Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (trang 80) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trang 80 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 12 21/11/2024


Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Văn bản: Bài văn phân tích, đánh giá tác phẩm Trong lời mẹ hát (Trường Nam Hương)

Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Trả lời:

Âm hưởng ca dao, cổ tích.

Cánh cò trắng, dài đồng xanh, vàng hoa mướp, khóm trúc, lùm tre,…

Chủ đề và hình thức nghệ thuật của tác phẩm

Chủ đề của tác phẩm

Những vất vả, truân chuyên của cuộc đời mẹ.

Thương mẹ một đời khốn khó, cay đắng nhưng vẫn giàu những tiếng ru nôi, lời mẹ vẫn thảo thơm.

Lòng biết ơn, tình yêu thương, sự thấu hiểu của con với mẹ.

Lời ru chấp con đôi cánh/ Lớn rồi con sẽ

Hình thức nghệ thuật của tác phẩm

Hình ảnh thơ ẩn dụ giàu sức gợi.

Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao.

Âm hưởng toàn bài êm dịu, thiết tha.

Cách ngắt nhịp, hệ thống vần “a”.

Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhận xét về cách văn bản phân tích các khía cạnh nội dung chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật.

Trả lời:

- Nội dung chủ đề: Đầu tiên, tác giả nêu chủ đề và một số căn cứ xác định chủ đề. Sau đó, phân tích, làm rõ từng khía cạnh nội dung của chủ đề, đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ từng luận điểm.

- Những nét đặc sắc về nghệ thuật: Tác giả cũng đưa ra các lí lẽ, bằng chứng lấy từ tác phẩm để đánh giá hiệu quả thẩm mĩ của hai nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật là hình ảnh thơ và âm hưởng toàn bài thơ.

Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, phân tích, đánh giá một số nét đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm thơ khác gì so với tác phẩm truyện?

Trả lời:

Tiêu chí so sánh

Tác phẩm thơ

Tác phẩm truyện

Hình thức

- Có cấu trúc linh hoạt.

- Có thể là thơ tự do hoặc thơ có vần, nhịp điệu.

- Có cấu trúc rõ ràng, gồm: mở đầu, phát triển, cao trào và kết thúc.

- Chú trọng vào cốt truyện, nhân vật, cùng các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Nội dung

- Thường tập trung vào cảm xúc cá nhân, trải nghiệm của tác giả về một vấn đề, triết lí sống nào đó.

- Thường kể lại một câu chuyện có tình huống cụ thể, phức tạp. Miêu tả các sự kiện, hành động, tính cách của nhân vật.

Câu 4 (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Từ văn bản trên, em rút ra kinh nghiệm gì khi viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó?

Trả lời:

Kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm thơ:

- Xác định chủ đề.

- Làm rõ từng khía cạnh nội dung của chủ đề, đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ từng luận điểm.

- Phân tích những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật, đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để đánh giá hiệu quả thẩm mĩ về hình thức nghệ thuật đó.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 80 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hãy viết bài văn nghị luận phân tích một bài thơ mà em yêu thích, làm rõ chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Đề tài của bài viết là một văn bản thơ mà em yêu thích. Em có thể chọn một đoạn trích thuộc thể loại ngâm khúc đã học trong bài học này hoặc một bài thơ mà em đã học ở các bài trước, lớp trước để phân tích.

- Mục đích viết bài này là gì? Người đọc bài này có thể là ai? Với mục đích và người đọc đó, nội dung và cách viết sẽ như thế nào?

- Tìm các nguồn tư liệu tham khảo như: bài báo, bài nghiên cứu, sách tham khảo ở thư viện hoặc các trang web uy tín có liên quan đến bài thơ đã chọn và lập danh mục tư liệu tham khảo.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Đọc bài thơ vài lần để xác định nội dung chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của hình thức nghệ thuật đối với việc thể hiện nội dung văn bản (tham khảo phiếu tìm ý sau):

PHIẾU TÌM Ý

PHÂN TÍCH BÀI THƠ

1. Tên bài thơ: …………………………………………………………………

2. Tên tác giả: ………………………………………………………………….

3. Chủ đề của bài thơ: ………………………………………………………….

4. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng:

Hình thức nghệ thuật

Tác dụng đối với việc thể hiện nội dung

- Sắp xếp các ý tìm được theo trình tự hợp lí, đảm bảo bố cục của bài phân tích một tác phẩm văn học (xem lại hướng dẫn ở phần Viết Bài 2).

Bước 3: Viết bài

- Triển khai bài viết dựa trên dàn ý đã lập.

* Bài viết tham khảo

Bài thơ Hạt gạo làng ta là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Trần Đăng Khoa. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc, niềm tự hào và sự trân trọng hạt gạo, biểu tượng cho sức lao động và sự cần cù của người nông dân Việt Nam. Chủ đề ấy, được thể hiện qua nghệ thuật: sử dụng hình ảnh, ngôn từ gần gũi, sinh động kết hợp với các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ… tạo nên âm hưởng trầm bổng và cảm xúc dạt dào.

Trong các chủ đề gợi ra từ bài thơ Hạt gạo làng ta, tôi ấn tượng nhất với chủ đề sự trân trọng hạt gạo, biểu tượng cho sức lao động và cần cù của người nông dân Việt Nam. Từ đó, khơi gợi lòng biết ơn đối với thiên nhiên, đất đai và niềm tự hào về văn hóa dân tộc.

Hạt gạo là biểu tượng cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân Việt Nam, được Trần Đăng Khoa miêu tả một cách sinh động và gần gũi:

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thơm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi đắng cay

Hạt gạo lớn lên nhờ phù sa màu mỡ từ sông Kinh Thầy, nó không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa mà còn mang theo sự sống của quê hương. Tác giả khéo léo kết nối hạt gạo với đất đai, tạo ra hình ảnh gần gũi, tươi đẹp. Đặc biệt, hình ảnh hoa sen gợi lên sự thanh sạch, tinh khiết. Hương sen hòa quyện với hạt gạo, làm nổi bật vẻ đẹp của quê hương, nơi hạt gạo được sinh ra. Và hạt gạo đi vào trong những câu hát ngọt bùi mẹ vẫn hát mỗi ngày.

Hạt gạo làng ta còn là kết quả của những năm tháng lao động gian khổ. Để lúa nước có thể thành hình với những hạt gạo trắng muốt, nuôi sống con người, là cả một quá trình đầy gian khổ và đắng cay:

Hạt gạo làng ta

Có bão tháng bảy

Có mưa tháng ba

Giọt mồ hôi sa

Những trưa tháng sáu

Nước như ai nấu

Chết cả cá cờ

Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy.

Những cơn bão vào tháng bảy, cơn mưa vào tháng ba khiến những ruộng đồng ngập trong biển nước. Những ngày tháng sáu, trời trưa nắng nóng như chảy lửa, nước như “ai nấu”, khiến cho cá cờ chết, cua phải ngoi lên bờ. Điều này nói lên những thử thách mà người nông dân phải đối mặt trong quá trình canh tác. Hình ảnh “Giọt mồ hôi sa” không chỉ ghi lại sự vất vả mà còn tôn vinh tinh thần lao động miệt mài. Câu thơ “Nước như ai nấu” tạo ra cảm giác nóng bức, gợi lên sự khắc nghiệt của thời tiết, trong khi hình ảnh “Cua ngoi lên bờ”“Mẹ em xuống cấy” thể hiện sự sống động của cảnh vật và con người trong quá trình lao động.

Việc trồng lúa trong những năm tháng của cuộc chiến tranh còn thêm khó khăn bội phần.

Những năm bom Mĩ

Trút lên mái nhà

Những năm khẩu súng

Theo người đi xa

Những năm băng đạn

Vàng như lúa đồng

Những năm tháng chiến tranh khắc nghiệt đã biến những cánh đồng trồng trọt của người nông dân thành những bãi chiến trường ngập trong lửa và khói. Trong bối cảnh đó, họ không chỉ nỗ lực tăng gia sản xuất mà còn trở thành hậu phương vững chắc cho quân đội, góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến trường kì. Mỗi hạt gạo thu hoạch được là thành quả của biết bao gian khổ, là minh chứng cho sức chịu đựng và lòng kiên cường của những người nông dân, những chiến sĩ thầm lặng trong cuộc chiến giành độc lập.

Để làm nổi bật các nội dung chủ đề, tác giả đã khéo léo sử dụng những hình thức nghệ thuật đặc sắc. Đầu tiên, phải kể đến biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ “Hạt gạo làng ta” được lặp lại nhiều lần nhằm nhấn mạnh ý, nghĩa và vai trò của hạt gạo đối với người nông dân Việt Nam. Sử dụng ngôn từ giản dị, gần gũi nhưng sâu lắng phù hợp với chủ đề của bài thơ. Hình ảnh hạt gạo trong bài thơ rất sinh động và cụ thể. Tác giả sử dụng các hình ảnh so sánh “Nước như ai nấu”, “Vàng như lúa đồng”, hình ảnh nhân hóa “Hạt gạo làng ta/ Nằm trong bàn tay mẹ tròn tròn” nói lên sự đặc biệt quí giá của hạt gạo và những giọt mồ hôi láng giềng của những bà mẹ Việt Nam. Nhịp điệu của bài thơ nhẹ nhàng và đều đặn, phù hợp với nội dung và cảm xúc của tác giả. Điều này phản ánh công việc lao động vất vả, cần mẫn của họ, mang lại cảm giác bình yên và gần gũi, làm nổi bật tình yêu quê hương và giá trị của lao động trong cuộc sống hằng ngày.

Bài thơ là một bản tình ca ngợi ca vẻ đẹp của lao động và tình yêu quê hương. Qua hình ảnh hạt gạo, tác giả đã khắc họa sâu sắc nỗi vất vả của người nông dân trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời tôn vinh giá trị của mồ hôi và công sức mà họ dành cho đất đai. Nhờ vào ngôn ngữ giản dị nhưng giàu hình ảnh, nhịp điệu hài hòa, bài thơ đã chạm đến trái tim của người đọc, gợi nhớ và khơi dậy niềm tự hào về nguồn cội, về những hạt gạo – biểu tượng của sự sống và văn hóa dân tộc Việt Nam.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Xem lại và chỉnh sửa bài viết dựa vào bảng kiểm ở phần Viết Bài 2.

- Đọc lại bài viết của mình từ vai trò người đọc và trả lời các câu hỏi sau:

1. Em thích điều gì ở bài viết này?

2. Bài viết này nên điều chỉnh những gì để đáp ứng yêu cầu của kiểu bài?

1 12 21/11/2024