Soạn bài Thực hiện một cuộc phỏng vấn (trang 146) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Thực hiện một cuộc phỏng vấn trang 146 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 11 20/11/2024


Soạn bài Thực hiện một cuộc phỏng vấn

* Phỏng vấn là cuộc trao đổi về một chủ đề nhất định, trong đó người phỏng vấn nêu cầu hỏi và người được phỏng vấn nêu câu trả lời.

Đề bài (trang 146 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em hãy đóng vai phóng viên trang thông tin của trường để phỏng vấn một bạn học sinh vượt khó, học giỏi trong trường.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi phỏng vấn

- Trước khi tiến hành cuộc phỏng vấn, em cần xác định:

+ Mục đích của cuộc phỏng vấn là gì?

+ Người được phỏng vấn là ai?

+ Nội dung phỏng vấn gồm những câu hỏi nào?

+ Phỏng vấn bằng cách gặp mặt trực tiếp, trực tuyến hay gửi câu hỏi và nhận câu trả lời qua thư điện tử?

+ Dùng phương tiện gì để ghi lại câu trả lời của người được phỏng vấn?

Bước 2: Tiến hành phỏng vấn

- Thực hiện phỏng vấn theo các bước như sau:

Mở đầu

Chào hỏi, giới thiệu về người phỏng vấn (tên, phóng viên trang thông tin của trường,...) và người được phỏng vấn, giới thiệu khái quát mục đích và nội dung của cuộc phỏng vấn.

Phần chính

- Lần lượt thực hiên nội dung phỏng vấn theo các câu hỏi đã chuẩn bị.

- Ghi chép nội dung trả lời của người được phỏng vấn theo từng câu hỏi

Kết thúc

Cảm ơn và chúc sức khoẻ người được phỏng vấn.

- Ghi chép đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung câu trả lời của người được phỏng vấn (nếu không dùng thiết bị ghi âm).

- Lưu ý: Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần lắng nghe kĩ lời đáp,có thể nêu thêm một vài câu hỏi nhằm làm rõ thông tin và giúp cho cuộc phỏngvấn tự nhiên hơn; trong quá trình phỏng vấn, cả người hỏi và người trả lời cần cóthái độ lịch sự, tôn trọng lẫn nhau.

Bài nói tham khảo:

Phóng viên (PV): Chào mừng thầy cô và các bạn đã quay trở lại với trang thông tin trường THCS Lê Lợi, mình là Chi, phóng viên sẽ đồng hành với chuyên mục hôm nay. Đây sẽ là một buổi phỏng vấn đặc biệt với bạn Hiền, người đã vượt qua khó khăn trong học tập và đạt được danh hiệu Học sinh xuất sắc khối 9. Cùng mình tìm hiểu về câu chuyện của Hiền nhé!

PV: Xin chào Hiền. Rất vui được trò chuyện với bạn hôm nay. Mình là Chi, phóng viên của trang thông tin THCS Lê Lợi. Mình biết bạn học sinh xuất sắc của khối 9 trường ta, đặc biệt là khi vượt qua nhiều khó khăn để đạt được thành tích như vậy. Đầu tiên bạn có thể chia sẻ một chút về bản thân mình được không?

Hiền (H): Xin chào mọi người, mình tên Hiền, hiện đang là học sinh lớp 9A. Rất vui khi được tham gia phỏng vấn với trang thông tin của trường.

PV: Mình nghe nói bạn đã gặp phải không ít khó khăn trong quá trình học tập. Bạn có thể kể cho mọi người nghe về những khó khăn đó được không?

H: Được thôi! Nhà mình cách xa trường vậy nên quỹ thời gian dành cho học tập của mình có bị ảnh hưởng. Mình phải dậy sớm hơn, mất nhiều thời gian để di chuyển giữa nhà và trường học. Ngoài ra mình còn yếu các môn tính toán như Toán và Vật lí nên mình tiếp thu những kiến thức môn này khá chậm so với bạn bè cùng lớp. Đôi lúc mình cảm thấy tự ti và nản lòng khi không theo kịp tốc độ giảng của cô trên lớp và mất nhiều thời gian để hiểu hay giải một bài tập so với các bạn.

PV: Vậy bạn có bí quyết học tập nào để khắc phục những khó khăn trên và giành được danh hiệu Học sinh xuất sắc không? Bạn có thể chia sẻ một vài kinh nghiệm với các bạn học sinh khác được không?

H: Mình sẽ tranh thủ từng chút thời gian trên trường như giờ nghỉ giải lao, trong lúc chờ bố mẹ đón khi tan học để ôn lại bài hay đọc qua bài mới của buổi học sau. Đối với hai môn mình còn chậm, mình sẽ chuẩn bị bài từ trước, đọc thật kĩ lí thuyết, như vậy mình sẽ theo kịp bài giảng của cô. Mình sẽ luyện tập thật nhiều các dạng bài tập từ dễ đến khó, từ ngắn đến dài, như vậy sẽ nắm chắc bài. Mình cũng tìm hiểu thêm các phương pháp học khác để tiếp thu nhanh hơn, ví dụ như luyện các dạng toán thực tế, xem các video thí nghiệm trên mạng để dễ hình dung lý thuyết.

PV: Bạn có lời khuyên nào dành cho các bạn học sinh khác đang gặp khó khăn trong học tập không?

H: Mình nghĩ kỉ luật và sự kiên trì là hai thứ quan trọng nhất. Nếu không bạn sẽ rất dễ chán nản ở giai đoạn ôn luyện ban đầu.

PV: Một lời khuyên rất thực tế. Hiền có thể chia sẻ thêm về mục tiêu trong học tập và tương lai của mình được không?

H: Trước mắt mình muốn giữ vững thành tích này trong học kì 2 sắp tới, và giữ tinh thần để rèn luyện thi đỗ vào trường cấp 3 của thành phố.

PV: Cảm ơn bạn đã dành thời gian chia sẻ với mình và các bạn học sinh khác. Chúc bạn gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai.

Bước 3: Sau khi phỏng vấn

- Đọc lại nội dung đã ghi chép hoặc nghe và ghi lại nội dung đã ghi âm thành văn bản bằng các phần mềm chuyên dụng Gboa (board), La-ban Ki (LabanKey,..); có thể trao đổi lại với người được phỏng vấn về những nội dung chưa hiểu rõ.

- Biên tập nội dung phỏng vấn: lược bớt những trả lời dài dòng, không làm rõ câu trả lời (lưu ý đảm bảo thể hiện nội dung chính của câu trả lời); trích dẫn nguyên văn một số phần trả lời của người được phỏng vấn để bài phỏng vấnn thêm sinh động và tăng độ tin cậy.

- Sử dụng bảng kiểm sau để đánh giá kĩ năng phỏng vấn của bản thân:

Tiêu chí

Đạt

Không đạt

Cuộc phỏng vấn có đầy đủ ba phần: Mở đầu, phần chính, kết thúc.

Chào hỏi người được phỏng vấn.

Giới thiệu về người phỏng vấn, người được phỏng vấn.

Giới thiệu được mục đích/ nội dung cuộc phỏng vấn.

Làm rõ nội dung cần phỏng vấn bằng hệ thống câu hỏi phù hợp.

Cảm ơn và chúc sức khỏe sau buổi phỏng vấn.

Nói năng lưu loát, diễn đạt mạch lạc.

Người phỏng vấn và người được phỏng vấn có thái độ tôn trọng lẫn nhau.

1 11 20/11/2024