Soạn bài Ôn tập trang 148 lớp 9 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Ôn tập trang 148 Tập 1 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Ôn tập trang 148 Tập 1
Câu 1 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc lại văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, Thúy Kiều báo ân, báo oán; Tiếng đàn giải oan và hoàn thành bảng sau:
Văn bản |
Đặc điểm nhân vật |
Đặc điểm lời thoại |
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga |
|
|
Thúy Kiều báo ân, báo oán |
|
|
Tiếng đàn giải oan |
|
|
Trả lời:
Văn bản |
Đặc điểm nhân vật |
Đặc điểm lời thoại |
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga |
- Lục Vân Tiên là một chàng trai dũng cảm, nghĩa hiệp, chính trực, trọng lễ nghĩa. - Kiều Nguyệt Nga là một cô gái nết na, trong tình trọng nghĩa |
- Một mình “tả đột hữu xung” đánh thắng bọn cướp; trọng lễ nghĩa “Khoan khoan ngồi đó chớ ra”; thái độ khiêm tốn coi việc mình làm là lẽ đương nhiên không cần báo đáp “Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” - Hiếu thảo với cha “Làm con đâu dám cãi cha”; biết ơn ân nhân cứu mạng “Trước xe quân tử tạm ngồi/ Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.”; trọng tình trọng nghĩa muốn báo đáp “Hà Khê qua đó cũng gần/ Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng.”, “Gẫm câu báo đức thù công/ Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi.” |
Thúy Kiều báo ân, báo oán |
- Thúy Kiều: hiền lành, trọng tình trọng nghĩa, tấm lòng cao thượng, thấu hiểu lẽ đời. |
- Biết ơn Thúc Sinh năm xưa cứu mình khỏi lầu xanh “Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là.” - Khinh thường, răn đe Hoạn Thư đày đọa mình “Tiểu thư cũng có bây giờ đến ngay”, “Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều!” nhưng sau vẫn tha thứ “Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay” |
Tiếng đàn giải oan |
- Cây đàn là hình tượng kì ảo, thay lời Thạch Sanh nói lên công lao, tố cáo kẻ ác để giải oan. |
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh/ Cho mày vinh hiển dữ mình quyền sang?/ Đàn kêu: Ai chém xà vương/ Đem nàng công chúa triều đường về đây?/ Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày/ Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân./ Đàn kêu sao ở bất nhơn/ Biết ăn quả lại quên ơn người giồng!...” |
Câu 2 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Khi tìm hiểu một truyện thơ, chúng ta cần chú ý những điều gì?
Trả lời:
- Những lưu ý khi tìm hiểu một truyện thơ:
+ Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác.
+ Tìm hiểu về cốt truyện.
+ Tìm hiểu về chủ đề truyện hướng đến, cách xây dựng nhân vật, lời thoại, các chi tiết tiêu biểu, giá trị nghệ thuật.
+ Suy ngẫm về bài học, ý nghĩa tác giả muốn gửi gắm thông qua nội dung.
Câu 3 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm trong văn bản Truyện Lục Vân Tiên hoặc Truyện Kiều ít nhất một cặp lục bát có sử dụng điển tích, điển cố và cho biết tác dụng của việc sử dụng điển tích, điển cố ấy.
Trả lời:
Trong “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”:
“Vân Tiên tả đột hữu xung,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương.”
- Tả đột hữu xung: chỉ thế tung hoành ngang dọc trong trận chiến.
- Triệu Tử phá vòng Đương Dương: Trong truyện “Tam Quốc diễn nghĩa” (La Quán Trung, Trung Quốc) Tào Tháo đánh bại Lưu Bị ở Tân Dã phải bỏ chạy. Khi đến Đương Dương, do bị đuổi theo nên Lưu Bị phải cướp đường rút về phía Nam, tướng tá lạc nhau. Trong hoàn cảnh ấy, Triệu Tử Long một mình bảo vệ vợ con Lưu Bị, đánh phá vòng vây trùng điệp của quân Tào, vượt cầu Trường Bản, tìm gặp Lưu Bị. Điển tích này giúp hình ảnh nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên với vẻ đẹp của mẫu hình dũng tướng lí tưởng Triệu Tử Long. Qua đó, tác giả tô đậm đức tính “vị nghĩa vong thân” (vì nghĩa quên mình) và tài năng của bậc anh hùng trong tình thế ngặt nghèo.
Câu 4 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vẽ sơ đồ bố cục bài văn phân tích một tác phẩm văn học (phân tích nội dung chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật).
Trả lời:
Câu 5 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Để cuộc phỏng vấn có hiệu quả, chúng ta cần lưu ý những gì?
Trả lời:
Để cuộc phỏng vấn có hiệu quả cần lưu ý:
- Xác định mục đích, đối tượng, nội dung hình thức phỏng vấn.
- Chuẩn bị những câu hỏi, nội dung phỏng vấn.
- Ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung câu trả lời của người được phỏng vấn
- Đọc lại nội dung đã ghi chép hoặc nghe và ghi lại nội dung đã ghi âm thành văn bản bằng các phần mềm chuyên dụng.
- Biên tập nội dung phỏng vấn.
Câu 6 (trang 148 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Qua các văn bản trong bài học này, em có nhận xét gì về khát vọng công lí và cách thể hiện khát vọng ấy trong truyện thơ Nôm và truyện cổ tích thần kì?
Trả lời:
- Khát vọng công lí là một chủ đề vô cùng quen thuộc và xuất hiện rất nhiều trong truyện thơ Nôm. “Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống”, đây là khát vọng chung của nhân dân lao động trong xã hội phong kiến, vậy nên chủ đề này được nhắc đến rất nhiều lần.
- Khát vọng công lý trong truyện thơ Nôm và truyện cổ tích thần kì đều thể hiện qua hai cách: xây dựng nhân vật và cốt truyện.
+ Các nhân vật thường được xây dựng thành hai phe đối lập thiện – ác vô cùng rõ ràng. Nhân vật phe thiện thường mang những tính cách, phẩm chất cao quý điển hình theo chuẩn mực của xã hội xưa. Kết thúc của truyện đều là phe thiện sẽ được sống hạnh phúc, yên ổn, đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần, còn phe ác sẽ bị trừng trị thích đáng.
+ Cốt truyện thường đơn giản và gần gũi với đời sống lao động, miêu tả cuộc đấu tranh giữa phe thiện và phe ác, phe thiện cuối cùng sẽ giành chiến thắng. Các yếu tố kì ảo, tâm linh theo tín ngưỡng dân gian thường xuất hiện nhiều lần, đóng vai trò thúc đẩy cốt truyện và gửi gắm nhiều bài học ý nghĩa.
- Truyện thơ Nôm và truyện cổ tích thần kì với những đặc điểm nổi bật trên đã thể hiện khát vọng của nhân dân về công lý, niềm tin vào nhân – quả, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, răn dạy thế hệ sau phải biết sống hiền lành, lương thiện.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
Thực hành tiếng Việt trang 138
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo