Soạn bài Quê hương (trang 12) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Quê hương trang 12 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 77 21/11/2024


Soạn bài Quê hương

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 12 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em là gì?

Trả lời:

- Mỗi người chúng ta đều có những hình ảnh, kỉ niệm sâu đậm nhất về quê hương của mình. Đó là ngôi nhà cổ kính, con đường làng trải đá cuội, tán cây mát rượi, cánh đồng lúa xanh bát ngát, tiếng gà gáy, tiếng chó sủa,… Đây thật sự là những hình ảnh sâu đậm và đẹp nhất về quê hương của em. Mỗi lần nhớ về nó, em lại cảm thấy lòng mình bình yên, thoải mái và ấm áp. Bởi đó đều là những hình ảnh gắn liền với tuổi thơ, với gia đình và những kỉ niệm tuyệt vời nhất của em.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tưởng tượng: Hãy hình dung cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai.

Trả lời:

- Cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai: bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, ánh nắng hồng rực rỡ của bình minh tràn ngập, tô điểm cho cảnh vật thêm lung linh, tươi đẹp.

- Cả con người và cảnh vật thiên nhiên đều toát lên vẻ thơ mộng, hùng vĩ, tạo nên một khung cảnh vừa mềm mại, lãng mạn vừa có phần tráng lệ.

2. Suy luận: Em hiểu thế nào về nội dung của khổ thơ cuối?

Trả lời:

- Nỗi nhớ quê hương vô cùng sâu sắc, tha thiết của người con xa xứ, cùng với sự khát khao, mong muốn trở về với những mảnh đời thân thương của mình.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Bài thơ chất chứa những kỉ niệm sâu đậm thời trẻ của tác giả Tế Hanh với quê hương làng chài của mình. Bài thơ còn thể hiện tình yêu thiết tha, lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với quê hương, là một bài thơ chạm đến tâm hồn của người đọc.

Soạn bài Quê hương (trang 12) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ.

Trả lời:

- Những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài trong bài thơ:

+ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

+ Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng.

+ Thân hình nồng thở vị xa xăm.

- Những từ ngữ thể hiện cuộc sống làng chài trong bài thơ:

+ Ồn ào.

+ Tấp nập.

+ Chiếc thuyền vôi.

+ Con thuyền rẽ sóng ra khơi.

+ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp tu từ trong các câu thơ:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

- Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ so sánh: thể hiện qua câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Nhà thơ đã so sánh “cánh buồm vô tri” với “tâm hồn” của mình. Điều này nhấn mạnh rằng những cánh buồm, đại diện cho quê hương và cuộc sống, đã được “thổi vào” một “tâm hồn” - chính là tâm hồn, linh hồn của ngôi làng ấy. Qua sự so sánh này, nhà thơ gợi lên ước mơ và khao khát về một cuộc sống no ấm, đầy đủ.

- Biện pháp tu từ ẩn dụ:

+ Thể hiện qua câu thơ “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. Nhà thơ ẩn dụ “cánh buồm là mảnh hồn làng” tạo nên hình ảnh vô cùng ấn tượng, gợi lên sự gắn bó, hòa quyện giữa người dân làng và chiếc thuyền.

+ Thể hiện qua câu thơ “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” điều này tạo nên sự thân thiết, gần gũi giữa con người và chiếc thuyền, thể hiện sự gắn bó sâu sắc của người dân với phương tiện sinh kế của mình.

- Biện pháp tu từ nhân hóa: thể hiện qua câu thơ “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…” tác giả đã nhân hóa “cánh buồm” bằng cách dùng động từ “rướn thân”. Việc gán cho cánh buồm một hành động “rướn thân” tạo nên hình ảnh vô cùng sinh động, linh hoạt.

Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích cách gieo vần và cách ngắt nhịp trong bài thơ.

Trả lời:

- Cách gieo vần:

+ Đoạn 1, 2 gieo vần chân “ông”: “sông – hồng” ở câu thơ 2, 3 gieo vần chân “ang”: “giang – làng” được gieo cở câu thơ 6, 7.

+ Đoạn 3 gieo vần chân “ắng”: “trắng – nắng” ở câu thơ 13, 14 gieo vần chân “ăm”: “xăm – nằm” được gieo ở câu thơ 15, 16.

- Cách ngắt nhịp: 3/5 kết hợp với 3/2/3, 4/4 tạo nên nhịp điệu uyển chuyển, du dương, trữ tình cho bài thơ; góp phần thể hiện tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì?

Trả lời:

- Yếu tố miêu tả:

+ Miêu tả khung cảnh làng quê ven biển: “Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”, “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”.

+ Miêu tả hoạt động của dân chài: “Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã”, “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.

+ Miêu tả cảnh tượng đón chào tàu cá về bến: “Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ”, “Khắp dân làng tấp nập đón ghe về”.

+ Miêu tả hình ảnh, vẻ ngoài của ngư dân: “Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng”.

- Yếu tố biểu cảm: “Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”, “Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi”, “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”, “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”,…

- Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng: vừa tạo nên một bức tranh lao động gần gũi, chân thực về cuộc sống của dân chài ven biển, vừa thể hiện tình cảm thương nhớ quê hương của nhân vật trữ tình.

Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định mạch cảm xúc của người viết thể hiện qua các khổ thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

- Mạch thể hiện cảm xúc của người viết thể hiện qua các khổ thơ:

+ Khổ 1, 2, 3: bộc lộ sự tự hào, ngưỡng mộ về sức mạnh, lòng can đảm, tinh thần mạnh mẽ của những người ngư dân.

+ Khổ 4: thể hiện sự gắn bó, lưu luyến với quê hương ven biển. Cảm xúc thấm đượm yêu thương, nhớ nhung, nuối tiếc khi phải xa cách quê hương.

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: ngợi ca cuộc sống lao động lạc quan, vui vẻ của người dân làng chài. Đồng thời, thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.

Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích một số nét đặc sắc của kết cấu bài thơ (cách sắp xếp bố cục, cách triển khai mạch cảm xúc,…).

Trả lời:

- Cách sắp xếp bố cục:

+ Hai câu thơ đầu: giới thiệu nghề nghiệp của dân làng chài và ca ngợi vùng quê ven biển xinh đẹp.

+ Khổ 2, 3: niềm tự hào, ngưỡng mộ với hình ảnh lao động sôi nổi, hăng say của ngư dân làng chài.

+ Khổ 4: cảm xúc nhớ nhung, lưu luyến khi phải xa cách quê hương của tác giả.

- Cách triển khai mạch cảm xúc: cảm xúc được bắt đầu từ sự gắn bó, yêu mến với quê hương, sau đó chuyển sang lòng ngưỡng mộ, tự hào về con người nơi đây và cuối cùng là cảm xúc đau xót, nuối tiếc khi phải xa cách.

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm: các hình ảnh miêu tả chính là phương tiện để thể hiện nỗi nhớ quê hương của nhân vật trữ tình – một người con xa quê.

Câu 7 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu chủ đề của bài thơ và một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề: bài thơ thể hiện tình yêu, niềm tự hào và nỗi nhớ quê hương da diết, sâu đậm của tác giả.

- Một số căn cứ để xác định được chủ đề: lời thơ, cách sắp xếp bố cục, cách triển khai mạch cảm xúc, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả và biểu cảm, các biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh, ẩn dụ),…

Câu 8 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại trong em là gì?

Trả lời:

Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại trong em là tình yêu và sự gắn bó với quê hương của tác giả.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ Văn trang 11

Bếp lửa

Vẻ đẹp của Sông Đà

Thực hành tiếng Việt trang 20

Mùa xuân nho nhỏ

Làm một bài thơ tám chữ

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống

Ôn tập trang 30

1 77 21/11/2024