Soạn văn 9 ÔN TẬP HỌC KÌ I | Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Bài soạn văn 9 ÔN TẬP HỌC KÌ I ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo với cuộc sống giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

1 19 20/11/2024


Mục lục Soạn văn 9 ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. ĐỌC

Câu 1 (trang 149 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ngôn ngữ thơ có những đặc điểm gì? Vì sao khi đọc thơ, cần đọc thành tiếng/ đọc diễn cảm?

Trả lời:

- Ngôn ngữ thơ có đặc điểm:

+ Là hàm súc, ngắn gọn, giàu hình ảnh, gọi nhiều hơn tả, giàu nhạc điệu, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt: có vần, nhịp, thanh điệu, đối,…

+ Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ được thể hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà còn được thể hiện qua âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ, những yếu tố ấy góp phần làm tăng thêm hàm nghĩa cho bài thơ.

=> Những đặc điểm trên khiến cho bài thơ dễ dàng tác động trực tiếp đến cảm xúc của người đọc và khắc sâu trong tâm trí họ.

- Khi đọc thơ cần đọc thành tiếng, đọc diễn cảm vì:

+ Đọc thành tiếng giúp người đọc cảm nhận được âm điệu và nhịp điệu của bài thơ, điều này góp phần làm nổi bật cảm xúc mà tác giả muốn truyền tải.

+ Đọc diễn cảm giúp người đọc, người nghe cảm nhận nội dung một cách sâu sắc, dễ dàng hòa mình vào thế giới nội tâm của nhà thơ, đồng thời làm tăng cảm xúc của người đọc và khắc sâu trong tâm trí họ.

Câu 2 (trang 149 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nội dung dưới đây đề cập đến cách trình bày thông tin nào trong văn bản thông tin? Thông tin trong văn bản được tổ chức theo cấu trúc: 1) giới thiệu tổng quan, khái quát về các đối tượng được phân loại; 2) giới thiệu chi tiết từng đối tượng cụ thể.

A. cách trình bày thông tin theo trình tự không gian

B. cách trình bày thông tin theo mức độ quan trọng của thông tin

C. cách trình bày thông tin theo mối quan hệ nhân quả

D. cách trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại

Trả lời:

- Đáp án: D

Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chọn cụm từ đúng để điền vào chỗ trống trong nhận định dưới đây:

Nhân vật trong……………… có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ. Nếu nhân vật là con người, họ thường có nét kì dị khác thường; nếu nhân vật là thần linh, ma, quỷ, họ thường được nhân hóa, mang hình ảnh, tính cách của con người.

A. truyện thơ Nôm

B. truyện lịch sử

C. truyện truyền kì

D. truyện cười

Trả lời:

- Đáp án: C

Câu 4 (trang 149 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vẽ bảng sau vào vở và sắp xếp tên của các văn bản văn học đã học ở học kì I vào bảng (nếu có):

Các bộ phận của văn học Việt Nam

Tên văn bản văn học đã học ở học kì I

Văn học dân gian

Không học

Văn học viết

Văn học chữ Hán

Văn học chữ Nôm

Văn học chữ Quốc ngữ

Trả lời:

Các bộ phận của văn học Việt Nam

Tên văn bản văn học đã học ở học kì I

Văn học dân gian

Văn học viết

Văn học chữ Hán

- Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ).

- Truyện lạ nhà thuyền chài (Lê Thánh Tông).

Văn học chữ Nôm

- Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (Trích Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu).

- Thúy Kiều báo ân, báo oán (Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du).

- Tiếng đàn giải oan (Truyện thơ Nôm khuyết danh).

Văn học chữ Quốc ngữ

- Quê hương (Tế Hanh).

- Bếp lửa (Bằng Việt).

- Vẻ đẹp của sông Đà (Nguyễn Tuân).

- Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).

- Sơn Tinh, Thủy Tinh (Nguyễn Nhược Pháp).

- Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ” (Chu Văn Sơn).

- Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh).

- Tính đã nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” (Vũ Dương Quý).

- Vườn Quốc gia Cúc Phương (Theo Đào Thị Luyến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh).

- Ngọ Môn (Theo Lê Đình Phúc).

- Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng Thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận (Theo Nguyễn Thu Hà).

- Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn (Theo Ngô Nam).

- Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì (Bùi Mạnh Nhị, Nguyễn Tấn Phát).

