Soạn bài Tiếng đàn giải oan (trang 141) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Tiếng đàn giải oan trang 141 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Tiếng đàn giải oan
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Cây đàn thần đã thay lời Thạch Sanh kêu oan, phân trần mọi ân oán, nghĩa tình mà Thạch Sanh đã làm, đã nhận lại, tố cáo tội ác của Lí Thông, tiếng đàn oan ức vọng tới cung vua, khiến công chúa bấy lâu câm lặng nay tỉnh khỏi cơn mê, nói cười trở lại, từ đó hoá giải bi kịch bị giam giữ trong ngục tối của Thạch Sanh.
Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm đọc truyện thơ Thạch Sanh và tóm tắt cốt truyện. Cốt truyện ấy đã thể hiện đặc điểm chung nào của cốt truyện truyện thơ Nôm?
Trả lời:
- Tóm tắt cốt truyện: Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi một mình dưới gốc đa, sau gặp được Lí Tĩnh và Lí Thông. Mẹ con Lí Thông lừa gạt Thạch Sanh chém xà tinh, giải cứu công chúa, rồi Lí Thông cướp công Thạch Sanh rồi lấy cớ để đuổi chàng đi. Công chúa tới tuổi kén chồng bị đại bàng cắp đi mất. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh giúp, Thạch Sanh giao chiến với yêu quái cứu được công chúa và con vua Thủy Tề, đánh bại hồ yêu và được vua Thủy Tề tặng cây đàn thần. Thạch Sanh trở về bị bọn xà tinh và Lí Thông hãm hại nhốt vào ngục, còn công chúa trở về lại mắc bệnh câm. Cây đàn thần lên tiếng kêu oan, Thạch Sanh được phong tước, cưới công chúa, còn mẹ con Lí Thông bị trừng trị thích đáng.
- Cốt truyện thể hiện rõ đặc trưng của cốt truyện thơ Nôm: sử dụng ngôn từ gần gũi, cốt truyện thể hiện rõ quan niệm nhân quả, khát vọng công lý của nhân dân.
Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tóm tắt các sự kiện được kể, liệt kê các nhân vật và xác định nhân vật chính trong văn bản Tiếng đàn giải oan. Nhân vật chính là người như thế nào? Từ đó, nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ.
Trả lời:
- Tóm tắt sự việc được kể trong đoạn trích:
+ Ngồi trong ngục tối buồn rầu Thạch Sanh đem cây đàn ra gẩy.
+ Tiếng đàn thần vang vọng kể lại chiến tích của Thạch Sanh, bóc trần tội ác bất nhân bất nghĩa của Lí Thông, than trách nàng công chúa sao lại quên đi ơn nghĩa cứu mạng.
+ Tiếng đàn tỉ tê vang vọng tới cung điện, công chúa nghe thấy liền nhận ra, nói cười trở lại và tâu với nhà vua sự thật, sau đó vua truyền lệnh trừng phạt kẻ gian xảo Lí Thông.
- Nhân vật chính trong câu chuyện là Thạch Sanh, chàng được khắc họa với những phẩm chất tốt đẹp: hiền lành, có lòng thương người, dũng cảm, vô cùng rộng lượng với kẻ bất nhân.
- Từ hình tượng trên người đọc nhận thấy nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thể loại truyện thơ:
+ Tuyến nhân vật luôn được chia làm hai phe rõ ràng: phe chính diện – phe thiện và phe phản diện – tức phe ác. Ở đây Thạch Sanh, công chúa là phe chính diện còn mẹ con Lí Thông là phe phản diện.
+ Các sự kiện xảy ra tạo nút thắt cho câu chuyện, tạo tình tiết xung đột giữa hai phe nhân vật để miêu tả và làm nổi bật tính cách, phẩm chất của từng nhân vật, như trong “Thạch Sanh” có sự việc vua tìm người tiêu diệt chằn tinh, công chúa bị đại bàng quắp đi, cứu con vua Thủy Tề hay cây đàn thần kêu oan,...
+ Nhân vật thường bị hãm hại hoặc nhận sự trợ giúp bởi các thế lực tâm linh kì ảo phổ biến trong văn hóa dân gian Việt như xà tinh, vua Thủy Tề,...
+ Nhân vật phe thiện nhận cái kết hạnh phúc còn nhân vật phe ác sẽ nhận quả báo.
Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Cây đàn của Thạch Sanh có đặc điểm gì? Đó có phải là một nhân vật hay không? Vì sao?
Trả lời:
- Đặc điểm: đây là cây đàn thần do vua Thủy Tề tặng Thạch Sanh vì đã cứu con trai mình. Cây đàn thay cho tiếng lòng chủ nhân kêu oan, nói ra tất cả sự thật, oán trách kẻ gian tà. Âm thanh tiếng đàn “lừng lẫy như là oán ân” vang khắp nơi vọng tới cung điện, giải oan cho Thạch Sanh.
- Cây đàn không được tính là một nhân vật, đây chỉ là một công cụ thần linh ban tặng cho phép thần giúp đỡ người lương thiện khi cần thiết theo quan niệm dân gian của cha ông ta., đại diện cho ước mơ về công lý.
Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc lại những câu thơ về chi tiết tiếng đàn và cho biết:
a. Tiếng đàn đã nói giúp Thạch Sanh những điều gì? Tiếng đàn ấy đã tác động như thế nào đến các nhân vật khác trong văn bản Tiếng đàn giải oan?
b. So với truyện cổ tích “Thạch Sanh”, việc miêu tả, kể chuyện về cây đàn Thạch Sanh trong văn bản trên có gì tương đồng và khác biệt?
Trả lời:
a.
- Tiếng đàn nói giúp Thạch Sanh công trạng của chàng, vạch trần kẻ mưu mô gian xảo Lí Thông lợi dụng chàng để hưởng vinh hoa phú quý, tiếng đàn nỉ non oán trách nãng công chúa nỡ lòng quên đi ân nhân cứu mạng.
- Tiếng đàn kêu thấu trời xanh, vang vọng đến cung phi và tác động tới các nhân vật khác trong truyện:
+ Giải oan cho Thạch Sanh, mang lại công lý cho chàng.
+ Nàng công chúa nói cười trở lại, nhớ ra và tâu với vua cha về sự thật.
+ Mẹ con Lí Thông bại lộ tội ác và bị vua trừng trị.
b.
Truyện cổ tích “Thạch Sanh” |
Truyện thơ Nôm “Thạch Sanh” |
Giống nhau: Tiếng đàn thần đều là chi tiết kỳ ảo, giải oan cho Thạch Sanh, giúp công chúa hết câm lặng, mẹ con Lí Thông bị trừng trị |
|
Chỉ miêu tả tiếng đàn vang vọng tới cung vua giúp công chúa khỏi bệnh câm và Lí Thông phải nhận quả báo do tội ác của hắn. |
Tiếng đàn không chỉ là tiếng nhạc cụ nỉ non mà có thêm yếu tố kì ảo, biết kêu oan cho chủ nhân, vạch trần tội ác. Điều này giúp truyện thơ trở nên nhịp nhàng, vần điệu dễ nhớ hơn, đồng thời tăng chiều sâu cho câu chuyện, thể hiện rõ giá trị, ý nghĩa mà truyện muốn truyền đạt. |
Câu 5 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.
Trả lời:
- Chủ đề của văn bản: Khát vọng công lý.
- Căn cứ xác định chủ đề:
+ Hình ảnh cây đàn thần kể lại mọi công trạng, tố cáo kẻ ác minh oan cho nhân vật Thạch Sanh. Đây là chi tiết thể hiện khát vọng công lý, tin vào sự công bằng dành cho người hiền lành và trừng phạt kẻ ác độc.
+ Sau cùng Thạch Sanh được giải oan, Lí Thông phải trả giá vì tội bất nhân bất nghĩa, lừa lọc.
Câu 6 (trang 142 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu nội dung bao quát của văn bản Tiếng đàn giải oan. Thông qua văn bản này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?
Trả lời:
- Khái quát nội dung: Cây đàn thần thay lời Thạch Sanh nói lên sự thật, kể về công trạng của chàng, tố cáo tội ác của Lí Thông, tiếng đàn kêu oan vọng tới cung vua, từ đó hoá giải nỗi oan, bi kịch bị giam giữ trong ngục tối của Thạch Sanh.
- Thông qua hình tượng kì ảo cây đàn thần cùng câu chuyện của Thạch Sanh, tác giả thể hiện khát vọng của nhân dân ta về sự công bằng, khi công lý được thực thi để răn đe, phạt tội những kẻ gian ác, trả lại sự trong sạch cho người lương thiện, đồng thời đây cũng là niềm tin lâu đời về quy luật nhân quả, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Nhân vật lí tưởng trong kết thúc của truyện cổ tích thần kì
Thực hành tiếng Việt trang 138
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo