Soạn bài Hai chữ nước nhà (trang 70) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Hai chữ nước nhà trang 70 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 55 21/11/2024


Soạn bài Hai chữ nước nhà

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 70 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hãy tìm hiểu thông tin về cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 – 1428) của dân tộc ta và câu chuyện Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi trước khi bị quân Minh bắt đưa sang Trung Quốc.

Trả lời:

- Cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 – 1428) của dân tộc ta:

+ Cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 – 1428) là một trong những trang sử hào hùng của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của nhà Minh.

+ Cuộc kháng chiến này do Bình Định vương Lê Lợi lãnh đạo với sự tham gia của nhiều tướng lĩnh và nhân dân.

+ Nhiều trận đánh lớn như trận Chương Dương, trận Tốt Động – Chúc Động đã thể hiện tinh thần quyết chiến của nghĩa quân.

+ Năm 1428, quân Minh bị đánh bại, mở ra một thời kì độc lập cho đất nước.

- Câu chuyện Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi trước khi bị quân Minh bắt đưa sang Trung Quốc:

+ Ông dặn dò Nguyễn Trãi hãy giữ vững lòng yêu nước, không quên trách nhiệm với đất nước.

+ Ông nói về tâm nguyện của mình là thấy đất nước được độc lập và dặn dò con trai phải tiếp tục đấu tranh để thực hiện tâm nguyện đó.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Suy luận: Khổ thơ này thể hiện tâm trạng gì của nhân vật người cha?

Trả lời:

Khổ thơ này thể hiện tâm trạng:

- Nỗi đau và sự bất lực của bản thân khi tuổi già đến.

- Tình yêu và trách nhiệm đối với đất nước.

- Gửi gắm hi vọng và mong con tiếp tục gánh vác trọng trách bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

2. Suy luận: Nhân vật người cha đã dẫn ra những câu chuyện, nhân vật lịch sử (trong các dòng thơ từ dòng 37 đến dòng 52) nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Nhân vật người cha đã dẫn ra những câu chuyện, nhân vật lịch sử (trong các dòng thơ từ dòng 37 đến dòng 52) nhằm mục đích:

- Khơi dậy lòng tự hào và ý thức về nguồn cội.

- Khích lệ tinh thần yêu nước, trách nhiệm bảo vệ và xây dựng đất nước.

3. Suy luận: Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối?

Trả lời:

- Sự nhắc nhở của người cha về lòng biết ơn đối với công ơn sinh thành và nuôi dưỡng. Ông mong muốn con cái không quên đi nguồn gốc và những hi sinh của cha mẹ.

- Ông mong muốn con cái sống sao cho xứng đáng để không phụ lòng cha mẹ và sự hi sinh của thế hệ đi trước.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Đoạn trích là sự trăn trở của người cha về vận mệnh đất nước. Người cha nhắc nhở con cháu hãy tự hào về nguồn cội và có trách nhiệm với đất nước; phải bảo vệ và xây dựng đất nước, phải sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ đi trước.

Soạn bài Hai chữ nước nhà (trang 70) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong bài thơ như thế nào?

Trả lời:

Số chữ, số dòng

- Hai câu đầu 7 chữ (song thất).

- Hai câu tiếp theo một câu 6 chữ và một câu 8 chữ (lục bát).

Vần

- Tiếng cuối của dòng thất số 1 hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất số 2 (vần trắc): yếu – chịu.

- Tiếng cuối của dòng thất số 2 hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục số 3 (vần bằng): tay – lầy.

- Tiếng cuối của dòng lục số 3 hiệp vần với tiếng thứ sáu của dòng bát số 4 (vần bằng): lầy – này.

- Tiếng cuối của dòng bát số 4 hiệp vần với tiếng thứ năm của dòng thất số 1 của khổ thơ tiếp theo (vần bằng): con – tôn.

Nhịp

- Hai dòng thất ngắt nhịp 3/4.

- Dòng lục ngắt nhịp 2/2/2, dòng bát ngắt nhịp 2/2/2/2.

Câu 2 (trang 71 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm một số từ ngữ, hình ảnh trong văn bản mà theo em có tác dụng tăng sức cảm hóa, thuyết phục trong lời khuyên của người cha đối với người con.

Trả lời:

Một số từ ngữ, hình ảnh trong văn bản có tác dụng tăng sức cảm hóa, thuyết phục trong lời khuyên của người cha đối với người con:

- Cha xót phận tuổi già sức yếu.

- Giang sơn gánh vác sau này cậy con.

- Ngọn cờ độc lập máu đào còn dây.

- Kìa Trưng Nữ ra tay buồm lái.

- Nghìn thu tiếng nữ anh hùng còn gi.

- Kìa Hưng Đạo gặp khi quốc biến/ Vì giống nòi huyết chiến bao phen.

- Làm trai hồ thỉ bốn phương/ Sao cho khỏi thẹn với gương Lạc Hồng.

-…

=> Những từ ngữ, hình ảnh này không chỉ làm nổi bật tinh thần yêu nước mà còn khơi gợi cảm xúc, tăng sức cảm hóa, thuyết phục của người cha đối với người con. Đồng thời, người cha muốn khích lệ con hãy tiếp bước cha ông trả thù nhà, đền nợ nước.

Câu 3 (trang 71 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp, cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ trong văn bản.

Trả lời:

Tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp, cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ trong văn bản:

- Gieo vần: tạo ra sự hài hòa, dễ nhớ cho bài thơ. Vần điệu khiến cho các câu thơ trở nên nhịp nhàng, thu hút người đọc và tạo cảm giác liền mạch.

- Ngắt nhịp: việc ngắt nhịp hợp lí giúp nhấn mạnh những ý chính trong câu thơ, tạo ra nhịp điệu độc đáo.

- Điệp từ, điệp ngữ: nhấn mạnh cảm xúc, thông điệp chính của bài thơ, tạo ra một cảm giác khẩn thiết, như một lời kêu gọi từ trái tim hãy trả thù quân giặc để bảo vệ giang san, đất nước.

Câu 4 (trang 71 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định bố cục, từ đó chỉ ra mạch cảm xúc của văn bản.

Trả lời:

- Bố cục: Gồm 3 phần:

+ Phần 1 (từ câu 29 – câu 32): sự trăn trở của người cha về tuổi già, không làm được gì, đành cậy nhờ con thay mình làm tròn bổn phận với nước nhà.

+ Phần 2 (từ câu 33 – câu 48): niềm tự hào về những chiến công của các anh hùng trong lịch sử và bổn phận gìn giữ, phát triển đất nước của thế hệ trẻ.

+ Phần 3 (từ câu 49 – câu 64): nỗi lo lắng về tình hình hiện tại, nhấn mạnh trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ đất nước.

Câu 5 (trang 72 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản. Cho biết một số căn cứ để xác định chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề: tinh thần yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.

- Cảm hứng chủ đạo: ca ngợi lòng yêu nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc; đồng thời bộc lộ nỗi lo lắng về tương lai và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.

- Một số căn cứ để xác định chủ đề:

+ Nội dung chính: nhắc nhở con cháu về tổ tông và những hi sinh của họ vì nước, thể hiện rõ trách nhiệm của thế hệ sau.

+ Hình ảnh lịch sử: việc nhắc đến các nhân vật anh hùng như Trưng Nữ Vương và Hưng Đạo Vương cho thấy sự tôn vinh và ca ngợi lòng yêu nước.

+ Câu hỏi tu từ: “Mà nay sẻ nghé tan đàn vì ai?” thể hiện sự trăn trở về hiện tại, cho thấy tác giả đang kêu gọi thế hệ trẻ cần có trách nhiệm hơn với dân tộc.

+ Từ ngữ và hình ảnh: các từ ngữ mạnh mẽ như “giết giặc”, “ngọn cờ độc lập”, “gươm reo chính khí” gợi lên tinh thần đấu tranh và khát vọng tự do, làm nổi bật chủ đề yêu nước.

Câu 6 (trang 72 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Thông điệp mà tác giả gửi gắm thông qua văn bản là gì?

Trả lời:

- Dựa vào câu chuyện chia li giữa hai cha con Nguyễn Phi Khanh và Nguyễn Trãi để khơi dậy lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ và xây dựng đất nước, khuyến khích thế hệ trẻ hãy tự hào về cội nguồn. Đồng thời, nhắc nhở hệ trẻ cần có trách nhiệm hơn trong việc gìn giữ và phát triển đất nước.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ Văn trang 64

Nỗi nhớ thương của người chinh phụ

Bức thư tưởng tượng

Thực hành tiếng Việt trang 74

Tì bà hành

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống

Ôn tập trang 83

1 55 21/11/2024