Soạn bài Cái bóng trên tường (trang 110) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Cái bóng trên tường trang 110 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 100 21/11/2024


Soạn bài Cái bóng trên tường

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Người chồng đi trận mạc lâu ngày trở về nghe con nhỏ nói về cái bóng vợ đêm đêm in trên tường. Không rõ căn nguyên người chồng đã nghi ngờ và kết tội cho vợ là ngoại tình và người vợ đã chết để bảo vệ danh dự của mình. Người chồng hối lỗi không kịp và một đời mang nỗi ân hận.

Soạn bài Cái bóng trên tường (trang 110) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu một số dấu hiệu cho thấy văn bản trên mang đặc điểm của thể loại bi kịch

Trả lời:

- Nhân vật: Người chồng, người vợ, đứa con.

- Lời thoại kịch: Đối thoại.

- Xung đột: Sự thủy chung son sắt của người vợ >< người chồng ít học, đa nghi

Câu 2 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tóm tắt cốt truyện và xác định xung đột/ kiểu xung đột kịch của văn bản.

Trả lời:

- Tóm tắt: Người chồng, sau khi từng đi lính ở biên ải, tưởng là đã chết, bỗng nhiên trở về và gặp lại vợ con. Trong lúc đi thăm mộ mẹ, chàng nghe con nói về một người bố khác vẫn thường xuyên đến với hai mẹ con. Nghĩ rằng vợ mình đã phản bội, chàng đuổi vợ ra khỏi nhà. Người vợ nhảy xuống sông tự tử. Khi biết được sự thật, người chồng hối hận vì đã đối xử tệ với vợ. Đêm đến, khi chàng thắp đèn, đứa con chỉ lên bóng trên tường và nói đó mới chính là cha nó. Lúc này, người chồng mới hiểu ra rằng vợ mình vẫn luôn chung thuỷ, vì chàng mà chịu đựng mọi khổ nhục. Thương xót vợ, người chồng ngã vật xuống và bất tỉnh. Trong cơn mê man, chàng trông thấy bóng vợ an ủi mình, nói rằng nàng vẫn luôn ở bên chàng qua cái bóng trên tường mỗi khi chàng thắp đèn.

- Xung đột kịch: Xung đột giữa thói ghen tuông hồ đồ của người chồng với lòng thủy chung của người vợ. Đây là kiểu xung đột giữa cái cao cả với cái thấp kém, tạo nên bi kịch của tác phẩm.

Câu 3 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích thái độ, cách ứng xử của nhân vật người chồng và nhân vật người vợ trong văn bản. Giải thích nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi thái độ, cách ứng xử của người chồng đối với vợ mình ở cuối văn bản.

Trả lời:

Người chồng

Người vợ

Ban đầu nghĩ vợ đã phản bội, mạt sát và đuổi vợ ra khỏi nhà

Chịu đựng sự đối xử nặng nề của chồng, đã tự tử bằng cách nhảy xuống sông

Sau khi biết được sự thật, ngạc nhiên và hối hận vì đã đối xử quá nặng nề với vợ

Dù đã ra đi nhưng vẫn hiện diện bên chồng, an ủi và tiếp thêm sức sống cho chồng qua cái bóng trên tường

- Người chồng thay đổi thái độ, cách ứng xử với vợ mình vì chàng đã hiểu ra sai lầm của mình. Sự nóng nảy của chàng chính là nguyên nhân gián tiếp làm nên cái chết của vợ.

Câu 4 (trang 110 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích ý nghĩa của hình ảnh “cái bóng trên tường” trong nhan đề và trong các lời thoại dưới đây:

Bóng người vợ - Cứ mỗi tối, anh thắp đèn, thì em sẽ về, cứ mỗi tối anh thắp đèn lên thì sẽ thấy em. Anh thắp đèn lên, sẽ thấy em (biến đi).

Người chồng - (tỉnh dậy) Em ơi, chẳng phải riêng một mình anh mà từ nay, hễ có ai thắp đèn buổi tối, trông lên cái bóng trên tường thì sẽ nhìn thấy em.

Trả lời:

+ Nghĩa đen: "cái bóng trên tường" chỉ bóng dáng của con người hắt lên tường bởi ánh đèn.

- Nghĩa ẩn dụ:

+ Thứ nhất, "cái bóng trên tường" có thể biểu trưng cho sự ngộ nhận, hiểu lầm và đánh giá sai lầm của người chồng về vợ mình. Những bóng dáng ảo ảnh này đã dẫn đến những hành động hồ đồ, ghen tuông mù quáng, gây ra những hậu quả bi thương.

+ Thứ hai, "cái bóng trên tường" có thể được xem là hình ảnh thân thiết, đầm ấm của người vợ, người mẹ. Dù đã ra đi, nàng vẫn hiện diện bên chồng, an ủi và tiếp thêm sức sống cho chồng. Đây là biểu tượng của lòng thương yêu, độ lượng và sự tha thứ, cao cả.

Câu 5 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chỉ ra sự khác biệt về cốt truyện, nhân vật trong kịch bản trên đây so với Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ, xem Bài 4). Theo em, vì sao có sự khác biệt như vậy?

Trả lời:

- Sự khác biệt về cốt truyện, nhân vật trong kịch bản trên so với Chuyện người con gái Nam Xương:

+ Cốt truyện: Tác giả hạn chế sử dụng yếu tố kì ảo và tập trung vào việc khắc họa nhân vật qua lời thoại, hành động, nội tâm.

+ Nhân vật: Rút gọn chỉ còn hai nhân vật chính là Trương Sinh và Vũ Nương.

- Có sự khác biệt này vì hai văn bản có hai chủ đề khác nhau.

Câu 6 (trang 111 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định chủ đề và thông điệp mà tác giả vở kịch muốn gửi đến người xem, người đọc.

Trả lời:

- Chủ đề: Gia đình

- Thông điệp: Cần cẩn trọng khi nhìn nhận, xét đoán người khác đồng thời hãy sống độ lượng và biết tha thứ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ Văn trang 85

Pơ-liêm (Poliem), quỷ Riếp và Ha-nu-man (Hanuman)

Tình yêu và thù hận

Cái roi tre

Thực hành tiếng Việt trang 104

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

Ôn tập trang 117

1 100 21/11/2024