Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử (trang 77) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử trang 77 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
* Khái niệm
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử thuộc loại văn bản thông tin, được viết nhằm cung cấp thông tin cho người đọc về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử trên các phương: vị trí tọa lạc; lịch sử hình thành; đặc điểm kiến trúc, cảnh quan,…; giá trị văn hóa, lịch sử; cách thức tham quan;…
* Yêu cầu đối với kiểu văn bản
- Giới thiệu rõ ràng, cụ thể về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.
- Trình bày thông tin theo một số kiểu cấu trúc như: trật tự không gian, trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, phân loại đối tượng,…
- Dùng đề mục và các dấu hiệu hình thức để làm nổi bật thông tin quan trọng.
- Sử dụng kết hợp một số phương tiện phi ngôn ngữ (sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh,…) để minh họa và làm nổi bật thông tin.
- Có thể kết hợp thuyết minh với miêu tả, biểu cảm, tự sự để hấp dẫn, thu hút người đọc.
- Trình bày thông tin chính xác, rõ ràng, hấp dẫn.
- Cấu trúc gồm 3 phần:
Mở bài |
- Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. |
Thân bài |
- Lần lượt trình bày các thông tin về đặc điểm của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử: vị trí tọa lạc; lịch sử hình thành; đặc điểm kiến trúc, cảnh quan,…; giá trị văn hóa, lịch sử; cách thức tham quan;… |
Kết bài |
- Đánh giá khái quát về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử; bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. |
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Văn bản: Khám phá Vườn Quốc gia Tràm Chim
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định bố cục của bài viết và nội dung chính của từng phần.
Trả lời:
- Bố cục của bài viết gồm 3 phần:
Mở bài |
- Giới thiệu khái quát về Vườn Quốc gia Tràm Chim. |
Thân bài |
- Lần lượt trình bày các thông tin về đặc điểm của Vườn Quốc gia Tràm Chim: + Vị trí tọa lạc và lịch sử hình thành. + Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Tràm Chim. + Giá trị của Vườn Quốc gia Tràm Chim. + Cách tham quan Vườn Quốc gia Tràm Chim. |
Kết bài |
- Đánh giá khái quát về Vườn Quốc gia Tràm Chim và đưa ra lời mời gọi tham quan. |
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhan đề và các đề mục trong văn bản có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nêu vai trò của các đề mục trong văn bản.
Trả lời:
- Nhan đề và các đề mục trong văn bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Vai trò của các đề mục trong văn bản: thể hiện rõ nội dung chính của văn bản (vị trí tọa lạc và lịch sử hình thành, đa dạng sinh học, giá trị, cách tham quan), giúp tổ chức thông tin một cách có hiệu quả.
Câu 3 (trang 81 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra và nêu tác dụng của cách trình bày thông tin được sử dụng chủ yếu trong bài viết trên.
Trả lời:
- Cách trình bày thông tin được sử dụng chủ yếu trong bài viết trên: trình bày thông tin theo các đối tượng phân loại.
- Tác dụng:
+ Cung cấp các thông tin khái quát về thắng cảnh và giới thiệu chi tiết từng đối tượng của thắng cảnh.
+ Làm cho thông tin trong bài viết trở nên rõ ràng và có hệ thống, giúp người đọc dễ dàng hiểu và ghi nhớ.
Câu 4 (trang 81 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Người viết tô đậm những từ ngữ nào trong văn bản? Dụng ý của cách trình bày này là gì?
Trả lời:
- Người viết tô đậm những từ ngữ trong văn:
+ Vị trí tọa lạc và lịch sử hình thành.
+ Đa dạng sinh học Vườn Quốc gia Tràm Chim.
+ Giá trị của Vườn Quốc gia Tràm Chim.
+ Cách tham quan Vườn Quốc gia Tràm Chim.
- Dụng ý: nhấn mạnh những nội dung chính trong văn bản, giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và ghi nhớ các thông tin.
Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Từ bài viết trên, em rút ra lưu ý gì khi sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong bài văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử?
Trả lời:
- Về hình ảnh minh họa: đẹp, rõ nét để minh họa cho các đặc điểm nổi bật của danh lam thắng cảnh hoặc di tích.
- Về sơ đồ, bảng biểu: sử dụng biểu đồ hoặc sơ đồ để mô tả cấu trúc, vị trí hoặc các thông tin liên quan đến thắng cảnh hoặc di tích. Điều này giúp người đọc dễ hình dung hơn.
- Về kiểu chữ: các từ ngữ quan trọng có thể được tô đậm hoặc in nghiêng để nhấn mạnh.
Câu 6 (trang 81 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em học được điều gì về cách thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử từ bài viết trên?
Trả lời:
- Những điều em đã học được về cách thuyết minh một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử từ bài viết trên:
+ Xác định đúng cấu trúc của một bài viết thuyết minh về danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử.
+ Tìm hiểu đầy đủ, xác thực các thông tin chính liên quan đến đối tượng thuyết minh.
+ Nhấn mạnh những thông tin quan trọng trong bài viết bằng cách tô đậm hoặc in nghiêng các từ ngữ quan trọng.
+ Sử dụng nhiều phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, mô hình 3D,…) để bài viết trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
* Hướng dẫn quy trình viết
Đề bài (trang 81 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết bài văn thuyết minh (khoảng 600 chữ) về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử ở nơi em sống để tham gia cuộc thi “Danh thắng và di tích tôi yêu” do một tạp chí du lịch tổ chức.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Tìm hiểu yêu cầu hoặc thể lệ của cuộc thi mà bài viết cần đáp ứng.
- Xác định đối tượng, kiểu bài, mục đích viết và người đọc.
- Với mục đích và người đọc đó, nên chọn trình bày nội dung gì, cách viết như thế nào cho phù hợp?
- Trực tiếp tham quan danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử để ghi chép thông tin (tham khảo phiếu sau):
|
- Tìm các tư liệu về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử trên Internet, tạp chí/ sách chuyên ngành, báo, phim tư liệu,… Trường hợp có những thông tin khác nhau hoặc trái chiều liên quan đến danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, cần tham khảo tư liệu gốc hoặc đối chiếu tư liệu từ các nguồn chính thống, đáng tin cậy nhằm lựa chọn thông tin chính xác.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Đọc và phân loại các thông tin đã thu thập, đánh dấu những thông tin quan trọng, ghi chú thư mục và nguồn trích dẫn của tài liệu tham khảo mà em có thể sử dụng cho bài viết.
- Từ thông tin đã thu thập, lập sơ đồ dàn ý cho bài viết (tham khảo bảng sau):
Mở bài |
- Nêu tên danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. - Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. |
Thân bài |
- Lần lượt trình bày các thông tin về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử: vị trí tọa lạc; lịch sử hình thành; đặc điểm kiến trúc, cảnh quan,…; giá trị lịch sử, văn hóa; cách thức tham quan;… |
Kết bài |
- Đánh giá khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. - Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của người viết về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử. - Đưa ra lời mời tham quan (nếu cần). |
Bước 3: Viết bài
- Triển khai bài viết dựa trên dàn ý. Khi viết, cần chú ý:
+ Đảm bảo cấu trúc ba phần của bài viết
+ Đặt nhan đề giới thiệu tên và đặc điểm nổi bật của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử để hấp dẫn người đọc.
+ Trình bày hệ thống các đề mục để làm rõ được những thông tin nổi bật, đặc sắc về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử.
+ Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự, biểu cảm…
+ Kết hợp các cách trình bày thông tin như: theo trật tự không gian, trật tự thời gian, phân loại đối tượng, so sánh, đối chiếu…
+ Kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ (hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu,…) để làm nổi bật, hệ thống những thông tin quan trọng.
* Bài viết tham khảo
Chùa Một Cột, hay còn gọi là Liên Hoa Đài, là một trong những di tích lịch sử, văn hóa nổi bật của Hà Nội. Nằm trong quần thể di tích văn hóa của Thủ đô, chùa không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn là biểu tượng cho nghệ thuật kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Vị trí tọa lạc và lịch sử hình thành
Chùa Một Cột được xây cất tại thôn Thanh Bảo, thuộc huyện Quảng Đức, phía Tây của hoàng thành Thăng Long lúc xưa. Hiện nay, chùa Một Cột tọa lạc ở phía sau phố Ông Ích Khiêm, thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa Một Cột được xây dựng vào năm 1049 dưới triều đại Lý Thái Tông và hoàn thiện vào năm 1105 thời vua Lý Nhân Tông. Theo truyền thuyết, nhà vua đã mơ thấy Bồ Tát Quan Thế Âm ngồi trên một đóa hoa sen lớn. Từ đó, ông quyết định cho xây dựng chùa trên một cột gỗ cao vút, giống như hình ảnh trong giấc mơ. Chùa được thiết kế theo hình dáng hoa sen - biểu tượng của sự thuần khiết và thanh tịnh trong văn hóa phương Đông.
Đặc điểm kiến trúc nổi bật và độc đáo
Điểm nổi bật nhất của chùa là kiến trúc độc đáo với một cột gỗ lớn, cao khoảng 4 mét, vươn thẳng lên trời, tạo cảm giác như chùa đang nổi giữa hồ nước. Chùa có diện tích nhỏ nhưng lại rất tinh tế, với mái ngói uốn cong và các hoa văn chạm khắc tinh xảo thể hiện sự tỉ mỉ và khéo léo của nghệ nhân. Những họa tiết này thường mang tính biểu tượng, liên quan đến Phật giáo. Bên trong chùa, tượng Phật Quan Thế Âm được thờ cúng, thể hiện lòng tôn kính của người dân đối với các giá trị tâm linh. Chùa được xây dựng với kỹ thuật kiến trúc bền vững, khắc phục được tác động của thời tiết và thiên nhiên, giữ gìn vẻ đẹp qua nhiều thế kỉ.
Cảnh quan mang đến một không gian yên tĩnh và thanh bình
Chùa nằm giữa hồ nước, tạo nên khung cảnh thơ mộng và dịu dàng. Mặt nước phản chiếu hình ảnh chùa, tạo nên sự hài hòa và ấn tượng. Xung quanh chùa là những cây cổ thụ rợp bóng mát, tạo cảm giác thoải mái và gần gũi với thiên nhiên. Âm thanh của cây lá xào xạc cũng góp phần tạo nên không khí thanh tịnh của nơi đây. Vào những ngày lễ hội, cảnh quan chùa trở nên nhộn nhịp với dòng người đến cầu nguyện. Đèn lồng, hoa tươi và các hoạt động văn hóa tạo nên không khí vui tươi.
Giá trị văn hóa, lịch sử
Chùa Một Cột là nơi thờ tự Phật Quan Thế Âm, biểu tượng cho lòng từ bi và sự che chở. Đây là điểm đến quan trọng cho những người tìm kiếm bình an và may mắn. Chùa Một Cột được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2006, khẳng định vị thế của nó trong di sản văn hóa Việt Nam. Đây là niềm tự hào của người dân Hà Nội và cả nước. Chùa đã chứng kiến nhiều biến cố quan trọng trong lịch sử Việt Nam, từ thời kì phong kiến đến các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nó là nhân chứng cho sự kiên cường và lòng yêu nước của người dân. Chính vì vậy, Chùa Một Cột không chỉ là một di tích, mà còn là biểu tượng của văn hóa, lịch sử và tâm linh của dân tộc Việt Nam.
Cách thức tham quan
Chùa mở cửa từ sáng sớm đến chiều tối, thường là từ 7 giờ đến 18 giờ. Tuy nhiên, thời gian có thể thay đổi vào các dịp lễ hội. Tham quan Chùa Một Cột thường miễn phí. Tuy nhiên, du khách nên chuẩn bị một ít tiền nếu muốn đóng góp cho quỹ bảo trì hoặc mua sắm đồ lưu niệm. Thời điểm lí tưởng để tham quan chùa là vào sáng sớm hoặc chiều muộn, khi thời tiết mát mẻ. Nếu muốn trải nghiệm không khí lễ hội, du khách nên đến vào các dịp lễ lớn như Rằm tháng Giêng. Khi đến chùa, du khách nên giữ gìn trật tự và tôn trọng không gian linh thiêng. Nên tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của chùa để có trải nghiệm ý nghĩa hơn. Tham quan Chùa Một Cột không chỉ giúp du khách tìm hiểu về văn hóa và lịch sử, mà còn mang lại trải nghiệm bình yên giữa lòng thủ đô Hà Nội.
Chùa Một Cột là một di tích lịch sử đầy ý nghĩa, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa và tâm linh của dân tộc. Hằng năm, nơi đây thu hút hàng triệu khách du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản này là trách nhiệm của mỗi người, để thế hệ mai sau có thể tiếp nối và gìn giữ những giá trị văn hóa quý báu của ông cha.
Bước 4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Sau khi viết xong, tự kiểm tra bài viết dựa vào những gợi ý trong bảng sau:
Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
Tiêu chí |
Đạt |
Chưa đạt |
|
Mở bài |
Nêu tên của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử |
|
|
Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử |
|
|
|
Thân bài |
Trình bày có hệ thống những thông tin liên quan đến các phương diện khác nhau của danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử |
|
|
|
Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự, biểu cảm,… |
|
|
Kết bài |
Đánh giá khái quát về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử |
|
|
Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của người viết về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử |
|
|
|
Đưa ra lời mời gọi tham quan (nếu cần) |
|
|
|
Hình thức và diễn đạt |
Nhan đề và các đề mục nêu được thông tin chính của bài viết |
|
|
Sử dụng hiệu quả phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ thông tin quan trọng |
|
|
|
Sử dụng hiệu quả (các) cách trình bày thông tin |
|
|
|
Chú thích tên cho các phương tiện phi ngôn ngữ và trích dẫn nguồn (nếu có) |
|
|
|
Diễn đạt mạch lạc |
|
|
|
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu |
|
|
Đọc lại bài viết từ góc độ người đọc và trả lời các câu hỏi sau:
1. Bài viết có thú vị không? Có cung cấp những thông tin cụ thể, quan trọng về danh lam thắng cảnh/ di tích lịch sử không? Có khiến em muốn được đến đó tham quan không?
2. Bài viết này có cần điều chỉnh gì không?
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo