Công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, chuyển tiền dư năm 2024

Công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, chuyển tiền dư? Chuyển tiền nhầm có lấy lại được không? Trách nhiệm pháp lý khi không hoàn trả tiền chuyển nhầm? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1 224 07/01/2024
Tải về


Công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, chuyển tiền dư năm 2023

1. Công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, chuyển tiền dư là gì?

Thực trạng chuyển tiền nhầm hay chuyển dư tiền diễn ra khá phổ biến hiện nay. Khi phát hiện ra tiền bị chuyển nhầm hay chuyển dư, đối tượng là người chuyển cần phải chuẩn bị công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm. Mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, chuyển tiền dư cũng chính vì thế mà được sử dụng khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, chuyển tiền dư có những ý nghĩa cũng như đóng góp các vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống.

2. Mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư

CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC
Số: …/CV – …

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–oOo—–

CÔNG VĂN

(V.v: Đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm)

Kính gửi: ……

– Tên Doanh nghiệp: ……

– Mã số thuế: ……

– Địa chỉ trụ sở: ……

– Số điện thoại: …… Số Fax: ……

– Đại diện: Ông/Bà ….. Chức vụ: ……

Căn cứ theo Hợp đồng số: ….. đã ký ngày …. tháng …..năm ….. giữa Công ty ….. và Công ty …… đã thoả thuận và thống nhất về Điều khoản Thanh toán, chúng tôi đã chuyển khoản thanh toán hợp đồng theo quy định vào ngày ….. tháng ….. năm …..

Tuy nhiên, thay vì chỉ chuyển khoản thanh toán số tiền theo hợp đồng là …. đồng (Bằng chữ: ……. đồng ), nhưng do sơ suất trong việc làm giấy tờ thanh toán, kế toán của công ty chúng tôi đã thực hiện chuyển nhầm số tiền là: ….. đồng (Bằng chữ: …. đồng ). Vì vậy, chúng tôi đã chuyển dư cho Công ty ….. số tiền: ……. Đồng (Bằng chữ: …..đồng)

Nay, Công ty ….. làm công văn này đề nghị Quý Công ty …… kiểm tra và chuyển lại cho Công ty …. số tiền đã chuyển thừa như trên để chúng tôi thuận tiện trong việc kiểm tra và đối chiếu sổ sách kế toán cũng như thực hiện các báo cáo gửi đến Cơ quan Thuế quản lý.

Kính mong Quý Công ty …. xem xét và sớm hồi đáp.

Trân trọng cảm ơn./.

Nơi nhận:
– Như trên
– Lưu VT

….., ngày ….. tháng ….. năm ….

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/DOANH NGHIỆP/TỔ

3. Hướng dẫn cách soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư

– Phần mở đầu:

+ Thông tin của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.

+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.

+ Tên biên bản cụ thể là công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thông tin công ty nơi nhận tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư.

+ Căn cứ theo Hợp đồng.

+ Số tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư.

+ Đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư.

+ Lời cảm ơn.

– Phần cuối biên bản:

+ Thông tin nơi nhận công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm.

+ Thông tin về thời gian và địa điểm lập công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm.

+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của đại diện cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm.

4. Một số nguyên nhân khiến các chủ thể phải soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư

Một số những nguyên nhân khiến các chủ thể phải soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư cụ thể đó là:

– Thứ nhất: Chuyển tiền sai tên người nhận là một nguyên nhân khiến các chủ thể phải soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư:

Trên thực tế thì trường hợp xảy ra chuyển tiền sai tên người nhận khá phổ biến, các chủ thể đã nhập đúng tài khoản nhưng lại sai tên người nhận thì giao dịch sẽ không thành công, số tiền bị chuyển sai sẽ được hoàn về tài khoản của các chủ thể đó. Nếu sau vài ngày mà ngân hàng vẫn chưa liên hệ thì có nghĩa số tiền đó đang bị treo.

Phần tên sai có thể do cấu trúc nhập tên người nhận không dấu của một số ngân hàng, hoặc bản thân người chuyển nhập không chính xác.

– Thứ hai: Chuyển tiền sai số tài khoản là một nguyên nhân khiến các chủ thể phải soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư:

Vì số tài khoản là dãy số dài nên rất dễ xảy ra lẫn lộn khi tiến hành việc chuyển tiền. Thêm nữa nếu các chủ thể nhập sai số tài khoản nhưng hệ thống ngân hàng lại không yêu cầu nhập thêm tên để xác nhận nên rất dễ bị chuyển nhầm. Số tài khoản nhập vào ban đầu có thể sai 1 hoặc nhiều số, hoặc sai cấu trúc số tài khoản gồm cả số và chữ.

– Thứ ba: Chuyển tiền sai ngân hàng là một nguyên nhân khiến các chủ thể phải soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư:

Nếu cấu trúc số tài khoản ngân hàng giống nhau mà các chủ thể vẫn bị chuyển nhầm rất có thể là do bạn chọn sai ngân hàng mở thẻ. Lúc này tiền được chuyển đến đúng số tài khoản nhưng lại sai ngân hàng. Nên người cần nhận không nhận được số tiền mong muốn.

– Thứ tư: Chuyển nhầm số tiền cần gửi là một nguyên nhân khiến các chủ thể phải soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền chuyển dư:

Chuyển nhầm số tiền cần gửi được biết đến là trường hợp hay gặp phải khi chuyển tiền. Lúc nhập số tiền gửi, người gửi thường không để ý nên có thể nhập sai, nhất là những mệnh giá tròn. Việc nhập dư các số 0 dễ khiến chuyến sai số tiền cần gửi.

5. Chuyển tiền nhầm có lấy lại được không?

Nếu các chủ thể không may chuyển tiền nhầm bạn cần làm đơn tra soát gửi ngân hàng chuyển tiền để nhằm mục đích có thể thông báo về sự cố. Ngân hàng sẽ hỗ trợ bằng cách liên hệ với người nhận, nếu người nhận tự nguyện trả lại thì rất may mắn cho người chuyển nhầm.

Tuy nhiên, quy định của pháp luật hiện nay không cho phép ngân hàng tiết lộ thông tin cá nhân của người nhận cho người chuyển tiền. Ngân hàng cũng không được phép can thiệp vào số tài khoản người nhận, tự ý hoàn trả số tiền chuyển nhầm khi chưa được sự đồng ý của chủ thể là chủ tài khoản nhận. Cũng chính bởi vì nguyên nhân này nếu sau khi được ngân hàng thông tin mà chủ thể là người nhận nhầm không thực hiện trả lại tiền thì cần thực hiện sử dụng pháp luật. bằng việc báo công an để hỗ trợ đòi lại tiền.

Như vậy, ta nhận thấy rằng, căn cứ vào quy định cụ thể vè phân tích nêu trên, có thể khẳng định chuyển tiền nhầm vào tài khoản người khác vẫn có thể lấy lấy được thông qua việc người nhận chuyển nhầm tự nguyện trả lại tiền hoặc nếu họ không tự nguyện thì nhờ vào các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

6. Trách nhiệm pháp lý khi không hoàn trả tiền chuyển nhầm

Theo quy định thì người nhận tiền chuyển nhầm phải thực hiện hoàn trả lại tiền đã chuyển nhầm cho mình. Nếu không tuân thủ quy định đó thì đây chính là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính Phủ có nội dung như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.”

Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu cụ thể bên trên thì người nhận tiền chuyển nhầm tiền mà không trả lại sẽ bị xử phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Bên cạnh đó thì việc chiếm hữu hay sử dụng tài sản của người khác mà có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 Bộ luật hình sự năm 2015) và Tội sử dụng trái phép tài sản (điều 177 Bộ luật hình sự năm 2015).

1 224 07/01/2024
Tải về