Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến (trang 52) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 52 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 19 20/11/2024


Soạn bài Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

* Hướng dẫn

Câu lạc bộ Văn học tổ chức buổi thuyết trình về đề tài “Sức mạnh của văn chương với đời sống”. Em hãy nghe, tóm tắt bài thuyết trình và nhận xét về tính thuyết phục của ý kiến, chỉ ra những hạn chế (nếu có) về lập luận và bằng chứng.

1. Chuẩn bị trước khi nghe

- Mục đích: Nghe để hiểu thêm về vai trò, lợi ích của văn chương với đời sống.

- Tìm hiểu trước về chủ đề buổi thuyết trình bằng cách đọc lại văn bản Ý nghĩa văn chương, tìm đọc thêm tư liệu liên quan đến chủ đề.

- Chuẩn bị giấy, bút (bút màu, bút dạ quang,…) để ghi chép và đánh dấu hoặc gạch chân những thông tin quan trọng.

- Chuẩn bị phiếu ghi chép (tham khảo mẫu sau):

Tên đề tài:…………………………………………………………………………….

STT

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng

Câu hỏi của tôi (nếu có)

Tính thuyết phục của ý kiến và hạn chế của lập luận (nếu có)

1

2

3

2. Nghe và ghi chép

- Nghe và ghi các ý chính, từ khóa trong bài thuyết trình để nhận ra các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng.

- Ghi lại những câu hỏi mà em muốn trao đổi với người thuyết trình.

3. Đọc lại, chỉnh sửa và chia sẻ

- Đọc lại và trao đổi nội dung ghi chép với các bạn khác và chỉnh sửa (nếu có).

- Nhận biết tính thuyết phục của ý kiến và hạn chế của lập luận (nếu có).

- Khi lập luận, cần tránh các biểu hiện sau:

+ Khẳng định một vấn đề đúng bởi vì số đông cho rằng nó đúng.

+ Cho rằng hễ những gì thuộc về truyền thống thì luôn đúng.

+ Từ một điểm, một mặt giống nhau mà kết luận hai sự vật, hiện tượng là hoàn toàn giống nhau.

+ Cho rằng vấn đề chỉ có thể đúng hoặc sai trong khi thực tế có thể trung lập giữa đúng và sai.

- Lưu ý một số lỗi về bằng chứng thường gặp:

+ Bằng chứng chưa tiêu biểu: Bằng chứng đưa ra có tính chất cá biệt, không có sức khái quát, không thể hiện rõ đặc điểm của luận điểm cần phân tích.

+ Bằng chứng chưa cụ thể: Bằng chứng nêu ra chung chung, thiếu các thông tin cụ thể để làm rõ cho luận điểm.

+ Bằng chứng chưa xác thực: Bằng chứng chưa được kiểm chứng, bị ngụy tạo, bị trích dẫn sai hoặc trích dẫn tách khỏi ngữ cảnh dẫn đến bị hiểu sai, hiểu chưa đầy đủ.

- Nêu câu hỏi về những điều em còn chưa rõ trong nội dung bài nói, nhận xét về tính thuyết phục, những hạn chế về lập luận, bằng chứng (nếu có).

- Trao đổi với các bạn về:

+ Cách nghe, tóm tắt và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến.

+ Những lưu ý để trình bày ý kiến được thuyết phục, chặt chẽ, tránh các lỗi về lập luận, lỗi về dẫn chứng.

* Bài viết tham khảo

Sau đây, tôi xin nhận xét về bài thuyết trình "Sức mạnh của văn chương với đời sống":

1. Nội dung:

- Bài thuyết trình đề cập đến vai trò và sức mạnh của văn chương đối với đời sống. Người thuyết trình đã làm rõ khái niệm văn học/văn chương, sau đó thảo luận và chứng minh sức mạnh của văn chương thông qua hai khía cạnh chính:

- Văn chương tố cáo và thay đổi xã hội:

+ Văn chương phản ánh những sự thật của xã hội, lên án bất công và tàn ác.

+ Văn chương có sức mạnh thúc đẩy con người thức tỉnh, chiến đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn để thay đổi thế giới.

- Văn chương làm phong phú tâm hồn con người:

+ Văn chương giúp khơi gợi lòng yêu quê hương, đất nước, gia đình và cuộc sống.

+ Văn chương giúp ta học cách đối nhân xử thế, giáo dục những đức tính nhân hậu và lòng khoan dung.

2. Hình thức:

- Ưu điểm:

+ Bài thuyết trình đã đưa ra nhiều lập luận mới mẻ, rõ ràng và mang tính thuyết phục cao.

+ Việc phân tích vấn đề ở nhiều góc độ làm tăng sức thuyết phục cho luận đề.

- Hạn chế: Cần bổ sung thêm nhiều ví dụ, dẫn chứng từ các tác phẩm văn học cụ thể.

Tóm lại, bài thuyết trình đã thành công trong việc làm nổi bật sức mạnh của văn chương đối với đời sống, nhưng vẫn cần thêm dẫn chứng để hoàn thiện hơn.

- Sử dụng bảng kiểm dưới đây để tự đánh giá kĩ năng nghe của bản thân.

Bảng kiểm kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Chuẩn bị trước khi nghe

Xác định mục đích nghe

Tìm hiểu trước chủ đề bài thuyết trình

Nghe và ghi chép

Nhận biết được tính thuyết phục của ý kiến và hạn chế của lập luận (nếu có)

Ghi được (những) câu hỏi cần trao đổi với người trình bày ý kiến

Ghi được ý chính của ý kiến

1 19 20/11/2024