Mẫu tờ trình mới nhất 2024 và các lưu ý khi soạn tờ trình

Tờ trình là văn bản hành chính thường được dùng nhiều trong cơ quan, đơn vị. Sau đây Vietjack.me giới thiệu mẫu tờ trình và cách viết tờ trình theo quy định của pháp luật hiện nay:

1 381 04/01/2024
Tải về


Mẫu tờ trình mới nhất 2024 và các lưu ý khi soạn tờ trình

1. Mẫu tờ trình thường dùng, thông dụng nhất

Tên Cơ Quan

------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

........, ngày ....... tháng ........ năm ...........

TỜ TRÌNH

VỀ.......(1)...............

Kính gửi: .........................................(2).............................

............................................................................................

...........................................................................................

.............................................................................................

...............................................................................................

..............................................................................................

Nơi nhận:

- Lưu văn thư

- Như trên

Thủ trưởng cơ quan/đơn vị

(ký và ghi rõ họ tên)

(1) Tóm tắt nội dung tờ trình

(2) Tên cơ quan tờ trình

2. Tờ trình là gì?

Tờ trình là một văn bản được sử dụng trong nội bộ của cơ quan, doanh nghiệp, nhưng chủ yếu sử dụng trong cơ quan Nhà nước.

Tờ trình cơ thể hiểu là một văn bản dùng để trình bày, đề xuất với cấp trên một sự việc, đề xuất phê chuẩn một chủ trương, một giải pháp... để xin kết luận, chỉ đạo của cấp trên.

Viết tờ trình không phải việc khó nhưng yêu cầu người viết phải trình bày đầy đủ các nội dung cần có như: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tờ trình, nội dung mẫu tờ trình, lý do viết tờ trình.

Ngoài ra, cần có cá phương pháp kiến nghị đến cấp trên nhằm xin được xét duyệt một chính sách hoặc hỗ trợ kinh phí để thực hiện một việc hay dự án nào đó.

Tờ trình phải có chữ ký và cam kết của người trình bày.

Nội dung tờ trình thường có bố cục gồm 3 phần:

+ Phần 1: Phần mở đầu nêu rõ lý do cần phải làm tờ trình;

+ Phần 2: Đưa ra các ý kiến đề xuất.

+ Phần 3: Kiến nghị cấp trên cho phép, hỗ trợ các điều kiện để thực hiện đề xuất.

3. Các loại tờ trình thông dụng

Các mẫu tờ trình đề nghị là vô cùng phong phú. Tùy vào mục đích của người viết mà có các mẫu tờ trình như sau:

+ Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, mẫu tờ trình đề nghị bổ nhiệm, mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa, mẫu tờ trình dùng để giới thiệu về nhân sự, mẫu tờ trình phê duyệt dự án,

+ Mẫu tờ trình xin kinh phí công đoàn

+ Mẫu tờ trình xin tuyển dụng nhân sự

+ Mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ

+ Mẫu tờ trình miễn nhiễm chức danh

+ Mẫu tờ trình nhân sự

+ Mẫu tờ trình về xin kinh phí,...

4. Kỹ năng viết tờ trình phổ biến

Các viết tờ tình rất có thể là không dễ dàng với nhiều người. Khi lên nội dung tờ trình bạn cần phải nắm được những yêu cầu khi soạn thảo tờ trình, bố cục tờ trình đó như thế nào là hợp lý nhất và chuẩn theo mẫu, cũng như những lưu ý cơ bản khi viết tờ trình. Tham khảo ngay những nội dung dưới đây để có những kiến thức cơ bản nhưng không kém quan trọng về mẫu tờ trình nhé.

4.1. Yêu cầu khi soạn thảo tờ trình

a, Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được các nhu cầu bức thiết của vấn đề cần trình duyệt.

b, Nêu các chủ đề xin phê chuẩn phải rõ ràng, cụ thể.

c, Các kiến nghị phải hợp lý

d, Phân tích các khả năng và trình bày khái quát phương án phát triển mạnh, khắc phục khó khăn.

4.2 Bố cục tờ trình

Cũng giống như các văn bản hành chính thông dụng khác, thông thường tờ trình cũng có kết cấu gồm 3 phần:

- Phần 1: Phần dẫn đề. Thực chất, đây giống như mở bài của một văn bản. Trong phần này, người viết phải nêu một cách ngắn gọn, khái quát nhất về bối cảnh, tình hình và phân tích tính quan trọng của bối cảnh, tình hình đó làm cơ sở dẫn tới "đề xuất" cần được thực hiện trong phần nội dung chính==> Khái quát lại, đây là phần nêu vấn đề.

- Phần 2: Đây là nội dung chính của tờ trình. Trong phần này, người viết đề xuất phương án, phân tích các đề xuất và phương án ( nếu cần thiết để tăng tính thuyết phục)... Có thể nêu hết nội dung đề xuất trong một văn bản hoặc nêu ý chính và trình bày chi tiết ra một phụ lục kèm tờ trình.

- Phần 3: Phàn kết thúc: Trong phần này, người viết có thể lựa chọn các phương pháp kết đề như nêu ý nghĩa, giá trị của đề xuất mong cấp trên xem xét, nêu mong muốn kiến nghị cấp trên hỗ trợ về kinh phí,...

5. Kỹ thuật viết tờ trình

- Trong phần nêu lý do, căn cứ: Cần dùng cách hành văn để thực hiện được nhu cầu khách quan, hoàn cảnh thực tế đòi hỏi.

- Phần đề xuất: Cần dùng ngôn ngữ và cách hành văn có tính thuyết phục cao nhưng rất cụ thể, rõ ràng, tránh phân tích chung chung, khó hiểu. các luận cứ phải lựa chọn điển hình từ các tài liệu có độ tin cậy cao, khi cần phải xác minh để bảo đảm sự kiện và số liệu trung thực.

Nêu rõ các lợi ích, các khó khăn trong các phương án, tránh nhận xét chủ quan thiên vị:

- Các kiến nghị: Phải xác đáng, văn phong lịch sự, nhã nhặn, luận chứng phải chặt chẽ, nội dung đề xuất phải bảo đảm tính khả thi mới tạo ra niềm tin nội tâm cho cấp trê phê duyệt. Tờ trình có thể đính kèm các bản phụ lục để minh họa thêm cho các phương án được đề xuất kiến nghị trong tờ trình.

6. Lưu ý khi soạn thảo tờ trình

Bên cạnh tất cả những thông tin liên quan đến soạn thảo tờ trình đã được đề cập ở các mục bên trên, một số những lưu ý cho các bạn đọc khi soạn thảo tờ trình như sau:

- Về hình thức, tờ trình là một trong các loại văn bản hành chính nên về thể thức kỹ thuật trình bày, cần tuân thủ các quy định của pháp luật về soạn thảo văn bản tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác Văn thư do chính phủ ban hành ngày 05/05/2020.

- Nội dung của tờ trình, tờ trình thường có cấu trúc ba phần như nội dung bên trên. Tuy nhiên, không nhất thiết phải ghi rõ các phần.

Ngoài ra, cần lưu ý về lối diễn đạt và ngôn ngữ sử dụng trong tờ trình. Đây là một trong các văn bản hành chính nhà nước, tuy là dạng văn bản nghị luận nhưng tờ trình không mang tính học thuật như các bài viết. tờ trình mang tính thực tiễn.

Do vậy, nội dung trình bày trong tờ trình cần hết sức ngắn gọn, diễn đạt rõ ý, rõ ràng, mạch lạc, không lan man, phân tích nội dung thực tế và không cần sử dụng quá nhiều biện pháp tu từ. ngôn ngữ cũng phải trang trọng lịch sự, dễ hiểu, không đa nghĩa và thể hiện rõ ý mà người viết đề xuất mong muôn.

1 381 04/01/2024
Tải về