Soạn bài Vẻ đẹp của Sông Đà (trang 20) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Vẻ đẹp của Sông Đà trang 20 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 50 21/11/2024


Soạn bài Vẻ đẹp của Sông Đà

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Văn bản nói về vẻ đẹp hung bạo, thơ mộng và trữ tình của Sông Đà. Qua đó, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của tác giả Nguyễn Tuân.

Soạn bài Vẻ đẹp của Sông Đà (trang 20) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vẻ đẹp Sông Đà hiện lên như thế nào trong văn bản và được miêu tả từ những góc nhìn nào? Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện Sông Đà từ những góc nhìn đó?

Trả lời:

- Vẻ đẹp Sông Đà hiện lên rất hung bạo và trữ tình, thơ mộng.

- Vẻ đẹp ấy được miêu tả từ những góc nhìn: từ trên tàu bay nhìn xuống, từ một cái dốc núi nhìn xuống, từ con thuyền trôi trên sông.

+ Từ trên tàu bay nhìn xuống: cái dây thừng ngoằn ngoèo; từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình; Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.

+ Từ một cái dốc núi nhìn xuống: bờ Sông Đà; bãi Sông Đà; chuồn chuồn bươm bướm trên Sông Đà.

+ Từ con thuyền trôi trên sông: cảnh ven sông lặng tờ; nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa; cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp; bờ sông hoang dại, hồn nhiên.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu văn:

- Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.

- Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

Trả lời:

- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh ở câu thứ nhất: tác giả so sánh “con Sông Đà” như “một áng tóc trữ tình” giúp gợi lên hình ảnh thơ mộng, lãng mạn của dòng sông.

- Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh ở câu thứ hai: tác giả so sánh “bờ sông” với “bờ tiền sử”“nỗi niềm cổ tích tuổi xưa” tạo cảm giác về sự hoang sơ, nguyên thủy của thiên nhiên, như chưa bị tác động bởi bàn tay của con người.

=> Biện pháp tu từ so sánh ở hai câu văn trên đã giúp Nguyễn Tuân tô điểm và làm nổi bật vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, tráng lệ của sông Đà.

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tác giả thể hiện cảm xúc gì khi miêu tả Sông Đà? Tìm những chi tiết từ văn bản để làm rõ ý kiến của em.

Trả lời:

- Nguyễn Tuân đã thể hiện cảm xúc tự hào, trân trọng, đắm say trước vẻ đẹp của Sông Đà cũng như quê hương đất nước.

- Những chi tiết thể hiện cảm xúc đó:

+ Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la.

+ Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà.

+ Mùa xuân dòng xanh ngọc bích.

+ Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ.

+ Chưa hề bao giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp.

+ Gặp lại cố nhân.

Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm những từ ngữ mà em cho là mới mẻ, thú vị trong văn bản và giải nghĩa các từ ngữ đó.

Trả lời:

- “Tiền sử”: quá khứ xa xưa, cổ kính, như một di sản từ thời tiền sử.

- “Hoang dại”: nguyên sơ, chưa bị tác động của con người, gợi lên vẻ đẹp tự nhiên, của dòng sông và bờ sông.

- “Hồn nhiên”: vẻ đẹp thuần khiết, nguyên sơ của Sông Đà, chưa bị ô nhiễm hay can thiệp bởi con người.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ Văn trang 11

Quê hương

Bếp lửa

Thực hành tiếng Việt trang 20

Mùa xuân nho nhỏ

Làm một bài thơ tám chữ

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống

Ôn tập trang 30

1 50 21/11/2024