Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ (trang 33) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ trang 33 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 33 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chia sẻ một vài suy nghĩ, cảm nhận của em về bài thơ Thương vợ (Trần Tế Xương).
Trả lời:
- Sau khi đọc bài thơ Thương vợ (Trần Tế Xương), em đã có những suy nghĩ:
+ Người vợ trong bài thơ là người phụ nữ chăm chỉ, tần tảo, thương chồng thương con.
+ Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa hẩm hiu, đáng thương.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Theo dõi: Xác định một số từ ngữ, câu văn cho thấy cảm nhận, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn này.
Trả lời:
Từ ngữ |
- “người chồng thì miệt mài đèn sách” - “thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo này” - “cuộc đời phiền tạp” |
Câu văn |
- “Không còn đâu cảnh thơ mộng “bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ” nữa. Không còn được ở yên trong một mái nhà – dầu vất vả mà êm đềm thanh thản, bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp.” - “Mà đó là cuộc đời bươn chải không có kết thúc. Bươn chải đã thành số phận của bà”. |
2. Suy luận: Tác giả so sánh câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” với câu ca dao “Cái cò lặn lội bờ sông” nhằm mục đích gì?
Trả lời:
- Tác giả so sánh câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” với câu ca dao “Cái cò lặn lội bờ sông” nhằm mục đích nhấn mạnh sự độc đáo trong bài thơ “Thương vợ”: Hình ảnh người vợ hoàn toàn nhẫn nại, không chút kêu than; tiếng lòng trầm uất của người chồng yêu thương vợ.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Văn bản “Về hình tượng bà Tú trong bài “Thương vợ”” của tác giả Chu Văn Sơn là bài văn nghị luận phân tích rất sâu sắc và giàu sức thuyết phục về hình tượng bà Tú. Tác giả bài viết đã tập trung khắc họa hình tượng bà Tú trên các phương diện như: Hoàn cảnh gia đình; Bà Tú trong mối quan hệ với xã hội và bà Tú trong mối quan hệ với cộng đồng. Thông qua những khía cạnh ấy, hình tượng bà Tú hiện lên chân thực là một người phụ nữ tảo tần, tháo vát, chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con và hết lòng hy sinh vì gia đình.
Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong đoạn đầu tiên.
Trả lời:
Cách trình bày vấn đề khách quan |
Cách trình bày vấn đề chủ quan |
- Đặc điểm gia đình nhà nho do ảnh hưởng Nho giáo. + Đặc điểm bối cảnh xã hội Tây Tàu nhộn nhạo và ảnh hưởng của bối cảnh xã hội đến gia đình. + Đặc điểm cuộc đời bá Tú: bươn chải để đợi chồng thành đạt. |
- Về bối cảnh xã hội và ảnh hưởng của nó đến gia đình bà Tú: + “thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo” + “không còn đâu cảnh thơ mộng” + “không còn được ở yên trong một mái nhà – dầu vất vả mà êm đềm thanh thản” => Thể hiện thái độ không đồng tình đối với những nhộn nhạo, đảo lộn giá trị của xã hội đương thời. - Về hình tượng bà Tú: + “bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp” + “bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt” + “bươn chải đã thành số phận của bà” => Thể hiện tình cảm xót thương, trân trọng đối với bà Tú. |
Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.
Trả lời:
Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em ấn tượng với lí lẽ, bằng chứng nào nhất? Lí lẽ và bằng chứng ấy đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?
Trả lời:
- Em ấn tượng với lí lẽ phần trích dẫn hai câu luận của bài thơ.
- Lý do: Câu thơ làm nổi bật sự bao dung, độ lượng, và nhân cách cao cả của bà Tú trước duyên phận và gia cảnh.
Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tác giả bài viết cho rằng hai câu đề trong bài thơ “Thương vợ” là “cặp câu hay nhất trong bài thơ”. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng tình với ý kiến trên, bởi hai câu đề trong bài thơ đã khắc họa sự vất vả, lam lũ, khó nhọc của bà Tú. Không chỉ vậy, chúng ta còn cảm nhận sự cay đắng, nỗi niềm xót thương mà ông Tú dành cho vợ mình.
Câu 5 (trang 37 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Theo em “suốt đời hi sinh cho chồng cho con” có phải bổn phận của người phụ nữ? Hãy tìm những ví dụ trong thực tế cuộc sống để làm sáng tỏ ý kiến của mình.
Trả lời:
- Đức hi sinh không nên là bổn phận (có tính bắt buộc), và không nên là sự bắt buộc riêng đối với phụ nữ. Bởi vì bản chất giá trị của sự hi sinh là tự nguyện, nếu nó là bắt buộc thì sẽ biến thành gánh nặng và mang đến khổ đau, bất hạnh.
- Một số ví dụ trong thực tế cuộc sống: Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO của VietJet Air, trở thành một trong những nữ doanh nhân quyền lực nhất Việt Nam. Bà không chỉ làm tròn vai trò trong gia đình mà còn có sự đóng góp to lớn cho nền kinh tế Việt Nam.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo