Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh (trang 105) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh trang 105 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Bài thơ là sự sáng tạo mới mẻ của nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai của nhân dân ta.
Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Liệt kê và nêu tác dụng của một số chi tiết kì ảo trong văn bản.
Trả lời:
- Một số chi tiết kì ảo: Sơn Tinh ngồi bạch hổ đi đầu; Thuỷ Tinh ngồi trên lưng rồng vàng; Sơn Tinh trông thấy càng giương oai; Sóng cả gầm reo lăn như chớp; Thuỷ Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng; Cá voi quác mồm to muốn đớp; Cá mập quẫy đuôi cuồng nhe răng; Càng cua lởm chởm giơ như mác; Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao; Sơn Tinh hiểu thần ghen, tức khắc; Niệm chú đất nẩy vù lên cao; Hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo; Đuôi quắp, nhe nanh, giơ vuốt đồng; Đạp long đất núi, gầm, xông xáo; Máu vọt phì reo muôn ngấn hồng; Mây đen hăm hở bay mù mịt; Sấm ran, sét động nổ loè xanh; Tôm cá xưa nay yên thin thít; Mở quác mồm to kêu thất thanh…
- Tác dụng:
+ Đem lại màu sắc kì ảo, tạo sức hấp dẫn, lôi cuốn cho bài thơ.
+ Tô đậm tài năng, sức mạnh và trận chiến ác liệt của hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích một số hình ảnh, chi tiết thể hiện khung cảnh cuộc sống “ngày xưa” hoặc nét văn hóa cổ truyền của người Việt Nam.
Trả lời:
- Hình ảnh Sơn Tinh mang sính lễ đến hỏi cưới Mị Nương với năm chục con voi xám, gấm điều, tải bạc, kim cương, vàng lấp loáng, sừng tê, ngà voi, sừng hươu và chi tiết. Theo truyền thống, việc cưới xin là chuyện hệ trọng của cả đời người, trong đó việc đưa sính lễ là một tập tục không thể thiếu của người Việt. Nó thể hiện lòng thành của nhà trai đối với nhà gái và mong muốn được nên duyên vợ chồng. Đây là một nghi thức quan trọng trong đám cưới truyền thống của dân ta.
- Hình ảnh Mị Nương “quỳ lạy cha già lên kiệu bạc” với khung cảnh thương xót trong lễ rước dâu cho thấy sự tôn trọng, biết ơn của con đối với công dưỡng dục của cha mẹ. Đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm, lo lắng của cha mẹ dành cho con gái trước khi con về nhà chồng.
Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định chủ đề, cảm hứng chủ đạo của văn bản.
Trả lời:
- Chủ đề: Giải thích hiện tượng tự nhiên, ước muốn chinh phục thiên tai của con người.
- Cảm hứng chủ đạo: Dựa trên cốt truyện từ truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”.
Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Kẻ bảng sau vào vở. Tìm một số chi tiết cho thấy sự khác biệt về cách miêu tả nhân vật trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh (thơ Nguyễn Nhược Pháp) và văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh (truyền thuyết).
Nhân vật được miêu tả |
Chi tiết trong Sơn Tinh, Thủy Tinh (thơ Nguyễn Nhược Pháp) |
Chi tiết trong Sơn Tinh, Thủy Tinh (truyền thuyết) |
Nhân vật Sơn Tinh |
|
|
Nhân vật Thủy Tinh |
|
|
Trả lời:
Nhân vật được miêu tả |
Chi tiết trong Sơn Tinh, Thủy Tinh (thơ Nguyễn Nhược Pháp) |
Chi tiết trong Sơn Tinh, Thủy Tinh (truyền thuyết) |
Nhân vật Sơn Tinh |
Sơn Tinh ngồi bạch hổ đi đầu, mình phủ áo bào hồng ngọc dát, tay ghì cương hổ, tay cầm lau |
Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vãy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi |
Nhân vật Thủy Tinh |
Thủy Tinh ngồi trên lưng rồng vàng, yên gấm tung dài bay đỏ chóe, mình khoác bào xanh da giời quang |
Thủy Tinh ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. |
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Chuyện người con gái Nam Xương
Thực hành tiếng Việt trang 109
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo