Soạn bài Làm một bài thơ tám chữ (trang 24) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Làm một bài thơ tám chữ trang 24 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 52 21/11/2024


Soạn bài Làm một bài thơ tám chữ

* Khái niệm

- Thơ tám chữ: thể thơ mỗi dòng có tám chữ, khổ thơ dài ngắn khác nhau hoặc không chia khổ và có cách ngắt nhịp đa dạng. Về cách gieo vần, thơ tám chữ thường gieo vần chân và vần liền thành từng cặp luân phiên bằng, trắc (chẳng hạn như sông – hồng; cá – mã; giang – làng (Quê hương, Tế Hanh)).

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 24 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Làm một bài thơ tám chữ thể hiện cảm xúc của em về gia đình, bạn bè, thiên nhiên,…

Bước 1: Chuẩn bị

- Đọc lại những bài thơ ở phần Đọc để học cách thể hiện cảm xúc, suy ngẫm về cuộc sống của các nhà thơ.

- Quan sát, suy ngẫm về cuộc sống xung quanh: hình ảnh quê hương; hình ảnh người thân, bạn bè, thầy cô; hình ảnh thiên nhiên;…

- Định hình cảm xúc được gợi lên từ sự vật, hiện tượng: vui, buồn, bùi ngùi, thương nhớ,...

- Hình dung người đọc bài thơ này có thể là những ai (người lớn, trẻ em,...) để chọn cách diễn đạt cho phù hợp.

Bước 2: Làm thơ

- Diễn đạt cảm xúc, suy ngẫm của em bằng những từ ngữ, hình ảnh sống động, gợi cảm.

- Dùng từ láy, các biện pháp tu từ (nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ), hình ảnh tượng trưng,… để tăng hiệu quả biểu đạt của hình tượng thơ. Ví dụ: hình ảnh “bếp lửa” (Bếp lửa – Bằng Việt), biện pháp so sánh Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã (Quê Hương - Tế Hanh).

- Lựa chọn, bổ sung hoặc giảm bớt số từ trong một dòng thơ, đảm bảo mỗi dòng thơ có tám chữ.

- Gieo vần chân theo từng cặp (cùng thanh bằng hoặc thanh trắc) ở tiếng thứ 8 của hai dòng thơ liền nhau. Thay thế những từ ngữ đã có bằng những từ ngữ khác có vần giống hoặc gần giống.

- Sử dụng dấu câu phù hợp để tạo sự ngắt nhịp linh hoạt cho bài thơ sao cho thể hiện được chính xác tình cảm, cảm xúc của em.

- Đọc diễn cảm các câu thơ đã viết, lắng nghe xem âm thanh, nhịp điệu của bài thơ có phù hợp với cảm xúc mà em muốn thể hiện hay không.

* Bài thơ tham khảo:

Nàng xuân

Xuân ơi! Nàng đã về thật rồi sao?

Muôn hoa nở rộ, chim hót vang rừng

Gió xuân ấm áp, hương hoa thơm lừng

Cỏ xanh mơn mởn, sắc trời tươi tắn.

Xuân ơi! Nàng đã về thật rồi sao?

Mai vàng kiều diễm vẫy tay xin chào

Lộc biếc lú nhú, mầm cây xanh ngắt

Mòn mỏi đợi chờ, níu nàng ở lại.

Xuân ơi! Nàng đã về thật rồi sao?

Thỏa lòng thi sĩ bao ngày ước ao

Xuân về khỏa lấp nỗi chờ mong, say đắm

Dệt ước mơ se duyên hồng tươi thắm.

Xuân ơi! Nàng đã về thật rồi sao?

Mịt mù sương giăng, mưa dầm trước sân

Xua lạnh giá những đêm dài vô tận

Trái tim ta thổn thức đợi xuân về!

Bước 3: Chỉnh sửa

- Dùng bảng kiểm sau để kiểm tra hình thức và nội dung bài thơ:

Bảng kiểm hình thức và nội dung của một bài thơ tám chữ

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Hình thức

Có các dòng thơ tám chữ

Gieo vần đúng quy cách của thơ tám chữ

Sử dụng một số biện pháp tu từ

Từ ngữ trong bài thơ thể hiện được điều người viết muốn nói

Có một số hình ảnh sinh động, thể hiện được chủ đề của bài thơ

Có độ dài tối thiểu bốn dòng thơ

Nội dung

Bài thơ thể hiện được cảm xúc, suy ngẫm về con người hoặc thiên nhiên

Nhan đề phù hợp với nội dung bài thơ

- Đọc lại bài thơ từ vai của người đọc và trả lời câu hỏi:

+ Điều em thích nhất ở bài thơ này là gì?

+ Nên điều chỉnh những gì để giúp bài thơ hay hơn?

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ Văn trang 11

Quê hương

Bếp lửa

Vẻ đẹp của Sông Đà

Thực hành tiếng Việt trang 20

Mùa xuân nho nhỏ

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống

Ôn tập trang 30

1 52 21/11/2024