Soạn bài Ôn tập trang 83 lớp 9 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Ôn tập trang 83 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Ôn tập trang 83 Tập 2
Câu 1 (trang 83 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trình bày các đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.
Trả lời:
Khái niệm |
- Gồm cặp song thất (bảy tiếng) và cặp lục bát (sáu - tám tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài. |
Số chữ, số dòng |
- Mỗi khổ thơ bốn dòng được cấu trúc bằng hai dòng thất kết nối với hai dòng lục bát. |
Vần |
- Hiệp vần ở mỗi cặp, cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng; giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền. |
Nhịp |
- Thường ngắt nhịp 3/4 ở hai dòng thất, 2/2/2 và 2/2/2/2 ở cặp lục bát. |
Hài thanh |
- Cặp song thất lấy tiếng ở vị trí thứ ba làm chuẩn, có thể có thanh bằng hoặc thanh trắc nhưng không bắt buộc. Cặp lục bát thì sự đối xứng bằng - trắc chặt chẽ hơn (giống như thơ lục bát). |
Câu 2 (trang 83 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Đọc lại các văn bản đã học và điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):
Văn bản |
Từ ngữ, hình ảnh độc đáo |
Mạch cảm xúc |
Cảm hứng chủ đạo |
Chủ đề |
Nỗi nhớ thương của người chinh phụ |
|
|
|
|
Hai chữ nước nhà |
|
|
|
|
Tì bà hành |
|
|
|
|
Trả lời:
Văn bản |
Từ ngữ, hình ảnh độc đáo |
Mạch cảm xúc |
Cảm hứng chủ đạo |
Chủ đề |
Nỗi nhớ thương của người chinh phụ |
Lâm hành, oanh chưa bén liễu, ước nẻo quyên ca, ý nhi, đăng đồ, mai chưa dạn gió, độ đào bông, tuyết mai, phù dùng. |
Nỗi nhớ thương, cô đơn xen lẫn lời hờn trách người chồng vì đã sai hẹn; rồi chuyển sang lo lắng cho an nguy của người chồng nơi ải xa; Cuối cùng là sự hi vọng mãnh liệt về ngày được đoàn tụ với chồng. |
Nỗi nhớ và sự chờ đợi, người chinh phụ không chỉ thể hiện nỗi đau đớn vì thiếu vắng người chồng mà còn bộc lộ sự khao khát mãnh liệt về ngày được đoàn tụ. |
Nỗi nhớ thương của người chinh phụ dành cho người chồng ra trận. |
Hai chữ nước nhà |
Cha xót phận tuổi già sức yếu; Giang sơn gánh vác sau này cậy con; Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây,… |
Tình cảm mãnh liệt với đất nước, khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc. |
Ca ngợi lòng yêu nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc; đồng thời bộc lộ nỗi lo lắng về tương lai và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước. |
Tinh thần yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.
|
Tì bà hành |
Dẫu chưa nên khúc mà tình đà thoảng bay; hoa oanh ríu rít nhau; nước tuôn róc rách; Nghe não ruột khác tay đàn trước; Khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi;… |
Nỗi cô đơn, buồn bã; miêu tả tiếng đàn và nỗi lòng của người ca nữ; cảm xúc lắng đọng của sự đồng điệu, đồng cảm hòa làm một với tâm tình của tác giả. |
Sự đồng điệu, đồng cảm với cảm xúc giữa người chơi đàn và tác giả - người nghe đàn. |
Thân phận long đong của người nghệ sĩ. |
Câu 3 (trang 83 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhận xét về vần, nhịp của đoạn trích sau:
Ngập ngừng lá rụng cành trâm.
Buổi hôm nghe dậy tiếng cầm xôn xao.
137. Hẹn nơi nao, Hán Dương cầu nọ,
Chiều lại tìm, nào có tiêu hao.
Ngập ngừng gió thổi áo bào,
Bãi hôm tuôn dầy nước trào mênh mông.
141. Tin thường lại người không thây lại.
Hoa dương tàn đã trải rêu xanh.
Rêu xanh mấy lớp chung quanh,
Chân đi một bước, trăm tình ngẩn ngơ.
(Chinh phụ ngâm, nguyên tác chữ Hán: Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm: Phan Huy Ích)
Trả lời:
- Tuân thủ theo quy tắc về vần, nhịp của thể thơ song thất lục bát.
+ Vần: vần bằng, gieo vần ở các tiếng cuối của câu 2, 4, 6, 8, 10, 12.
+ Nhịp: 2/2/4 và 3/4
=> Tạo nên âm hưởng du dương, uyển chuyển cho đoạn thơ. Thể hiện tâm trạng bâng khuâng, ngỡ ngàng, buồn thương của nhân vật trữ tình.
Câu 4 (trang 83 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định ý nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm khác nghĩa trong các nhóm từ ngữ sau:
- Thần đồng, đồng tâm hiệp lực
- Đồng minh hội, tường minh
Trả lời:
- Thần đồng, đồng tâm hiệp lực:
+ Thần đồng: chỉ những trẻ em có tài năng vượt trội, thông minh, xuất chúng.
+ Đồng tâm hiệp lực: chỉ việc mọi người cùng chung một mục tiêu, nỗ lực hợp tác để đạt được điều gì đó.
- Đồng minh hội, tường minh:
+ Đồng minh hội: chỉ sự liên kết giữa các quốc gia hoặc tổ chức để hỗ trợ lẫn nhau.
+ Tường minh: chỉ sự rõ ràng, minh bạch.
Câu 5 (trang 83 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Rút ra những điều cần lưu ý khi viết bài văn nghị luận phân tích một văn bản thơ: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và hiệu quả thẩm mĩ của nó.
Trả lời:
Những điều cần lưu ý khi viết bài văn nghị luận phân tích một văn bản thơ:
- Xác định chủ đề của bài thơ.
- Làm rõ từng khía cạnh nội dung của chủ đề, đưa ra các lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ từng luận điểm.
- Phân tích nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật: thể loại thơ, ngôn ngữ và hình ảnh, nhịp điệu, biện pháp tu từ,…
- Phân tích hiệu quả thẩm mĩ.
- Đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ cho các luận điểm.
=> Những yếu tố này sẽ giúp em viết một bài phân tích văn bản thơ sâu sắc và có tính thuyết phục cao.
Câu 6 (trang 83 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, để cuộc thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống trở nên thú vị và hữu ích, cần có những điều kiện gì?
Trả lời:
Theo em, để cuộc thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống trở nên thú vị và hữu ích, cần có những điều kiện:
- Chọn chủ đề phù hợp: thú vị, gần gũi và có tính thời sự.
- Tạo môi trường thoải mái để mọi người đều có cơ hội phát biểu ý kiến.
- Chọn người dẫn dắt để giữ cho cuộc trò chuyện đi đúng hướng và không bị lạc đề, đồng thời đưa ra câu hỏi mở để kích thích tư duy và tạo ra sự tương tác.
- Ghi lại những điểm chính và kết luận để mọi người có thể ghi nhớ và áp dụng trong thực tế.
=> Những điều kiện này sẽ giúp cuộc thảo luận trở nên thú vị, hiệu quả và có giá trị thực tiễn cho tất cả các thành viên tham gia.
Câu 7 (trang 83 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Vì sao cần chia sẻ tình cảm của mình với người khác và thấu hiểu cảm xúc của họ?
Trả lời:
Cần chia sẻ tình cảm của mình với người khác và thấu hiểu cảm xúc của họ vì:
- Chia sẻ tình cảm giúp tạo ra sự gần gũi và thân thiết trong các mối quan hệ.
- Khi mình chia sẻ, người khác sẽ cảm thấy tin tưởng và thoải mái hơn khi mở lòng với mình.
- Nói ra những cảm xúc tiêu cực giúp giảm bớt căng thẳng và lo âu. Biết rằng có người lắng nghe và hiểu mình giúp tạo ra cảm giác an toàn và yên tâm.
- Thấu hiểu cảm xúc của người khác giúp bạn có cái nhìn đa chiều về cuộc sống và những trải nghiệm của họ.
=> Chia sẻ tình cảm và thấu hiểu cảm xúc của người khác không chỉ làm phong phú thêm mối quan hệ mà còn góp phần vào sự phát triển cá nhân, nâng cao sức khỏe tinh thần và tạo ra một môi trường xã hội tích cực hơn.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Nỗi nhớ thương của người chinh phụ
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo