Soạn bài Sông Đáy (trang 130) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Sông Đáy trang 130 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 6 21/11/2024


Soạn bài Sông Đáy

Nội dung chính: Thông qua những kí ức, những kỉ niệm mà cuộc đời tác giả đã gắn bó với dòng sông Đáy, tác giả thể hiện tình yêu dòng sông cũng là tình yêu quê hương, đất nước.

Soạn bài Sông Đáy (trang 130) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

* Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nội dung bao quát của bài thơ là gì?

Trả lời:

- Bài thơ là tâm trạng của một người con xa quê trở về, hồi tưởng về những kỉ niệm gắn liền với dòng sông và người mẹ hiền, thể hiện tình yêu tha thiết, nỗi nhớ với dòng sông quê hương.

Câu 2 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu một số đặc điểm hình thức của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp,...) và cho biết tác dụng của hình thức ấy trong việc biểu đạt nội dung.

Trả lời:

Đặc điểm

Tác dụng

Thể thơ tự do

Khiến mạch cảm xúc liền mạch tựa như một dòng hồi tưởng hay một cuốn nhật kí về sự gắn bó với dòng sông.

Cách gieo vần, nhịp thơ tự do không theo quy tắc nào

Hình ảnh con sông Đáy xuất hiện trong từng giai đoạn cuộc đời của người con, gắn bó mật thiết, cùng với đó là hình ảnh người mẹ.

Thể hiện tình yêu, sự trân trọng của tác giả với quê hương

Phép so sánh cùng điệp ngữ “Sông Đáy ơi”

Nỗi nhớ thương khôn nguôi về dòng sông, về người mẹ thân yêu

Câu 3 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích hình ảnh con Sông Đáy được gợi tả trong bài thơ.

Trả lời:

Hai khổ thơ đầu

Khổ thơ cuối

+ Kí ức tuổi thơ của tác giả luôn gắn liền với hình ảnh con sông Đáy và hình ảnh người mẹ.

+ Hình ảnh người mẹ tần tảo, lam lũ như hòa cùng với hình ảnh dòng sông trong tâm trí người con, tình yêu con sông quê và tình thương mẹ hòa vào làm một “Sông Đáy chảy vào đời tôi/ Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm vất vả”

+ Lớn dần, khi người con xa quê cảm thấy trống trải trong lòng, bâng khuâng nhớ về quê hương và dòng sông thân yêu, tựa như “người bước hụt”.

+ Song hành là hình ảnh người mẹ, cảnh đồng quê khiến người con dù trong mơ cũng vang lên tiếng nấc vì âm ỉ nỗi nhớ quên trong lòng.

+ Nỗi nhớ quê, mong mỏi được trở về, mong dòng nước lấp đầy đôi mắt khô cạn vì nhớ về con sông quê, về người mẹ.

+ Người con nay đã trở lại quê hương “chiều nay tôi trở lại”.

+ Điệp ngữ “Sông Đáy ơi” như tiếng gọi đầy da diết, thân thương.

+ Người con trở về được gặp lại mẹ già, gặp lại dòng sông tri kỉ, được nếm lại cái mùi vị thân thuộc.

+ “Cát từ mặt tôi chảy xuống” có lẽ không phải dòng nước mắt nhớ thương, trông ngóng mà là giọt nước mắt hạnh phúc, xúc động khi được trở về quê hương. Càng thể hiện tình yêu quê hương của tác giả.

Câu 4 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích tình cảm, cảm xúc của người viết khi viết về Sông Đáy. Bài thơ cho thấy mối liên hệ nào giữa Sông Đáy với mẹ và kí ức của người viết?

Trả lời:

- Tình cảm, cảm xúc người viết dành cho sông Đáy vô cùng chân thành, sâu đậm, da diết:

+ Thuở nhỏ luôn gắn bó với sông, coi sông “chảy vào đời tôi”

+ Khi trưởng thành luôn nhớ mong về người bạn ấy vang lên thành tiếng khóc nghẹn ngào trong cơn mơ, ước mong được thấy lại những khung cảnh ấy, mong được trở về thăm lại sông xưa.

- Trong kí ức người viết sông Đáy và mẹ có mối liên kết không thể tách rời:

+ Mẹ và con sông là hai hình ảnh luôn xuất hiện song hành trong tâm hồn người viết, trong suốt các giai đoạn cuộc đời.

+ Nhà thơ yêu con sông, yêu người mẹ đã hi sinh nuôi mình khôn lớn, dòng sông và mẹ như hòa làm một chủ thể luôn sống mãi trong trái tim, khiến nhà thơ luôn nhớ về và trở lại quê hương. Hai thứ tình yêu ấy cũng chính là tình yêu quê hương đất nước đầy chân thành và da diết không gì sánh bằng.

Câu 5 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định chủ đề của văn bản và nêu một số căn cứ để xác định chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề bài thơ: Tình yêu quê hương

- Căn cứ xác định chủ đề:

+ Nhan đề bài thơ chính là tên dòng sông Đáy.

+ Hình ảnh con sông xuất hiện xuyên suốt bài thơ trong từng khoảnh khắc kí ức của người viết.

+ Người viết thể hiện cảm xúc nhớ mong, tình yêu với dòng sông quê và quay về thăm lại dòng sông ấy.

Câu 6 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, qua bài thơ, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Trả lời:

- Bài thơ là những cảm nhận, những kí ức của nhà thơ về dòng sông Đáy gắn liền với tuổi thơ và cả khi trưởng thành phải xa quê. Từ đó người đọc thấy được tình yêu quê hương sâu đậm, tràn đầy của tác giả.

Câu 7 (trang 130 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Từ sự gợi nhắc của hình ảnh Sông Đáy qua văn bản, hãy chia sẻ về hình ảnh một con sông (trong thực tế hoặc trong văn học) đã để lại cho em những ấn tượng khó quên.

Trả lời:

- Sông Đà là một trong những con sông để lại cho em ấn tượng sâu đậm nhất.

- Đây là con sông phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, chảy qua rất nhiều tỉnh thành trên đất nước ta, mang tiềm năng xây dựng thủy điện vô cùng lớn.

- Điểm đặc biệt của dòng sông này chính là dòng chảy mạnh, xiết, hướng chảy vô cùng khác biệt: Mọi con sông chảy về hướng Đông nhưng riêng sông Đà chảy ngược về phía Bắc. Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân đã dành trọn ngòi bút mô tả hết sức chi tiết về con sông độc đáo và không kém phần hung dữ này. Hay nhà thơ Nguyễn Quang Bích cũng viết riêng cho sông Đà câu thơ “Chúng thủy giai Đông tẩu/ Đà giang độc Bắc lưu”. Có thể nói sông Đà là một con sông vô cùng đặc biệt của thiên nhiên Việt Nam.

1 6 21/11/2024