Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa logistics đầy đủ nhất năm 2024
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa logistics bao gồm dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác đi liền nhằm hỗ trợ hàng hóa tới đích cuối cùng. Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa logistics cần cho bên thuê và bên cung cấp dịch vụ khi có nhu cầu.
Mẫu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa logistics đầy đủ nhất năm 2024
1. Mẫu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa logistics 2024
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------------
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
(Số: ....................../HĐVCHH)
Hôm nay, ngày ............. tháng ............. năm ................., Tại .............
Chúng tôi gồm có:
BÊN CHỦ HÀNG (BÊN A): ..............................................................
Địa chỉ: .................................................................................................
Điện thoại: ............................................................................................
Fax: .........................................................................................................
Mã số thuế: .............................................................................................
Tài khoản số: .........................................................................................
Do ông (bà): ......................................................................................
Chức vụ: ........................................................................ làm đại diện.
BÊN VẬN CHUYÊN (BÊN B): Công ty…………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………
Điện thoại:……………………………………………………………………
Fax: ......................................................................................................
Mã số thuế: ...........................................................................................
Tài khoản số: .........................................................................................
Do ông (bà): ..........................................................................................
Chức vụ: ........................................................................... làm đại diện.
Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:
ĐIỀU 1: HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN
1.1. Tên hàng : Bên A thuê bên B vận tải những hàng hóa sau:
1.2. Tính chất hàng hóa:
Bên B cần lưu ý bảo đảm cho bên A những loại hàng sau được an toàn:
a) ................................................... (1) hàng cần giữ tươi sống: .......................
b) ............................. hàng cần bảo quản không để biến chất: ......................... (2)
c) ........................... hàng nguy hiểm cần che đậy hoặc để riêng: .......................
d) .......................... hàng dễ vỡ: ....................................................................
e) .......................... súc vật cần giữ sống bình thường: .................................
1.3. Đơn vị tính đơn giá cước: ...................................................................... (3)
ĐIỀU 2: ĐỊA ĐIỂM NHẬN HÀNG VÀ GIAO HÀNG
2.1. Bên B đưa phương tiện đến nhận hàng tại (kho hàng) .................. (4) do bên A giao.
2.2. Bên B giao hàng cho bên A tại địa điểm ................................................... (5)
ĐIỀU 3: ĐỊCH LỊCH THỜI GIAN GIAO NHẬN HÀNG
STT |
Tên hàng |
Nhận hàng |
Giao hàng |
Ghi chú |
||||
Số lượng |
Địa điểm |
Thời gian |
Số lượng |
Địa điểm |
Thời gian |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐIỀU 4: PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
4.1. Bên A yêu cầu bên B vận tải số hàng trên bằng phương tiện ...................
Phải có những khả năng cần thiết như :
- Tốc độ phải đạt .................. km/ giờ.
- Có mái che ....................................................................................................
- Số lượng phương tiện là: .............................................................................
4.2. Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải để bảo đảm vận tải trong thời gian là: .............
4.3. Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tịên đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải.
4.4. Bên B phải làm vệ sinh phương tiện vận tải khi nhận hàng, chi phí vệ sinh phương tiện vận tải sau khi giao hàng bên A phải chịu là ...................... đồng (Bằng chữ: ...........................)
4.5. Sau khi bên B đưa phương tiện đến nhận hàng mà bên A chưa có hàng để giao sau: .......... phút thì bên A phải chứng nhận cho bên B đem phương tiện về và phải trả giá cước của loại hàng thấp nhất về giá vận tải theo đoạn đường đã hợp đồng. Trong trường hợp không tìm thấy người đại diện của bên A tại địa điểm giao hàng, bên B chờ sau .......... Phút, có quyền nhờ Ủy ban nhân dân cơ sở xác nhận phương tiện có đến và cho phương tiện về và yêu cầu thanh toán chi phí như trên.
4.6. Bên B có quyền từ chối không nhận hàng nếu bên A giao hàng không đúng loại hàng ghi trong vận đơn khi xét thấy phương tiện điều động không thích hợp với loại hàng đó, có quyền yêu cầu bên A phải chịu phạt ..........% giá trị tổng cước phí.
4.7. Trường hợp bên B đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao nhận phải chịu phạt hợp đồng là: ............. đồng/ giờ.
ĐIỀU 5: GIẤY TỜ CHO VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
5.1. Bên B phải làm giấy xác báo hàng hóa (phải được đại diện bên B ký, đóng dấu xác nhận) trước ......... giờ so với thời điểm giao hàng.
Bên B phải xác báo lại cho bên A số lượng và trọng tải các phương tiện có thể điều động trong 24 giờ trước khi bên A giao hàng. Nếu bên A không xác báo xin phương tiện thì bên B không chịu trách nhiệm.
5.2. Các giấy tờ khác nếu có.
ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIAO NHẬN HÀNG HÓA
6.1. Hai bên thỏa thuận nhận hàng theo phương thức sau:
Lưu ý: Tùy theo từng loại hàng và tính chất phương tiện vận tải mà thỏa thuận giao nhận theo một trong các phương thức sau:
- Nguyên đai, nguyên kiện, nguyên bao.
- Theo trọng lượng, thể tích.
- Theo nguyên hầm hay container.
- Theo ngấn nước của phương tiện vận tải thủy.
6.2. Bên A đề nghị bên B giao hàng theo phương thức:
.................................................................................................................
.................................................................................................................
ĐIỀU 7: TRÁCH NHIỆM XẾP DỠ HÀNG HÓA
7.1. Bên B (A) có trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa.
Chú ý:
- Tại địa điểm có thể tổ chức xếp dỡ chuyên trách thì chi phí xếp dỡ do bên A chịu.
- Trong trường hợp bên A phụ trách xếp dỡ (không thuê chuyên trách) thì bên vận tải có trách nhiệm hướng dẫn về kỹ thuật xếp dỡ.
7.2. Thời gian xếp dỡ giải phóng phương tiện là ........... giờ.
Lưu ý : Nếu cần xếp dỡ vào ban đêm, vào ngày lễ và ngày chủ nhật bên A phải báo trước cho bên B ....... giờ, phải trả chi phí cao hơn giờ hành chính là ......... đồng/giờ (tấn).
7.3. Mức thưởng phạt
- Nếu xếp dỡ xong trước thời gian quy định và an toàn thì bên ........... sẽ thưởng cho bên .......... số tiền là ............ đồng/giờ.
- Xếp dỡ chậm bị phạt là: .............. đồng/ giờ.
- Xếp dỡ hư hỏng hàng hóa phải bồi thường theo giá trị thị trường tự do tại địa điểm bốc xếp.
ĐIỀU 8: GIẢI QUYẾT HAO HỤT HÀNG HÓA
- Nếu hao hụt theo quy định dưới mức ......... % tổng số lượng hàng thì bên B không phải bồi thường.
- Hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên B phải bồi thường cho bên A theo giá trị thị trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp tải).
ĐIỀU 9: NGƯỜI ÁP TẢI HÀNG HÓA (Nếu có)
9.1. Bên A cử ............. người theo phương tiện để áp tải hàng.
Lưu ý: Các trường hợp sau đây bên A buộc phải cử người áp tải:
- Hàng quý hiếm: vàng, kim cương, đá quý...
- Hàng tươi sống đi đường phải ướp;
- Súc vật sống cần cho ăn dọc đường;
- Hàng nguy hiểm;
- Các loại súng ống, đạn dược;
- Linh cửu, thi hài.
9.2. Người áp tải có trách nhiệm bảo vệ hàng hóa và giải quyết các thủ tục kiểm tra liên quan đến hàng hóa trên đường vận chuyển.
9.3. Bên B không phải chịu trách nhiệm hàng mất mát nhưng phải có trách nhiệm điều khiển phương tiện đúng yêu cầu kỹ thuật để không gây hư hỏng, mất mát hàng hóa. Nếu không giúp đỡ hoặc điều khiển phương tiện theo yêu cầu của người áp tải nhằm giữ gìn bảo vệ hàng hóa hoặc có hành vi vô trách nhiệm khác làm thiệt hại cho bên A thì phải chịu trách nhiệm theo phần lỗi của mình.
ĐIỀU 10: THANH TOÁN PHÍ VẬN TẢI (6)
10.1. Tiền cước phí chính mà bên A phải thanh toán cho bên B bao gồm:
- Loại hàng thứ nhất là: ............. Đồng.
- Loại hàng thứ hai là: ............... đồng.
- ...
Tổng cộng cước phí chính là: ............... đồng.
10.2. Tiền phụ phí vận tải bên A phải thanh toán cho bên B gồm:
- Phí tổn điều xe một số quãng đường không chở hàng là ............. đồng/ km.
- Cước qua phà là ............... đồng.
- Chi phí chuyển tải là ............... đồng.
- Phí tổn vật dụng chèn lót là .............. đồng.
- Chuồng cũi cho súc vật là ................ đồng.
- Giá chênh lệch nhiên liệu tổng cộng là .............. đồng.
- Lệ phí bến đổ phương tiện là ............... đồng.
- Kê khai trị giá hàng hóa ............... đồng.
- Cảng phí ............... đồng.
- Hoa tiêu phí .............. đồng.
10.3. Tổng cộng cước phí bằng số: ................... (Bằng chữ: ..................)
10.4. Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức sau:
...............................................................................................................
..............................................................................................................
ĐIỀU 11: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
11.1. Quyền và nghĩa vụ của bên A
a) Nghĩa vụ của bên A:
- Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên B theo đúng thời hạn, phương thức đã thoả thuận;
- Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thoả thuận. Trong trường hợp bên A trông coi tài sản mà tài sản bị mất mát, hư hỏng thì không được bồi thường.
- Bên A phải bồi thường thiệt hại cho bên B và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
b) Quyền của bên A:
- Yêu cầu bên B chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thoả thuận;
- Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển;
- Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại.
11.2. Quyền và nghĩa vụ của bên B
a) Nghĩa vụ của bên B:
- Bảo đảm vận chuyển hàng hóa đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn;
- Trả tài sản cho người có quyền nhận;
- Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thoả thuận khác;
- Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại cho bên A trong trường hợp bên B để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
b) Quyền của bên B:
- Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác;
- Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thoả thuận trong hợp đồng;
- Yêu cầu bên A thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn;
- Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên B biết hoặc phải biết;
- Yêu cầu bên A bồi thường thiệt hại.
ĐIỀU 12: ĐĂNG KÝ BẢO HIỂM
- Bên A phải chi phí mua bảo hiểm hàng hóa.
- Bên B chi phí mua bảo hiểm phương tiện vận tải với chi nhánh Bảo Việt.
ĐIỀU 13: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (Nếu có)
.......................................................................................................
.......................................................................................................
ĐIỀU 14: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
14.1. Bên nào vi phạm hợp đồng, một mặt phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng, mặt khác nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến như mất mát, hư hỏng, tài sản phải chi phí để ngăn chặn hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra.
14.2. Nếu bên A đóng gói hàng mà không khai hoặc khai không đúng sự thật về số lượng, trọng lượng hàng hóa thì bên A phải chịu phạt đến .......... % số tiền cước phải trả cho lô hàng đó.
14.3. Nếu bên B có lỗi làm hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì:
- Trong trường hợp có thể sửa chữa được nếu bên A đã tiến hành sửa chữa thì bên B phải đài thọ phí tổn.
- Nếu hư hỏng đến mức không còn khả năng sửa chữa thì hai bên thỏa thuận mức bồi thường hoặc nhờ cơ quan chuyên môn giám định và xác nhận tỷ lệ bồi thường.
14.4. Nếu bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán tổng cước phí vận chuyển thì phải chịu phạt theo mức lãi suất chậm trả của tín dụng ngân hàng là ......... % ngày (hoặc tháng) tính từ ngày hết hạn thanh toán.
14.5. Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới .......... % giá trị phần tổng cước phí dự chi.
14.6. Nếu hợp đồng này có một bên nào đó gây ra đồng thời nhiều loại vi phạm, thì chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo các mức phạt mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng này, trừ các loại trách hiệm bồi thường khi làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa lúc vận chuyển.
ĐIỀU 15: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Các bên cam kết cùng nhau thực hiện hợp đồng. Nếu trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc các bên sẽ trao đổi trên tinh thần hợp tác, trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì việc tranh chấp sẽ được phán quyết bởi tòa án.
ĐIỀU 16: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ......... tháng ......... năm ............ đến ngày ......... tháng ........ năm ............
Hai bên sẽ họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng vận chuyển hàng hóa này vào ngày .......... tháng .......... năm.
Hợp đồng được lập thành .......... (...........) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A |
ĐẠI DIỆN BÊN B |
2. Khái quát về hợp đồng dịch vụ logistics
Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận theo đó một thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Trên thế giới, dịch vụ logistics dā xuất hiện từ rất lâu kể từ khi con người biết tích trữ, phân chia lương thực, biết trao đổi, vận chuyển các sản phẩm mình làm ra. Tuy nhiên thuật ngữ logistics mới được sử dụng trong vài thế kỷ gân dây. Ban đầu, logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần - lưu trữ, vận chuyển, cung cấp kịp thời quân trang, quân dụng, lương thực cho các đội quân tham chiến.
Sau đó, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, khi khối lượng hàng hóa và sản phẩm vật chất được sản xuất ra ngày càng nhiều mà khoảng cách trong các lǐnh vực cạnh tranh truyền thống như chất lượng hàng hóa hay giá cả ngày càng thu hẹp, các nhà sản xuất đã chuyển sang cạnh tranh về quản lý hàng tồn kho, tốc độ giao hàng, hợp lý hóa quá trình lưu chuyển nguyên nhiên vật liệu và bán thành phẩm. từ đó logistics được áp dụng sang cả lĩnh vực kinh tế, lan truyền khắp các quốc gia trên thế giới và trở thành thuật ngữ chuyên ngành để chỉ một hoạt động thương mại đặc thù.
3. Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá trong kinh doanh logistics
Điều 239, Luật Thương mại năm 2005 quy định cụ thể về điều này như sau:
Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền cầm giữ một số lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ liên quan đến số lượng hàng hoá đó để đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho khách hàng.
Sau thời hạn bốn mươi lăm ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ hàng hoá hoặc chứng từ liên quan đến hàng hoá, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá hoặc chứng từ đó theo quy định của pháp luật;
Trường hợp hàng hoá có dấu hiệu bị hư hỏng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có quyền định đoạt hàng hoá ngay khi có bất kỳ khoản nợ đến hạn nào của khách hàng.
Tuy nhiên trước khi định đoạt hàng hoá, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phải thông báo ngay cho khách hàng biết về việc định đoạt hàng hoá đó. Mọi chi phí cầm giữ, định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu.
Bên cạnh đó thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics còn được sử dụng số tiền thu được từ việc định đoạt hàng hoá để thanh toán các khoản mà khách hàng nợ mình và các chi phí có liên quan;
Nếu số tiền thu được từ việc định đoạt vượt quá giá trị các khoản nợ thì số tiền vượt quá phải được trả lại cho khách hàng.
Và cũng kể từ thời điểm đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá hoặc chứng từ đã được định đoạt.
Xem thêm các chương trình khác: