Soạn bài Bản sắc dân tộc: Cái gốc của mọi công dân toàn cầu (trang 18) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Bản sắc dân tộc: Cái gốc của mọi công dân toàn cầu trang 18 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Bản sắc dân tộc: Cái gốc của mọi công dân toàn cầu
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Tác giả bài viết đã đề cập đến xu thế toàn cầu hóa, từ đó kêu gọi người dân nâng cao trách nhiệm cá nhân trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản. Lí lẽ và bằng chứng nào em ấn tượng nhất? Vì sao?
Trả lời:
Luận đề |
Luận điểm |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Sự dung hòa giữa giá trị truyền thống và hội nhập quốc tế với mỗi công dân toàn cầu |
Luận điểm 1: Khi một người tự hào nói rằng “tôi là công dân toàn cầu”, có nghĩa là những việc anh ta đã và đang góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn |
Những công dân toàn cầu tương lai sẽ không chỉ chèo lái con tàu đất nước… phạm vi toàn cầu |
- Bởi lẽ họ hiểu rằng, có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng… không gian giới hạn nào. - Những vấn đề đó chỉ được giải quyết… thách thức lớn nhất của thế giới |
Luận điểm 2: Đặc trưng của toàn cầu hóa là sự đón nhận và trân trọng đóng góp |
Nhiều ý kiến cho rằng khi “thế giới phẳng”, các nền văn hóa sẽ giao thoa… mang một màu sắc đặc trưng của dân tộc mình. Điều đó là không đúng… màu sắc đặc trưng của dân tộc. |
- Có gần 1.4 tỉ người Trung Quốc trên hành tinh… bản sắc Trung Hoa của mình. - Các nước châu Âu là nơi nhất thể hóa… xóa nhòa. - Bên cạnh đó mỗi quốc gia… chấp nhận, thể hiện một bản sắc riêng. |
- Em thích nhất lí lẽ: Toàn cầu hóa không đồng nghĩa với việc hòa tan bản sắc, mà là sự giao thoa và tôn trọng sự đa dạng văn hóa. Mỗi công dân, mỗi dân tộc là một mảnh ghép độc đáo trong bức tranh chung của nhân loại nhưng vẫn mang trong mình màu sắc đặc trưng của dân tộc.
- Vì:
+ Toàn cầu hóa mang lại cơ hội cho các quốc gia và dân tộc khác nhau để trao đổi, học hỏi và phát triển cùng nhau.
+ Việc giao thoa văn hóa giúp mở rộng kiến thức và nhận thức của mỗi người, đồng thời tạo ra một môi trường sống đa dạng và phong phú.
Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: “Một người công dân toàn cầu thực sự sẽ bổ sung giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình vào nền văn hóa chung toàn cầu”. Tìm một vài ví dụ trong thực tế cuộc sống để làm sáng tỏ suy nghĩ của em.
Trả lời:
- Em đồng tình với ý kiến của tác giả.
- Vì:
+ Giá trị của mỗi công dân toàn cầu thể hiện ở chỗ họ đóng góp giá trị văn hóa truyền thống dân tộc vào nền văn hóa chung toàn cầu.
+ Lan tỏa văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc giúp bạn bè thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn.
- Ví dụ:
+ Sự kiện Áo dài xuất hiện tại Paris Fashion Week, nhà thiết kế Công Trí đã mang bộ sưu tập áo dài cách tân lên sàn diễn quốc tế và nhận được lời khen ngợi từ giới chuyên môn.
+ Nhã nhạc cung đình Huế được biểu diễn tại Liên hoan âm nhạc cổ điển châu Á được tổ chức tại Tokyo.
+ Miss Grand International 2021 – Nguyễn Thúc Thùy Tiên: Nâng tầm hình ảnh phụ nữ Việt Nam, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế thông qua các hoạt động truyền thông, từ thiện,…
Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm hiểu và giới thiệu với các bạn một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Việt Nam.
Trả lời:
Một trong những trang phục dân tộc đẹp nhất thế giới chính là tà áo dài cổ truyền, thanh lịch của Việt Nam. Tà áo bó sát người, lướt trên những đường cong uyển chuyển của người con gái ngày nay có nguồn gốc từ trang phục quý tộc triều Nguyễn vào thế kỷ 18.
Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam, là niềm tự hào của dân tộc. Áo dài có lịch sử lâu đời, bắt nguồn từ những chiếc áo giao lĩnh của người phụ nữ Việt Nam từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Trải qua thời gian, áo dài đã có nhiều thay đổi về kiểu dáng, chất liệu nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Áo dài được may bằng chất liệu vải mềm, mịn, thường là lụa, gấm, nhung,... Áo có hai phần chính là thân trước và thân sau, nối liền với nhau bằng hai vạt áo. Thân áo được may ôm sát cơ thể, tạo nên vẻ đẹp duyên dáng, thanh lịch cho người mặc. Vạt áo dài có thể xẻ tà hoặc không xẻ, tùy theo sở thích của người mặc.
Áo dài có nhiều kiểu dáng khác nhau, phù hợp với từng dịp sử dụng. Áo dài truyền thống thường được mặc trong các dịp lễ hội, sự kiện quan trọng. Áo dài cách tân được thiết kế đơn giản, hiện đại hơn, phù hợp với nhiều hoàn cảnh khác nhau.
Áo dài không chỉ là trang phục truyền thống mà còn là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Áo dài đã được giới thiệu đến bạn bè quốc tế và được nhiều người yêu thích. Áo dài là niềm tự hào của người Việt Nam, là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của đất nước.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo