận bài thi (nếu được yêu cầu chấm bài thi).

d) Có trách nhiệm nộp thuế thu nhập theo quy định của nhà nước.

Trách nhiệm của bên A

e) Trưởng Bộ môn quản lý môn học có trách nhiệm cung cấp cho bên B đề cương chi tiết môn học/học phần và lịch trình giảng dạy...

f) Thanh toán cho bên B các khoản phụ cấp sau:

- Phụ cấp giảng dạy và chấm bài:

+ Tổng số tiết :............. x ......... /tiết =..................

+ Chấm bài:............... x .......... /bài =...............

- Phụ cấp đi lại: Từ: ......... đến:............. =...............

+ Chi phí đi lại 2 đầu ga:................. =..............

+ Phụ cấp ăn, ở trong thời gian giảng dạy:

+ Phụ cấp ăn: .............. đ/ngày x ..............ngày =.................

+ Phụ cấp ở: .............. đ/ngày x ..............ngày =................

- Tổng cộng số tiền phải thanh toán là: Bằng số: ..................................................................

(Bằng chữ: .......................................................................................................................)

Điều 3: Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng

1. Trường hợp Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;

2. Trường hợp Bên B đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Điều 4: Bồi thường thiệt hại

Khi các bên không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng gây ra hậu quả thì phải bồi thường....khoản tiền tương ứng với thiệt hại xảy ra.

Điều 5: Cam kết thực hiện:

- Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết.

- Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn phát sinh mỗi bên phải có trách nhiệm thông báo cho nhau và cùng bàn bạc để thực hiện tốt Hợp đồng, bên nào vi phạm các điều khoản đã ký kết phải chịu trách nhiệm trước nhà trường và xử lý theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế.

- Hợp đồng này lập thành 03 bản (mỗi bên 01 bản, phòng Kế hoạch-Tài chính 01 bản).

Điều 6. Hiệu lực của hợp đồng giảng dạy

- Hợp đồng giảng dạy được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

- Từ thời điểm hợp đồng giảng dạy có hiệu lực; các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi; hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên; hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 7. Phụ lục hợp đồng giảng dạy

- Hợp đồng giảng dạy có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

- Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng; thì điều khoản này không có hiệu lực; trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng; thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

Điều 8. Chấm dứt hợp đồng giảng dạy

Hợp đồng giảng dạy chấm dứt trong trường hợp sau đây:

- Hợp đồng đã được hoàn thành;

- Theo thỏa thuận của các bên;

- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

- Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

- Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật Dân sự 2015.

- Và các trường hợp khác do luật quy định.

GIÁM HIỆU BÊN A BÊN B

2. Nghiệm thu thanh lý và thanh toán hợp đồng

PHẦN NGHIỆM THU THANH LÝ VÀ THANH TOÁN HỢP ĐỒNG

Hôm nay, ngày ...... tháng ...... năm ....... Tại Phòng Đào tạo ĐH-SĐH, Trường ĐH ......................

Đại diện bên A: Ông/Bà ........................................................... Trưởng phòng Đào tạo ĐH-SĐH.

Đại diện bên B: Ông/Bà ............................................................................................................

Đã nghiệm thu thanh lý Hợp đồng ký ngày ..... tháng ....... năm ....... , trên cơ sở các nội dung sau:

1- Thực hiện thời gian, kế hoạch giảng dạy:................................................................................

2- Đảm bảo nội dung giảng dạy:.................................................................................................

3- Thực hiện các quy định quản lý lớp học:.................................................................................

4- Thực hiện quy chế kiểm tra đánh giá:.....................................................................................

(Các nội dung từ 1-4: Trưởng Bộ môn quản lý môn học đánh giá và ký xác nhận dưới đây)

Kết luận:....................................................................................................................................

Số tiền được thanh toán:...................... Đã ứng:..................... Còn lại:........................................

TRƯỞNG BỘ MÔN BÊN A BÊN B

Phần nghiệm thu và thanh toán hợp đồng được thực hiện khi hết thời hạn hợp đồng đã thỏa thuận. Phần này cần ghi rõ thời gian thực hiện giảng dạy, nội dung giảng dạy đảm bảo hay không, các quy định quản lý lớp học được thực hiện như thế nào, kết luận như thế nào và ghi rõ số tiền được thanh toán.

3. Mẫu hợp đồng giảng dạy là gì?

Mẫu hợp đồng giảng dạy cho giáo viên và giảng viên là bản hợp đồng được ký kết giữa ban giám hiệu nhà trường, Hiệu trưởng.. cùng với giáo viên, giảng viên tham gia giảng dạy. Trong mẫu hợp đồng giảng dạy sẽ nêu đầy đủ các thông tin về lý lịch của các bên cũng như quyền và lợi ích của các bên do các bên thoả thuận cùng với một vài điều khoản khác liên quan. Theo đó giáo viên, giảng viên sẽ thực hiện hoạt động giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên theo thoả thuận đã giao kết và được trả mức tiền lương, trợ cấp phù hợp.

4. Nội dung cơ bản của hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên?

Nội dung cơ bản của hợp đồng giảng dạy dành cho giáo viên, giảng viên bao gồm các nội dung sau:

  • Thông tin chủ thể các bên giao kết;
  • Các yêu cầu đối với nội dung giảng dạy: bao gồm tên học phần, thời gian dạy, số tiết lý thuyết, số tiết thực hành, lớp dạy và sĩ số;
  • Trách nhiệm của mỗi bên: trách nhiệm của bên giảng dạy phải dạy đúng theo yêu cầu và trách nhiệm của bên nhà trường về việc cung cấp tài liệu, chi phí;
  • Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng;
  • Quy định về bồi thường thiệt hại;
  • Cam kết thực hiện của hai bên;
  • Kèm theo hợp đồng là phần nghiệm thu thanh lý và thanh toán hợp đồng.

5. Cơ sở giáo dục nào thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo?

Căn cứ Điều 74 Luật giáo dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục như sau:

1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.

3. Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở giáo dục sẽ thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo của mình trong đó bao gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

1 358 10/01/2024
Tải về