Soạn bài Ý nghĩa văn chương (trang 37) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Ý nghĩa văn chương trang 37 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Ý nghĩa văn chương
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Khi thưởng thức một tác phẩm văn chương, bản thân em thu nhận được điều gì?
Trả lời:
- Khi thưởng thức một tác phẩm văn chương, bản thân em thu nhận được nhiều điều lý thú và bổ ích:
+ Đặc trưng bối cảnh xã hội và cuộc sống của người dân trong thời kỳ đó.
+ Cảm nhận sâu sắc giá trị hiện thực và nhân đạo mà tác giả muốn truyền tải.
+ Sống nhân ái, biết cảm thông với những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Suy luận: Tác giả kể câu chuyện ở đầu văn bản nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Tác giả kể câu chuyện ở đầu văn bản để minh họa, dẫn dắt vào ý tưởng thơ ca bắt nguồn từ tình cảm, cảm xúc của con người. (mục đích dẫn dắt và giới thiệu về nguồn gốc của thi ca).
2. Theo dõi: Xác định một số từ ngữ, câu văn thể hiện đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn này.
Trả lời:
- Từ ngữ:
+ “phạm vi hẹp hòi của bản thân”
+ “sự sống muôn hình vạn trạng”
+ “lòng yêu thương vô cùng của nhà văn”
+ “một người yêu Thúy Kiều nồng nàn hơn Kim Trọng”
- Câu văn: “vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn”
3. Suy luận: Văn nhân, thi sĩ làm cuộc sống con người phong phú thêm bằng cách nào?
Trả lời:
- Văn nhân, thi sĩ làm phong phú thêm cuộc sống con người bằng cách dùng tình cảm và sự sáng tạo của bản thân để làm sâu sắc hơn ý nghĩa khi miêu tả thế giới.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Văn bản “Ý nghĩa văn chương” bàn luận về ý nghĩa của văn chương trong đời sống của chúng ta. Ở đây, tác giả bài viết đã làm sáng tỏ luận đề thông qua hai luận điểm: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài và Ý nghĩa của văn chương là khơi gợi cho ta những tình cảm đáng quý, đáng trân trọng. Thông qua hai luận điểm này, bài viết giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về nguồn gốc cốt yếu của văn chương, đặc biệt là ý nghĩa của văn chương đối với cuộc đời mỗi chúng ta- tạo ra tình yêu thương, sự đồng cảm và trao cho cuộc đời những ý nghĩa sâu, rộng.
Câu 1 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Luận đề của văn bản là gì? Xác định bố cục và luận điểm của văn bản dựa vào gợi ý sau (làm vào vở):
Bố cục văn bản |
Luận điểm |
Phần 1: Từ đầu đến “lòng vị tha” |
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài |
Phần 2: … |
… |
Trả lời:
Bố cục văn bản |
Luận điểm |
Phần 1: Từ đầu đến “lòng vị tha” |
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài |
Phần 2: Còn lại |
Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến nghìn lần |
Câu 2 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản. Những lí lẽ, bằng chứng trong phần 2 đã góp phần làm sáng tỏ luận đề như thế nào?
Trả lời:
Câu 3 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Lí lẽ, bằng chứng nào trong văn bản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Hãy chia sẻ ấn tượng ấy với các bạn.
Trả lời:
- Trong văn bản, lí lẽ, bằng chứng để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất đó là: “Sự sáng tạo của nhà văn gắn với tình yêu thương tha thiết, để “trao sự sống” cho nhân vật”.
- Dưới ngòi bút của nhà thơ, nhà văn, các nhân vật được khắc họa một cách rõ nét, họ có tính cách, lý lịch riêng. Tác giả đã dùng sự tài tình của mình để phác họa một thế giới riêng đầy màu sắc cho các nhân vật.
Câu 4 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhận xét về cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan trong đoạn: “Làm trọn nhiệm vụ ấy… thiếu nữ trong truyện”.
Trả lời:
Cách trình bày vấn đề khách quan |
Cách trình bày vấn đề chủ quan |
- Thể hiện qua các thông tin, bằng chứng khách quan cho thấy các đặc trưng của văn chương và quá trình sáng tạo của nhà văn: + “văn chương sẽ là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng” + “văn chương còn sáng tạo ra sự sống” + “nhà văn sẽ tạo ra những thế giới khác, những người, những vật khác” + “Sự sáng tạo này cũng có thể xem là xuất ở mối tình yêu thương tha thiết” |
- Thể hiện qua các từ ngữ, câu văn, hình ảnh cho thấy tình cảm trân trọng, ngợi ca của tác giả với ý nghĩa văn chương và quá trình sáng tạo của nhà văn: + “thoát mình ra ngoài phạm vi hẹp hòi của bản thân để sống cái đời của mọi người, mọi vật” + “vụ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thoả mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn” + “mối tình yêu thương tha thiết” + “lòng yêu thương vô cùng của nhà văn” + “chính Nguyễn Du đã trao sự sống của mình cho thiếu nữ trong truyện” |
- Nhận xét: + Hai cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan được kết hợp với nhau một cách khéo léo, trong khi trình bày thông tin khách quan, tác giả cũng đồng thời thể hiện tình cảm, cách đánh giá của mình. + Cách kết hợp này làm tăng sức thuyết phục của văn bản, vừa đảm bảo tính khách quan, chính xác, chân thực của các bằng chứng (thông qua cách trình bày vấn đề khách quan), vừa tác động vào tình cảm, khơi gợi sự đồng cảm của người đọc đối với tình cảm, đánh giá của người viết trong văn bản (thông qua cách trình bày vấn đề chủ quan). |
Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hoài Thanh cho rằng: “Trên quả đất này từ khi có loài người bao giờ vẫn núi non ấy, cây cỏ ấy, thế mà một người đời xưa với một người đời nay nào có trông thấy như nhau”. Em hãy tìm một ví dụ trong văn học cho thấy những cách nhìn khác nhau về cảnh thiên nhiên.
Trả lời:
- Một số ví dụ trong văn học cho thấy những cách nhìn khác nhau về cảnh thiên nhiên:
+ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: Tác giả miêu tả mùa xuân trong đoạn mở đầu tác phẩm với nét thanh tao, tĩnh lặng.
+ “Vội vàng” của Xuân Diệu: Tác giả miêu tả mùa xuân với nhựa sống mãnh liệt, tràn đầy sức sống.
Câu 6 (trang 40 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong bối cảnh hiện đại, khi con người phải đối mặt với nhiều vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, sự bùng nổ của mạng xã hội, trí tuệ nhân tạo,… văn chương có còn cần thiết với chúng ta không? Vì sao em cho là như vậy? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Trả lời:
Trong bối cảnh hiện đại, khi con người đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự bùng nổ của mạng xã hội và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, văn chương vẫn giữ vai trò vô cùng cần thiết. Văn chương không chỉ là phương thức giúp con người thư giãn, mà còn là cầu nối để chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân và xã hội. Trước sự biến đổi nhanh chóng của thế giới, văn chương đem lại cho ta những giá trị tinh thần tốt đẹp để nuôi dưỡng tâm hồn. Không chỉ vậy, chúng còn là phương tiện giúp ta duy trì bản sắc và có cái nhìn sâu rộng hơn về cuộc sống. Văn chương giúp chúng ta đối diện và suy ngẫm về các vấn đề phức tạp, mang đến những góc nhìn đa chiều, làm phong phú thêm trí tưởng tượng của ta. Cuối cùng, văn học còn khơi gợi sự đồng cảm, cảm thông và thấu hiểu đối với những mảnh đời bất hạnh của cuộc sống.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo