Soạn bài Tình yêu và thù hận (trang 98) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Tình yêu và thù hận trang 98 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 112 21/11/2024


Soạn bài Tình yêu và thù hận

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 98 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em đã từng xem phim, nghe nhạc hay nghe kể về tình yêu của chàng Rô-mê-ô và nàng Giu-li-ét chưa? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

- Em đã từng xem phim, nghe nhạc về chuyện tình yêu của chàng Rô-mê-ô và nàng Giu-li-ét.

- Ở thành Vê-rô-na, Ý, hai dòng họ Mông-ta-ghiu và Ca-piu-let có mối thù truyền kiếp. Rô-mê-ô, con trai Mông-ta-ghiu, yêu Giu-li-et, con gái Ca-piu-let, và họ bí mật thành hôn. Tuy nhiên, Rô-mê-ô giết Ti-bân, anh họ Giu-li-et, và bị kết tội biệt xứ. Gia đình ép Giu-li-et lấy bá tước Pa-rix, nhưng nàng uống thuốc để “giả chết”. Do hiểu lầm, Rô-mê-ô nghĩ nàng đã tự sát. Giu-li-et tỉnh dậy, cũng tự sát theo. Cái chết của họ khiến hai dòng họ chấm dứt mối thù.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tưởng tượng: Qua các chỉ dẫn sân khấu và lời thoại của nhân vật, em hình dung cuộc gặp gỡ giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào?

Trả lời:

- Thời gian: Ban đêm.

- Không gian: Vắng vẻ, chỉ có hai người.

2. Theo dõi: Chú ý hình ảnh so sánh, ví von khi miêu tả Giu-li-ét trong lời thoại của Rô-mê-ô.

Trả lời:

- Hình ảnh ví von khi miêu tả Giu-li-ét trong lời thoại của Rô-mê-ô:

+ Đôi mắt lấp lánh như những vì tinh tú.

+ Nàng như vừng dương đẹp tươi.

3. Suy luận: Vì sao cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều ái ngại về cái tên gắn với dòng họ của mình, thậm chí muốn khước từ nó?

Trả lời:

- Cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều ái ngại về cái tên gắn với dòng họ của mình bởi giữa hai dòng họ có mối thù truyền kiếp.

4. Suy luận: Trong các lời thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét ở phần này, “họ” là ai?

Trả lời:

- “họ” là họ hàng của gia đình Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Thông qua câu chuyện tình yêu vượt lên trên thù hận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, tác giả ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn.

Soạn bài Tình yêu và thù hận (trang 98) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định đề tài, nêu nội dung bao quát của văn bản.

Trả lời:

- Đề tài: Tình yêu và thù hận.

- Nội dung bao quát: Câu chuyện tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, hai nhân vật thuộc hai dòng họ vốn mâu thuẫn với nhau nên gặp nhiều trắc trở, gian nan.

Câu 2 (trang 101 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu ví dụ về lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét và cho biết việc sử dụng các lời độc thoại có tác dụng thế nào trong việc thể hiện hành động, tâm lí của nhân vật.

Trả lời:

Rô-mê-ô

Giu-li-ét

Đối thoại

- “Em ơi! Ánh mắt của em còn nguy hiểm cho tôi hơn hai chục lưỡi kiếm của họ…”

- “Họ mà bắt gặp anh, họ sẽ giết anh”

Độc thoại

- “Vàng dương đẹp tươi ơi…”

- “Mình cứ nghe thêm nữa, hay mình nên lên tiếng nhỉ?”

- “Hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi, hãy thề là yêu em đi…”

- Tác dụng của việc sử dụng các lời độc thoại trong việc thể hiện hành động, tâm lý nhân vật: Những lời nói của nhân vật với chính bản thân, bộc lộ nỗi niềm, cảm xúc riêng bên trong.

Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Liệt kê vào bảng sau (làm vào vở) một số lời thoại thể hiện thái độ đối với người yêu và dối với thế lực ngăn cản tình yêu của Rô-mê-ô, Giu-li-ét:

Nhân vật

Lời thoại về người yêu, tình yêu

Lời thoại về thế lực ngăn cản tình yêu

Thái độ, hành động được thể hiện

Rô-mê-ô

- …

- Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó…

- Sẵn sàng đối mặt, bất chấp thế lực ngăn cản tình yêu

Giu-li-ét

- …

- …

- …

Từ bảng trên, nêu một số điểm tương đồng, khác biệt giữa Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong cách thể hiện tình yêu và cách đấu tranh khẳng định tình yêu.

Trả lời:

Nhân vật

Lời thoại về người yêu, tình yêu

Lời thoại về thế lực ngăn cản tình yêu

Thái độ, hành động được thể hiện

Rô-mê-ô

- Đây là người ta yêu!

- Em hãy nhìn tôi âu yếm là tôi chẳng ngại gì lòng hận thù của họ nữa đâu…

- Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó…

- Sẵn sàng đối mặt, bất chấp thế lực ngăn cản tình yêu

Giu-li-ét

- Tôi vượt được tường này là nhờ được đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu…

- Chỉ có tên họ của chàng là thù địch của em thôi…

- Nỗi ám ảnh về hận thù giữa hai dòng họ khiến Giu-li-ét lo lắng cho tình yêu.

* Điểm tương đồng: Cả hai nhân vật đều hồn nhiên, có tình yêu mãnh liệt, say đắm, sẵn sàng vượt qua mọi rào cản, thậm chí thay đổi cả danh tính của mình để bảo vệ và khẳng định tình yêu.

* Điểm khác biệt:

- Rô-mê-ô thể hiện tình yêu một cách mãnh liệt, táo bạo và đầy nhiệt huyết.

- Giu-li-ét thể hiện sự trầm tĩnh, có những băn khoăn, dự cảm về những khó khăn, thử thách đang chờ đợi họ

Câu 4 (trang 102 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định xung đột, kiểu xung đột kịch và cho biết cách thể hiện xung đột kịch trong văn bản có gì đáng lưu ý.

Trả lời:

- Xung đột: giữa hai gia tộc Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét.

- Xung đột nội tâm của Rô-mê-ô và Giu-li-ét:

+ Giữa tình yêu mãnh liệt và định kiến gia tộc.

+ Giữa niềm hạnh phúc mong manh và dự cảm bất an về tương lai.

- Kiểu xung đột: Giữa cái cao cả (tình yêu) với cái thấp kém (hận thù dòng họ).

- Cách thể hiện xung đột kịch trong văn bản có những điểm đáng lưu ý: Thể hiện qua suy nghĩ, hành động, lời thoại của các nhân vật.

Câu 5 (trang 102 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích một lời độc thoại của Rô-mê-ô hoặc Giu-li-ét mà theo em là đặc sắc, thú vị.

Trả lời:

Một trong những lời độc thoại nổi bật của Giu-li-ét trong “Tình yêu và thù hận” là khi nàng đang ở ban công (Hồi 2, Cảnh 2). Đây là một đoạn rất nổi tiếng, thể hiện những cảm xúc sâu sắc và tinh tế của nàng về tình yêu và sự trăn trở về danh phận: “Chỉ có tên họ chàng là thù địch với em thôi…”. Lời độc thoại này thể hiện sự giằng xé trong tâm hồn Giu-li-ét. Giu-li-ét nhận ra rằng tình yêu của họ là vô điều kiện, vượt lên trên những ràng buộc xã hội và gia đình. Sự đấu tranh của nàng thể hiện sự mâu thuẫn giữa tình yêu và bổn phận, giữa lý trí và cảm xúc. Giu-li-ét còn khẳng định rằng tên họ không định nghĩa con người, rằng bản chất con người không thay đổi chỉ vì một cái tên. Điều này cho thấy Giu-li-ét không chỉ là một cô gái trẻ đang yêu mà còn là một người suy nghĩ sâu sắc, dám vượt lên những định kiến của xã hội đương thời. Thông qua lời thoại của Giu-li-ét, Sếch-xpia thể hiện một sự phê phán xã hội về những định kiến và ràng buộc xã hội về gia đình và danh phận.

Câu 6 (trang 102 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chỉ ra một số biểu hiện cho thấy sự phù hợp giữa ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật với nội dung câu chuyện.

Trả lời:

- Biểu hiện cho thấy sự phù hợp giữa ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật với nội dung câu chuyện:

+ Lời thoại 1 đến lời thoại 7 là độc thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét: Tác giả để hai nhân vật bộc lộ tình cảm của mình, từ đó thể hiện mối tình sâu đậm, đắm say của hai người.

+ Lời thoại 8 đến lời thoại 16 là cuộc đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét: Những lời bộc bạch tình cảm một cách trực tiếp, giúp hai người bày tỏ tâm ý, tình yêu của mình với đối phương.

Câu 7 (trang 102 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong lời thoại của nhân vật, các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”, ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thể, còn có nghĩa nào khác hay không? Các từ ngữ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện xung đột kịch?

Trả lời:

- “bức tường”, “lưỡi kiếm” chỉ những khó khăn, gian nan mà Rô-mê-ô và Giu-li-ét sẽ phải trải qua để đến với nhau.

- Tác dụng:

+ Thể hiện rõ nét mối thù hận giữa hai gia tộc Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét.

+ Cho thấy sự khó khăn, gian nan và ngăn trở mà hai người sẽ gặp phải.

Câu 8 (trang 102 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nguyên nhân nào khiến cho việc khẳng định tình yêu của hai nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong tác phẩm của Sếch-xpia đương thời bị xem là chống lại dòng họ của mình? Em đồng tình/ không đồng tình với điều gì trong cách ứng xử của hai nhân vật này? Vì sao?

Trả lời:

- Nguyên nhân khiến việc khẳng định tình yêu của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét trong tác phẩm của Sếch-xpia đương thời bị xem là chống lại dòng họ của mình:

+ Mối thù hận sâu sắc giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét.

+ Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét đến từ hai phía đối nghịch, không chỉ vi phạm các quy tắc của xã hội, gia đình mà còn bị coi là một hành động phản bội lại dòng họ của mình.

+ Họ hàng của hai gia tộc đều đặt nặng danh dự, họ không chấp nhận một mối quan hệ có thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng của mình.

- Em vừa đồng tình, vừa không đồng tình trong cách ứng xử của hai người:

+ Đồng tình: Rô-mê-ô và Giu-li-ét dám đấu tranh cho tình yêu của mình, họ tin rằng tình yêu chân thật sẽ vượt lên những rào cản, định kiến xã hội. Họ không để sự hận thù truyền kiếp của gia tộc ngăn cản mối quan hệ của mình. Điều này thể hiện tinh thần tự do, phóng khoáng, đặc biệt trong bối cảnh xã hội còn nhiều định kiến cổ hủ, lạc hậu.

+ Không đồng tình: Sự nóng vội và quyết định hấp tấp của họ trong việc kết hôn mà không suy nghĩ đã để lại những hậu quả không thể cứu vãn. Nếu Rô-mê-ô và Giu-li-ét bình tĩnh hơn, tìm cách giải quyết thông qua phương thức khác thì có lẽ họ có thể tránh khỏi bi kịch.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ Văn trang 85

Pơ-liêm (Poliem), quỷ Riếp và Ha-nu-man (Hanuman)

Cái roi tre

Thực hành tiếng Việt trang 104

Cái bóng trên tường

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

Ôn tập trang 117

1 112 21/11/2024