Câu 5 (trang 150 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Điền vào cột A tên của thể loại/ kiểu văn bản có đặc điểm tương ứng được miêu tả ở cột B (làm vào vở):

A

(thể loại/ kiểu văn bản)

B

(đặc điểm)

1…………………………

a. là thể loại có cốt truyện thường theo một trong hai mô hình Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn tụ hoặc Nhân – Quả

2…………………………

b. là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường

3…………………………

c. là văn bản được viết để cung cấp thông tin về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử

4…………………………

d. là văn bản mà người viết cần kết hợp cả cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày chủ quan để tạo sức thuyết phục cho văn bản

5…………………………

đ. là thể loại mà ngôn ngữ có đặc điểm hàm súc, ngắn gọn, nhiều hình ảnh, giàu sức gợi, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt có vần, nhịp, thanh điệu, đối,…

6…………………………

e. là văn bản dùng để ghi lại thông tin của việc trao đổi về một chủ đề nhất định, trong đó có hệ thống câu hỏi và câu trả lời

Trả lời:

A

(thể loại/ kiểu văn bản)

B

(đặc điểm)

1. Truyện thơ Nôm

a. là thể loại có cốt truyện thường theo một trong hai mô hình Gặp gỡ – Tai biến – Đoàn tụ hoặc Nhân – Quả

2. Truyện truyền kì

b. là thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường

3. Văn bản thông tin

c. là văn bản được viết để cung cấp thông tin về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử

4. Văn bản nghị luận

d. là văn bản mà người viết cần kết hợp cả cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày chủ quan để tạo sức thuyết phục cho văn bản

5. Thơ

đ. là thể loại mà ngôn ngữ có đặc điểm hàm súc, ngắn gọn, nhiều hình ảnh, giàu sức gợi, được tổ chức thành một cấu trúc đặc biệt có vần, nhịp, thanh điệu, đối,…

6. Văn bản thông tin

e. là văn bản dùng để ghi lại thông tin của việc trao đổi về một chủ đề nhất định, trong đó có hệ thống câu hỏi và câu trả lời

Câu 6 (trang 150 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hoàn thành bảng sau để làm rõ một số điểm giống và khác nhau giữa thể loại truyền kì và truyện thơ Nôm (làm vào vở):

Nội dung so sánh

Truyện truyền kì

Truyện thơ Nôm

Điểm giống nhau

Điểm khác nhau

Trả lời:

Nội dung so sánh

Truyện truyền kì

Truyện thơ Nôm

Điểm giống nhau

- Đều thuộc thể loại tự sự của văn học viết.

- Đều phản ánh đời sống, tâm tư của con người trong xã hội; đồng thời bộc lộ những quan niệm và lí tưởng nhân sinh của tác giả.

- Đều xoay quanh các chủ đề như tình yêu, lòng trung thành, sự hi sinh, và những giá trị nhân văn.

Điểm khác nhau

- Viết bằng chữ Hán.

- Thể loại tự sự được viết bằng văn xuôi.

- Cốt truyện: thường sử dụng yếu tố kì ảo tạo nên những biến đổi bất ngờ và hợp lí hóa những điều ngẫu nhiên, bất bình thường trong cốt truyện.

- Nhân vật: có thể là con người hay thần linh, ma, quỷ,…

- Viết bằng chữ Nôm.

- Thể loại tự sự bằng thơ, chủ yếu là thơ lục bát.

- Cốt truyện: thường được triển khai theo trình tự thời gian với mô hình cơ bản: gặp gỡ - chia li - đoàn tụ.

- Nhân vật: những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện nhưng cuộc sống thường gặp nhiều trắc trở, gian nan.

Câu 7 (trang 150 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Dựa trên những gì học được từ văn bản Đọc mở rộng theo thể loại ở từng bài học để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Bài học

Tên văn bản

Tác giả

Thể loại

Một số nét đặc sắc

Nội dung

Hình thức

1

Mùa xuân nho nhỏ

2

Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”

3

Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn

4

Dế chọi

5

Tiếng đàn giải oan

Trả lời:

Bài học

Tên văn bản

Tác giả

Thể loại

Một số nét đặc sắc

Nội dung

Hình thức

1

Mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải

Thơ

Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước và khát vọng cống hiến của nhà thơ, mong muốn đóng góp một “mùa xuân nho nhỏ” cho mùa xuân lớn của dân tộc.

Bài thơ 5 chữ có âm hưởng dân ca, nhẹ nhàng và trong sáng. Nhịp thơ uyển chuyển, gần gũi, dễ chạm đến cảm xúc người đọc. Nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu tính biểu tượng mang lại cảm xúc tươi mới và tràn đầy sức sống. Cấu trúc chặt chẽ, chủ yếu tập trung vào hình tượng mùa xuân.

2

Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước”

Vũ Dương Quý

Văn nghị luận

Đánh giá tính đa nghĩa, giàu cảm xúc của bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương). Lấy hình ảnh bánh trôi nước để nói về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh bánh trôi nước mang ý nghĩa về khát vọng tự do, thoát khỏi những ràng buộc và định kiến xã hội để tìm kiếm hạnh phúc.

Sử dụng luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng hợp lí, thuyết phục. Kết hợp giữa cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan.

3

Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn

Ngô Nam

Văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử

Cung cấp thông tin về vị trí, nguồn gốc và quá trình hình thành của Cột cờ Thủ Ngữ từ thời kháng chiến đến nay, nhấn mạnh bề dày lịch sử của di tích. Tác giả khẳng định tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa này cho các thế hệ sau.

Sử dụng hệ thống đề mục được in đậm làm nổi bật nội dung chính; sử dụng các từ ngữ chuyên ngành kiến trúc, lịch sử; từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biểu cảm; hình ảnh minh họa đẹp và sắc nét.

4

Dế chọi

Bồ Tùng Linh

Truyện truyền kì

Truyện xoay quanh gia đình Thành, với những tình huống may rủi xen lẫn những chi tiết kì ảo. Diễn biến câu chuyện có nhiều tình tiết bất ngờ và thú vị. Phong cách viết hài hước và sâu sắc khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và dễ tiếp cận. Đồng thời, câu chuyện còn thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, đồng cảm với số phận của những người không quyền thế.

Sử dụng các yếu tố kì ảo; không gian, thời gian, bối cảnh đan xen linh hoạt tạo cảm giác gần gũi và sống động; cốt truyện được xây dựng một cách tài tình, thường xuyên tạo ra những bất ngờ và cao trào.

5

Tiếng đàn giải oan

Khuyết danh

Truyện thơ Nôm

Đoạn trích mượn hình ảnh cây đàn thần để vạch trần tội ác của những kẻ bất nhân. Qua đó, thể hiện niềm tin của nhân dân về đạo đức, công lí trong xã hội, cũng như niềm tin rằng cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.

Cốt truyện thuộc mô hình nhân quả; các sự kiện được sắp xếp một cách hợp lí; sử dụng hình ảnh thần kì.

Câu 8 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tóm tắt những kinh nghiệm em đã tích lũy được về việc đọc hiểu văn bản nghị luận và văn bản thông tin ở học kì I (làm vào vở):

Loại văn bản

Bài học kinh nghiệm

Văn bản nghị luận

Văn bản thông tin

Trả lời:

Loại văn bản

Bài học kinh nghiệm

Văn bản nghị luận

- Cần chia văn bản thành các đoạn nhỏ để dễ tiếp thu.

- Cần nhận diện được vấn đề và quan điểm của tác giả.

- Cần phân tích được các luận điểm chính, lí lẽ và dẫn chứng trong mỗi đoạn.

- Tóm tắt quan điểm và ý nghĩa tổng quát.

- Trao đổi với bạn bè hoặc thầy cô để mở rộng quan điểm.

- Tìm hiểu các tài liệu bổ sung để có cái nhìn đa chiều hơn.

Văn bản thông tin

- Xác định rõ mục đích của văn bản.

- Chú ý đến cấu trúc của văn bản để hiểu rõ hơn về những thông tin được cung cấp.

- Chú ý đến hình thức của văn bản.

- Xác định được yếu tố phi ngôn ngữ và hiểu rõ tác dụng của chúng trong văn bản.

- Ghi lại những thông tin chính trong văn bản để củng cố hiểu biết.

II. TIẾNG VIỆT

Câu 1 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Liệt kê các đơn vị kiến thức tiếng Việt được học trong học kì I và cho ví dụ để hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Bài

Kiến thức tiếng Việt trong học kì I

Ví dụ

1

2

3

4

5

Trả lời:

Bài

Kiến thức tiếng Việt trong học kì I

Ví dụ

1

Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.

- Chơi chữ: “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.

- Điệp thanh: “Ôi! Đêm nay trời trong như gương/ Không làn mây vương không hơi sương” (Hàn Mặc Tử, Tiêu Sầu).

- Điệp vần: “Cả đời đi gió về sương/ Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi” (Trần Đăng Khoa, Mẹ ốm).

2

Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

Đặng Thùy Trâm từng viết: “Đời người phải gặp giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”.

(Theo Trần Thị Cẩm Quyên, Đừng từ bỏ cố gắng)

3

Phương tiện phi ngôn ngữ; Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của một số tổ chức quốc tế quan trọng.

- Phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh.

Soạn văn 9 ÔN TẬP HỌC KÌ I | Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Tên viết tắt của một số tổ chức quốc tế quan trọng:

+ UNICEF (United Nations International Children’s Emergency Fund): Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.

+ WHO (World Health Organization): Tổ chức Y tế Thế giới.

4

Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp và việc sử dụng dấu câu.

- Cách dẫn trực tiếp:

Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn. (Nguyễn Thành Long).

- Cách dẫn gián tiếp:

Thầy giáo dặn chủng tôi về ôn bài, mai có giờ kiểm ưa.

5

Điển cố, điển tích

- Điển cố: Sầu đong càng lắc càng đầy / Ba thu dồn lại một ngày dài ghê. (Nguyễn Du). Điển cố (in đậm) được dẫn lại từ Kinh thi (ca dao cổ Trung Quốc): “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (Một ngày không trông thấy mặt lâu bằng ba mùa thu – ba năm).

- Điển tích: “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào(Nguyễn Trãi). Điển tích (in đậm) lấy ý từ một truyện xưa bên Trung Quốc: “Có một vị chỉ huy khéo dùng binh. Nhân có người dâng một vò rượu ngon, ông liền cho hoà vò rượu đó vào nước sông để mội người cùng uống khiến quân sĩ cảm động, đồng lòng đánh giặc.”.

Câu 2 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định (các) điển tích, điển cố trong đoạn trích sau và nêu tác dụng của việc sử dụng (các) điển tích, điển cố này:

Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

Trả lời:

- Điển tích, điển cố: ngọc Mỵ Nương, cỏ Ngu mĩ.

+ Ngọc Mỵ Nương: được gợi từ tích “ngọc trai, giếng nước” trong truyền thuyết An Dương Vương Mỵ Châu – Trọng Thủy, ý nói dù chết vẫn giữ lòng trong sáng, thường được ví với những cô gái hiền thục, có phẩm hạnh cao quý.

+ Cỏ Ngu mĩ: gắn liền với tích nàng Ngu Cơ, vợ Hạng Vũ; khi Hạng Vũ thua trận, nàng đã tự vẫn, hồn nàng hóa thành hai khóm cỏ trên mộ, ý nói dù chết vẫn giữ lòng thủy chung.

- Tác dụng: làm cho việc diễn đạt trở nên hàm súc, giàu tính biểu tượng, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được nỗi đau, sự tuyệt vọng của Vũ Nương; gián tiếp bộc lộ thái độ của tác giả đối với Vũ Nương: cảm thương cho nỗi oan khuất và khẳng định tấm lòng thủy chung của nàng.

Câu 3 (trang 151 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

a. Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

b. Hồng quân với khách hồng quần,

Đã xoay đến thế còn vần chưa tha.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Trả lời:

Câu

Biện pháp tu từ chơi chữ

Tác dụng

a

- Chơi chữ: “tài – tai” được sử dụng dựa trên lối nói gần âm.

- Khiến câu thơ trở nên hấp dẫn và dễ nhớ, tạo cảm giác vui tai cho người đọc.

- Làm nổi bật ý chính của câu, ca ngợi những người tài sắc vẹn toàn nhưng thường gắn với những hệ lụy về tai ương, gian truân, khó khăn trong cuộc đời.

b

- Chơi chữ: “hồng quân – hồng quần” được sử dụng dựa trên lối nói gần âm.

- Khiến câu thơ trở nên thú vị và hài hước.

- Nhấn mạnh số phận của người phụ nữ thời phong kiến tuy trẻ đẹp nhưng không có quyền tự quyết đối với cuộc đời mình.

III. VIẾT

Câu 1 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tóm tắt thông tin về các kiểu bài viết đã học ở học kì I bằng cách hoàn thành bảng sau (làm vào vở):

Kiểu bài

Yêu cầu

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó

Bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

Một truyện kể sáng tạo có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện

Trả lời:

Kiểu bài

Yêu cầu

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

- Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tám chữ.

- Cấu trúc gồm ba phần:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề bài thơ, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về một hoặc vài nét đặc sắc trong nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ về những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: phân tích chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó

- Về nội dung: phân tích được nội dung chủ đề; nêu và phân tích được tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đối với việc thể hiện nội dung.

- Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc, sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của văn bản.

- Bố cục bài viết cần đảm bảo:

+ Mở bài: giới thiệu về tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tac giả), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.

+ Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm.

+ Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm của bản thân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.

Bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử

- Giới thiệu rõ ràng, cụ thể về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

- Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc: trật tự không gian, trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, phân loại đối tượng,…

- Dùng đề mục và các dấu hiệu hình thức để làm nổi bật thông tin quan trọng.

- Sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh,…) để minh họa và làm nổi bật thông tin.

- Có thể kết hợp thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự để hấp dẫn, thu hút người đọc.

- Trình bày thông tin chính xác, rõ ràng, hấp dẫn.

- Cấu trúc gồm ba phần:

+ Mở bài: giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

+ Thân bài: lần lượt trình bày các thông tin về đặc điểm của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử: vị trí tọa lạc; lịch sử hình thành; đặc điểm kiến trúc, cảnh quan,…; giá trị văn hóa, lịch sử; cách thức tham quan;…

+ Kết bài: đánh giá khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử; bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.

Một truyện kể sáng tạo có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện

- Có nhân vật, cốt truyện, bối cảnh phù hợp; nội dung có tính giáo dục.

- Thể hiện được sự sáng tạo của người viết về nội dung truyện đã đọc (khơi sâu, nắn lại chủ để, bổ sung nhân vật, sự việc; thay đổi bối cảnh, quan hệ:...) hoặc về hình thức (thay đổi ngôi kể, nhân vật, cách tạo dựng đối thoại, độc thoại, biện pháp tu từ, kết hợp miêu tả, biểu cảm;...).

- Kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Bố cục truyện kể gồm các phần:

+ Mở đầu truyện: giới thiệu nhân vật/ bối cảnh/ nội dung chính của truyện kể.

+ Diễn biến truyện: thuật lại diễn biến các sự việc trong câu chuyện theo một trình tự hợp lí, thể hiện được khả năng tưởng tượng và cách kể chuyện sáng tạo; có kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong khi kể chuyện.

+ Kết thúc truyện: phù hợp, gây ấn tượng hoặc gợi suy nghĩ đối với người đọc (tuỳ trường hợp có thể giải thích hoặc khái quát ý nghĩa bài học từ truyện kể).

Câu 2 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu những điểm giống và khác nhau về kiểu bài sau: Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đã học ở Bài 2 và bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật đã học ở Bài 5.

Trả lời:

Nội dung so sánh

Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

Bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm truyện thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

Giống nhau

- Đều mang những đặc điểm và yêu cầu của kiểu bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học. Người viết dùng lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và hiệu quả của nó đối với việc thể hiện nội dung tác phẩm.

Khác nhau

- Phân tích một tác phẩm truyện.

- Cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và trình bày khái quát.

- Phân tích một đoạn trích của truyện thơ.

- Cần tập trung phân tích các yếu tố: ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, ý thơ,… để làm nổi bật nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

IV. NÓI VÀ NGHE

Câu 1 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Khi tham gia thảo luận về một vấn đề trong đời sống, cần lưu ý những gì?

Trả lời:

- Những điều cần lưu ý khi tham gia thảo luận về một vấn đề trong đời sống:

+ Hãy lắng nghe ý kiến của người khác một cách cẩn thận và tôn trọng quan điểm của họ, ngay cả khi chúng ta không đồng ý.

+ Nên có kiến thức vững về vấn đề đang thảo luận. Sử dụng các nguồn thông tin đáng tin cậy.

+ Nếu cuộc thảo luận trở nên căng thẳng, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và không để cảm xúc chi phối.

+ Đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về quan điểm của người khác và khuyến khích họ giải thích sâu hơn.

+ Hướng đến mục tiêu tìm ra giải pháp hoặc đồng thuận, thay vì chỉ tranh luận để thắng.

=> Những lưu ý trên sẽ giúp bạn tham gia thảo luận một cách hiệu quả và xây dựng hơn.

Câu 2 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu kinh nghiệm của em về cách chuyển nội dung bài viết thành bài nói khi thực hiện các yêu cầu thực hành về nói và nghe ở Bài 3 và Bài 4.

Trả lời:

- Dưới đây là một vài kinh nghiệm về cách chuyển nội dung bài viết thành bài nói:

+ Nắm bắt các ý chính và thông điệp mà chúng ta muốn truyền đạt đến người nghe.

+ Xác định cấu trúc bài nói: giới thiệu, nội dung chính, kết thúc.

+ Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, chọn từ ngữ dễ hiểu, gần gũi hơn so với văn viết.

+ Khi nói cần nhìn vào người nghe để tạo sự kết nối, đặt câu hỏi hoặc yêu cầu người nghe chia sẻ ý kiến.

+ Luyện tập trước gương hoặc ghi âm lại để nghe lại và điều chỉnh.

=> Việc chuyển nội dung bài viết thành bài nói không chỉ giúp truyền đạt thông tin hiệu quả hơn mà còn tạo ra sự kết nối mạnh mẽ hơn với người nghe.

Câu 3 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chia sẻ một số kinh nghiệm về kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến.

Trả lời:

- Dưới đây là một số kinh nghiệm về kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến:

+ Khi ai đó đang nói, hãy chú ý vào lời nói của họ thay vì suy nghĩ về phản hồi của bản thân.

+ Tìm ra ý chính mà người nói muốn truyền đạt; cần đánh giá các dẫn chứng, lập luận mà họ đưa ra đã rõ ràng và mạch lạc chưa.

+ Đặt câu hỏi để làm rõ những điểm chưa rõ ràng; đặt câu hỏi để kiểm tra tính thuyết phục của lập luận.

+ Đưa ra ý kiến của mình một cách tôn trọng, dựa trên những gì mình đã nghe.

+ Chú ý đến giọng điệu, ngôn ngữ cơ thể để hiểu cảm xúc của người nói.

=> Những kĩ năng này sẽ giúp bạn nâng cao khả năng nghe và đánh giá tính thuyết phục của ý kiến trong các cuộc thảo luận và tranh luận.

Câu 4 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Làm thế nào để kể lại một câu chuyện tưởng tượng cho hấp dẫn, thu hút người nghe?

Trả lời:

Xây dựng bối cảnh câu truyện sống động

- Sử dụng hình ảnh mạnh mẽ để mô tả bối cảnh. Hãy cho người nghe cảm nhận được màu sắc, âm thanh,… của thế giới mà bạn tạo ra.

Xây dựng nhân vật hấp dẫn và lôi cuốn

- Tạo ra những nhân vật có chiều sâu. Nhân vật có thể phải đối mặt với những xung đột bên trong, điều này tạo thêm chiều sâu cho câu chuyện.

Cốt truyện thú vị

- Mở đầu hấp dẫn: bắt đầu bằng một tình huống kịch tính hoặc bí ẩn để thu hút sự chú ý ngay từ đầu.

- Cao trào và giải quyết: xây dựng một cao trào mạnh mẽ, nơi xung đột đạt đến đỉnh điểm, rồi từ từ giải quyết nó để người nghe cảm thấy thỏa mãn.

Sử dụng hình ảnh, các phép tu từ

- Sử dụng các phép tu từ: ẩn dụ, so sánh và những hình ảnh sinh động làm cho câu chuyện thêm phong phú.

Kết thúc bất ngờ

- Một cái kết mở hoặc một bất ngờ có thể tạo ra ấn tượng lâu dài cho người nghe.

Câu 5 (trang 152 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ghi lại một số kinh nghiệm về kĩ năng đặt câu hỏi phỏng vấn?

Trả lời:

- Dưới đây là một số kinh nghiệm về kĩ năng đặt câu hỏi phỏng vấn:

+ Chuẩn bị trước: tìm hiểu trước về người được phỏng vấn để đặt câu hỏi sao cho phù hợp.

+ Câu hỏi mở: khuyến khích người được phỏng vấn chia sẻ nhiều hơn.

+ Câu hỏi cụ thể: giúp bạn có được thông tin chi tiết hơn.

+ Lắng nghe và ghi chú: chú ý đến câu trả lời của người được phỏng vấn, tránh ngắt lời và cho phép họ nói hết ý kiến; ghi lại những nội dung quan trọng để có thể hỏi thêm sau đó.

+ Đặt câu hỏi theo chiều sâu: dựa vào câu trả lời của người được phỏng vấn để đặt câu hỏi phụ, giúp đi sâu vào vấn đề.

=> Những kĩ năng này sẽ giúp bạn có một buổi phỏng vấn hiệu quả.

1 19 20/11/2024