Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự; nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến (trang 135) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự; nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến trang 135 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 6 21/11/2024


Soạn bài Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự; nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Ở bài học này, em tiếp tục rèn luyện kĩ năng trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (đã học ở Bài 6. Những vấn đề toàn cầu và Bài 9. Những bài học từ trải nghiệm đau thương), kĩ năng nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến (đã học ở Bài 2. Giá trị của văn chương) bằng cách thực hiện hai nhiệm vụ sau:

- Nhiệm vụ nói: chọn một sự việc có tính thời sự liên quan đến đời sống học đường và trình bày ý kiến về sự việc ấy.

- Nhiệm vụ nghe: Nghe và ghi chép phần trình bày của bạn và nhận xét về tính thuyết phục của ý kiến bạn đã đưa ra, chỉ ra những hạn chế (nếu có) về lập luận, bằng chứng.

* Trong vai trò người nói

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nói

- Trả lời các câu hỏi: Đề tài bài nói, mục đích nói là gì? Người nghe là ai? Em sẽ trình bày bài nói ở đâu và trong thời gian bài lâu? Từ đó, em chọn cách nói phù hợp, thuyết phục.

- Tìm ý và lập dàn ý cho đề tài đã chọn dựa vào gợi ý sau:

Nên... vì...

Không nên... vì...

Luận điểm thứ nhất...

Lí lẽ, bằng chứng...

Luận điểm thứ nhất...

Lí lẽ, bằng chứng...

Luận điểm thứ hai...

Lí lẽ, bằng chứng...

Luận điểm thứ hai...

Lí lẽ, bằng chứng...

- Lựa chọn một số phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ cho việc trình bày. Dự đoán một số câu hỏi hoặc nội dung trao đối mà người nghe có thể đề cập và phương án trả lời.

Bước 2: Trình bày

- Trình bày bài nói dựa trên nội dung đã chuẩn bị, tương tác tích cực với người nghe và chú ý đảm bảo thời gian quy định.

Bài nói tham khảo:

Xin chào thầy cô và các bạn. Em là Thu Hà, hôm nay em sẽ bàn luận về một chủ đề vô cùng gần gũi với tất cả mọi người: Biện pháp nào tạo nên môi trường học đường an toàn, thân thiện?

Tạo nên một môi trường học đường an toàn, thân thiện là một trong những yếu tố quan trọng để học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, từ những nhân tố phát triển này xã hội mới ngày một lớn mạnh, hoàn thiện. Các biện pháp với vấn đề này cần xuất phát từ nhiều phía: nhà trường, học sinh, cộng đồng xã hội.

Từ phía nhà trường, cần đảm bảo cơ sở vật chất an toàn, phù hợp với học sinh. Kiểm tra và bảo trì thường xuyên các công trình, trang thiết bị học tập, đảm bảo các khu vực như phòng học, sân chơi, nhà vệ sinh luôn sạch sẽ, thoáng mát và an toàn. Tiếp theo cần xây dựng nội quy và quy định nghiêm túc, đảm bảo sự công bằng giữa các học sinh, thưởng/ phạt phù hợp. Về mặt tinh thần, nhà trường cần xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên, học sinh và phụ huynh, như tổ chức các buổi họp phụ huynh thường xuyên để giáo viên và phụ huynh trao đổi thông tin, giải đáp thắc mắc và cùng nhau giải quyết các vấn đề phát sinh; tạo điều kiện cho học sinh được bày tỏ ý kiến, đóng góp vào việc xây dựng môi trường học đường. Bên cạnh đó cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa lành mạnh, ví dụ như tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, câu lạc bộ để học sinh được rèn luyện sức khỏe, phát triển năng khiếu và giao lưu, các hoạt động tình nguyện, xã hội để rèn luyện tính tự lập, trách nhiệm và lòng nhân ái.

Với học sinh – những người trực tiếp tham gia vào môi trường học đường cũng cần có trách nhiệm. Học sinh phải biết tôn trọng thầy cô, xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè, không gây gổ, đánh nhau. Trong tập thể luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác và biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi bạn. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường. Khi gặp khó khăn hãy mạnh dạn chia sẻ và báo với thầy cô, nhà trường để nhận được sự giúp đỡ.

Môi trường giáo dục học đường phát triển cũng cần có sự đóng góp to lớn từ xã hội: các quỹ học bổng, hỗ trợ từ doanh nghiệp, tổ chức cộng đồng, hay những góp ý, đóng góp thiết thực của dư luận cũng là cách giảm bớt những khía cạnh xấu của môi trường học tập, giúp học sinh có điều kiện phát triển tài năng của mình.

Các biện pháp tạo nên môi trường học đường an toàn, thân thiện em đưa ra đều là những biện pháp lâu dài và cần có sự chung tay của cá nhân và tập thể. Rất mong nhận được thêm ý kiến từ thầy cô và các bạn về chủ đề này. Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.

Bước 3: Trao đổi và đánh giá

- Lắng nghe và ghi nhận câu hỏi của người nghe, trao đổi lại với thái độ nhã nhặn, lịch sự; bày tỏ quan điểm của mình nhưng cần tôn trọng sự khác biệt về quan điểm với người nghe.

- Sử dụng Bảng kiểm kĩ năng trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự ở Bài 6 để đánh giá kĩ năng trình bày của bản thân và bạn cùng nhóm.

* Trong vai trò người nghe

Bước 1: Chuẩn bị trước khi nghe

- Tìm hiểu trước nội dung bài thuyết trình sẽ nghe để chủ động trong quá trình ghi chép, trao đổi.

- Chuẩn bị dụng cụ cần thiết (bút, sổ tay,...).

Bước 2: Nghe, tóm tắt nội dung được trình bày

- Lắng nghe, ghi tóm tắt nội dung chính của bài nói.

- Ghi những ý tưởng, câu hỏi muốn trao đổi với người trình bày.

Bước 3: Đọc lại, chỉnh sửa và chia sẻ

- Đọc lại phần ghi chép, trao đổi với các bạn và điều chỉnh, bổ sung (nếu cần).

- Chỉ ra ưu điểm của bài trình bày, nêu những nội dung cần được làm rõ, những hạn chế về lập luận, bằng chứng (nếu có).

- Tự đánh giá kĩ năng nghe của bản thân v các bạn cùng nhóm/ lớp dựa vào bảng kiểm sau:

Bảng kiểm kĩ năng nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Chuẩn bị trước khi nghe

Xác định trước khi nghe

Tìm hiểu trước chủ đề bài thuyết trình

Nghe và ghi chép

Nhận biết được tính thuyết phục và hạn chế của lập luận (nếu có)

Ghi được những câu hỏi cần trao đổi với người trình bày ý kiến.

Ghi được ý chính của ý kiến

1 6 21/11/2024