Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trang 18) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trang 18 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết
* Bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết: thuộc kiểu bài nghị luận xã hội, trong đó, người viết nêu lí lẽ, bằng chứng để phân tích một vấn đề cần giải quyết, từ đó, đưa ra những giải pháp khả thi, thuyết phục cho vấn đề.
* Yêu cầu đối với kiểu văn bản:
Nội dung |
Xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục |
Hình thức |
Lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí. |
Bố cục |
- Mở bài: giới thiệu vấn đề cần giải quyết, tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề. - Thân bài: giải thích vấn đề cần giải quyết; phân tích vấn đề (thực trạng, nguyên nhân, tác hại) và đề xuất các giải pháp khả thi, thuyết phục. - Kết bài: khẳng định lại ý kiến về tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề; nêu bài học cho bản thân (về suy nghĩ, hành động) |
* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:
Văn bản: Những giải pháp khắc phục tình trạng tin giả trên mạng Internet
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản trên bàn luận đến vấn đề gì?
Trả lời:
- Văn bản trên bàn luận đến vấn đề: Những giải pháp khắc phục tình trạng tin giả trên mạng Internet.
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định đoạn văn giải thích và nêu ý nghĩa của thao tác giải thích đối với nội dung văn bản.
Trả lời:
- Xác định đoạn văn giải thích: “Tin giả là những thông tin sai lệch, phiến diện, gây hiểu lầm, được tình bày dưới dạng giống tin thật (như bài báo, đoạn phim, bản tin,…)
- Ý nghĩa của thao tác giải thích: giải thích định nghĩa, giúp người đọc nắm được thông tin của khái niệm.
Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tác giả bài viết đã phân tích vấn đề trên những khía cạnh nào?
Trả lời:
- Tác giả bài viết đã phân tích vấn đề trên những khía cạnh:
+ Thực trạng.
+ Nguyên nhân.
+ Tác hại.
Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Các giải pháp tác giả đưa ra là gì? Em có nhận xét gì về các giải pháp này?
Trả lời:
- Các giải pháp tác giả đưa ra là:
+ Giải pháp thứ nhất: Quản lí. Tuyên truyền về tác hại của tin giả và giúp mọi người hình thành kĩ năng nhận biết tin giả.
+ Giải pháp thứ hai đến từ mỗi người sử dụng mạng xã hội. Chúng ta cần học cách xác thực thông tin trên mạng và chịu trách nhiệm với hành vi lan truyền thông tin.
- Nhận xét: Các giải pháp được tác giả đưa ra có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng với mọi đối tượng trong cuộc sống.
* Hướng dẫn quy trình viết:
Đề bài (trang 21 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Câu lạc bộ truyền thông của trường tổ chức diễn đàn Giúp nhau tiến bộ, đăng những bài viết đề xuất giải pháp cho các vấn đề mà học sinh thường gặp phải. Em hãy chọn một vấn đề mà mình quan tâm, viết bài nghị luận để gửi đăng ở diễn đàn này.
1. Chuẩn bị trước khi viết
* Đề tài bài viết là một vấn đề mà học sinh thường gặp, cần có giải pháp khắc phục. Bài viết sẽ hay hơn nếu em chọn được vấn đề mà bản thân và các bạn quan tâm, gần gũi với thực tế cuộc sống.
* Mục đích viết của bài này là gì? Đối tượng người đọc là ai? Họ mong chờ, thu nhận được điều gì từ bài viết của em? Trên cơ sở đó, em hãy lựa chọn cách viết phù hợp.
* Thu thập các bài báo, đoạn phỏng vấn, bài nghiên cứu,… liên quan đến đề tài cần viết, lập bảng thống kê tài liệu thu thập được. Ghi chép các thông tin hữu ích, những giải pháp đã thực hiện để giải quyết, khắc phục vấn đề.
2. Tìm ý, lập dàn ý
* Liệt kê các ý tưởng cho bài viết dựa vào sơ đồ sau:
Phân tích vấn đề |
Giải pháp |
- Vấn đề diễn ra như thế nào? - Nguyên nhân của vấn đề là gì? - Hậu quả mà vấn đề gây ra? |
- Giải pháp 1… - Giải pháp 2… - Giải pháp |
- Lưu ý: Có thể phân tích vấn đề trên nhiều phương diện: cá nhân – gia đình – nhà trường – xã hội, chủ quan – khách quan, trong nước – ngoài nước,…
* Để tăng tính khả thi, thuyết phục cho các giải pháp, cần trả lời những câu hỏi:
- Ai là người thực hiện giải pháp?
- Thực hiện giải pháp như thế nào? Các bước tiến hành ra sao?
- Có phương tiện gì hỗ trợ thực hiện giải pháp hay không?
- Những bằng chứng nào cho thấy giải pháp có hiệu quả trong thực tế?
* Chọn lọc, sắp xếp các ý để lập dàn ý, dựa vào sơ đồ sau:
Mở bài |
- Giới thiệu vấn đề - Nêu tầm quan trọng của việc giải quyết, khắc phục vấn đề |
Thân bài |
1. Giải thích vấn đề 2. Phân tích vấn đề: - Thực trạng - Nguyên nhân - Hậu quả 3. Nêu giải pháp khắc phục vấn đề - Giải pháp 1… - Giải pháp 2… |
Kết bài |
- Khẳng định lại ý nghĩa của việc khắc phục, giải quyết vấn đề - Rút ra bài học cho bản thân |
3. Viết bài
- Viết bài văn hoàn chỉnh, đảm bảo đúng chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
- Lưu ý:
+ Kết hợp nêu luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
+ Tách đoạn hợp lí, sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết luận điểm, lí lẽ, bằng chứng.
+ Có thể trích dẫn danh ngôn, nhận định để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
Bài viết tham khảo:
Trong xã hội hiện đại, chúng ta ngày càng chứng kiến sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và mạng xã hội. Tuy nhiên, một vấn đề đáng lo ngại đang dần trở nên phổ biến trong giới trẻ, đặc biệt là học sinh, đó là sự vô cảm. Đây là hiện tượng khi con người trở nên thờ ơ, không quan tâm đến người khác, không có những cảm xúc hay phản ứng trước các tình huống cần sự giúp đỡ hoặc sự đồng cảm. Sự vô cảm không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cá nhân mà còn làm suy giảm giá trị đạo đức trong môi trường học đường.
Một biểu hiện rõ ràng của vô cảm là sự thờ ơ trước những tình huống đáng lẽ cần sự quan tâm, giúp đỡ. Trong trường học, không ít học sinh chọn cách làm ngơ khi thấy bạn bè gặp khó khăn, bị bắt nạt hoặc có những vấn đề tâm lý. Thay vì đứng ra bảo vệ hoặc báo cáo với thầy cô, họ chọn cách im lặng hoặc tỏ ra không liên quan. Điều này không chỉ tạo ra một môi trường học tập lạnh lùng, thiếu sự chia sẻ mà còn khiến những học sinh gặp khó khăn cảm thấy cô lập và bị tổn thương sâu sắc.
Nguyên nhân của sự vô cảm có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Trước tiên, đó có thể là do áp lực học tập, cuộc sống khiến học sinh tập trung quá nhiều vào bản thân mà quên đi việc quan tâm đến những người xung quanh. Ngoài ra, việc tiếp xúc quá nhiều với mạng xã hội, các nội dung giải trí, đặc biệt là những nội dung tiêu cực, cũng có thể làm giảm đi khả năng cảm nhận và chia sẻ của các bạn trẻ. Bên cạnh đó, sự thiếu quan tâm và giáo dục từ gia đình và nhà trường về giá trị của sự đồng cảm cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Để khắc phục tình trạng vô cảm, mỗi học sinh cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc quan tâm đến người khác. Các trường học cũng nên tổ chức nhiều hơn các hoạt động ngoại khóa, chương trình từ thiện nhằm khuyến khích học sinh tham gia, qua đó rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đồng cảm và chia sẻ. Gia đình và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục và định hướng cho học sinh về những giá trị nhân văn, giúp các em hiểu rằng sự quan tâm, yêu thương sẽ làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
Vô cảm là một vấn đề đáng lo ngại trong giới trẻ ngày nay. Chúng ta cần nỗ lực thay đổi thói quen này, xây dựng một môi trường học đường đầy tình yêu thương và sự đồng cảm, để không chỉ giúp học sinh trưởng thành về mặt kiến thức mà còn phát triển về mặt nhân cách.
4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Đọc lại bài viết của mình và dùng bảng kiểm dưới đây để chỉnh sửa:
Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết
Tiêu chí |
Đạt |
Chưa đạt |
|
Mở bài |
Giới thiệu vấn đề cần giải quyết |
|
|
Mở bài |
Nêu tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề |
|
|
Giải quyết vấn đề |
|
|
|
Thân bài |
Trình bày luận điểm phân tích các khía cạnh của vấn đề |
|
|
Trình bày luận điểm đề xuất các giải pháp |
|
|
|
Phân tích lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ các giải pháp cần thực hiện |
|
|
|
Luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí |
|
|
|
Kết bài |
Khẳng định lại ý nghĩa của việc khắc phục, giải quyết vấn đề |
|
|
Rút ra bài học cho bản thân |
|
|
|
Diễn đạt |
Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu |
|
|
Mở bài lôi cuốn, hấp dẫn |
|
|
|
Kết bài ấn tượng |
|
|
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
Bài phát biểu của Tổng Thư kí Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
Những điều cần biết để an toàn trong không gian mạng (Dành cho trẻ em và người sắp thành niên)
Bản sắc dân tộc: Cái gốc của mọi công dân toàn cầu
Viết văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo