Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn (trang 76) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn trang 76 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn
* Hướng dẫn đọc
Nội dung chính: Văn bản Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn của Ngô Nam cung cấp đầy đủ những thông tin về vị trí địa lí, nguồn gốc và quá trình hình thành của Cột cờ Thủ Ngữ từ thời kì kháng chiến cho đến nay, đồng thời làm nổi bật bề dày lịch sử của Cột cờ Thủ Ngữ. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa này cho các thế hệ sau.
Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Mục đích viết của văn bản trên là gì? Những đặc điểm nào của văn bản giúp em nhận ra mục đích ấy?
Trả lời:
- Mục đích viết của văn bản: tác giả muốn cung cấp thông tin về Cột cờ Thủ Ngữ, qua đó làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của nó.
- Những đặc điểm giúp em nhận ra mục đích ấy:
+ Về cấu trúc của văn bản: gồm có 3 phần.
Phần mở đầu |
- Giới thiệu khái quát về Cột cờ Thủ Ngữ. |
Phần nội dung |
- Giới thiệu một cách có hệ thống những phương diện khác nhau: + Một trong những công trình cổ nhất của Sài Gòn. + Bề dày lịch sử. |
Phần kết thúc |
- Nhận xét khái quát về giá trị của di tích Cột cờ Thủ Ngữ; qua đó, bày tỏ tình cảm, thái độ của tác giả dành cho di tích lịch sử này. |
+ Về đặc điểm hình thức của văn bản:
Hệ thống đề mục |
- Sử dụng hệ thống đề mục làm nổi bật nội dung chính của văn bản: + Một trong những công trình cổ nhất của Sài Gòn. + Bề dày lịch sử. |
Từ ngữ chuyên ngành |
- Sử dụng từ ngữ chuyên ngành kiến trúc: chân đế, khối nhà, mặt bằng, kết cấu,… - Sử dụng từ ngữ chuyên ngành lịch sử: Cách mạng tháng Tám, lực lượng quân và dân Nam Bộ,… |
Từ ngữ giàu giá trị miêu tả, biểu cảm |
- Nhộn nhịp, quyết liệt, ngoan cường,… |
Hình ảnh minh họa |
- Đẹp, sắc nét. |
+ Về cách trình bày thông tin của văn bản: trình bày thông tin theo trình tự thời gian.
Câu 2 (trang 77 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra cách trình bày thông tin của phần văn bản: “Cách mạng tháng Tám thành công… sự hi sinh anh dũng vì Tổ quốc của những người Việt Nam” và tác dụng của (các) cách trình bày thông tin này.
Trả lời:
- Phần văn bản: “Cách mạng tháng Tám thành công… sự hi sinh anh dũng vì Tổ quốc của những người Việt Nam” được trình bày thông tin theo trật tự thời gian.
- Tác dụng: giúp người đọc dễ dàng nắm bắt diễn biến lịch sử của di tích Cột cờ Thủ Ngữ qua các sự kiện, đồng thời tạo mạch liên kết các sự kiện lại với nhau, từ đó hiểu rõ hơn về mạch phát triển của các sự kiện.
Câu 3 (trang 77 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định (những) thông tin cơ bản và chi tiết của phần văn bản: “Sau khi chiếm được Nam Kỳ, vào năm 1862, người Pháp tiến hành xây dựng khu thương cảng Sài Gòn … và đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đang thấy hiện nay”. Nhận xét vai trò của các chi tiết trong phần văn bản đã nêu.
Trả lời:
- Thông tin cơ bản của phần văn bản: quá trình hình thành và xây dựng, sửa chữa của di tích Cột cờ Thủ Ngữ.
- Thông tin chi tiết của phần văn bản:
+ Sau khi chiếm được Nam Kỳ, vào năm 1862, người Pháp tiến hành xây dựng khu thương cảng Sài Gòn làm đầu mối giao thương với quốc tế.
+ Năm 1863, tòa nhà trụ sở của hãng vận tải biển này được xây dựng ở hữu ngạn sông Sài Gòn,… Vì thế sau này dân gian quen gọi là Cột cờ Thủ Ngữ.
+ Ban đầu, cột tín hiệu này được làm đơn giản bằng gỗ cột buồm trồng xuống đất, không có khối công trình gì ở chân đế.
+ Giai đoạn 1867 – 1910, cột cờ được dựng lại bằng sắt, cao khoảng 40 m và đã xuất hiện thêm sàn để đứng kéo cờ.
+…
+ Từ năm 1975 – 2000, công trình trải qua một số đợt cải tạo, và đến năm 2011 thì được trùng tu với hình dáng kiến trúc như chúng ta đã thấy hiện nay.
- Vai trò của các chi tiết trong phần văn bản đã nêu:
+ Giúp người đọc hiểu rõ hơn về bối cảnh, nguyên nhân dẫn đến quá trình hình thành và phát triển của Cột cờ Thủ Ngữ.
+ Tạo ra sự liên kết giữa quá khứ và hiện tại, giúp người đọc nhận thức rõ hơn về quá trình phát triển của thành phố Sài Gòn và giá trị của di tích Cột cờ Thủ Ngữ trong đời sống hiện đại.
Câu 4 (trang 77 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Văn bản sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ nào? Nêu tác dụng của chúng.
Trả lời:
- Văn bản sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ: hình ảnh.
- Vai trò: giúp minh họa và tạo sự sinh động cho văn bản, giúp người đọc dễ dàng hình dung về kiến trúc của di tích Cột cờ Thủ Ngữ; ngoài ra, nó có thể khơi gợi cảm xúc và tạo ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Câu 5 (trang 77 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Lí giải ý nghĩa của nhan đề Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn trong việc thể hiện (các) thông tin cơ bản của văn bản.
Trả lời:
- Ý nghĩa của nhan đề Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn trong việc thể hiện (các) thông tin cơ bản của văn bản:
+ Giúp người đọc nhận diện rõ ràng đối tượng chính được nói đến trong văn bản là di tích Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn.
+ “Di tích cổ” khẳng định tuổi đời và gợi nhớ đến những bề dày lịch sử, làm nổi bật tầm quan trọng của Cột cờ Thủ Ngữ trong bối cảnh lịch sử Việt Nam.
+ Xác định được nơi tọa lạc của di tích Cột cờ Thủ Ngữ là bên sông Sài Gòn.
+ Nhan đề khéo léo gợi mở cho người đọc về nội dung văn bản, khuyến khích họ tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, ý nghĩa của di tích Cột cờ Thủ Ngữ.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được UNESCO công nhận
Viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo