Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 128 lớp 9 Tập 2 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 128 Tập 2 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 6 21/11/2024


Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 128 Tập 2

Câu 1 (trang 128 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Trong tiếng Việt có những từ ngữ được cấu tạo theo mô hình: X+ thông minh (như ngôi nhà thông minh, người tiêu dùng thông minh,...). Hãy tìm thêm những từ ngữ mới được cấu tạo theo mô hình trên.

Trả lời:

- Những từ ngữ mới cấu tạo theo mô hình trên:

+ Điện thoại thông minh

+ Đầu tư thông minh

+ Hệ thống bán hàng thông minh

+ Thiết kế thông minh,...

Câu 2 (trang 128 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm thêm ít nhất một mô hình cấu tạo các từ ngữ mới tương tự mô hình nêu ở bài tập 1. Liệt kê những từ ngữ mới được cấu tạo từ (các) mô hình mà em vừa tìm được.

Trả lời:

- X+ nhân: Thi nhân, doanh nhân, danh nhân,...

- X+ hóa: hiện đại hóa, tự động hóa, địa phương hóa,...

- X+ sĩ: Nhạc sĩ, dũng sĩ, chiến sĩ, nghệ sĩ,...

Câu 3 (trang 128 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định nghĩa của các từ ngữ in đậm trong các trường hợp sau. Trong các trường hợp này, trường hợp nào từ ngữ được dùng theo nghĩa mới?

a1. Con cóc là cậu ông trời

Hễ ai đánh cóc thì trời đánh cho.

(Ca dao)

a2. Chúng tôi thích la cà ở những quán cóc bên hè phố.

b1. Nó trót làm sai nên bây giờ phải tìm cách chữa cháy.

b2. Lúc xảy ra hoả hoạn, đội cứu hoả đã đến kịp thời để chữa cháy.

Trả lời:

Nghĩa của từ

Trường hợp nghĩa mới

a1

Chỉ một loài sinh vật lưỡng cư có họ hàng với loài ếch, da sần sùi, thường sống ở ao hồ, vũng nước đọng.

Từ “cóc” ở a2 được dùng theo nghĩa mới: Chỉ các quán ăn uống bình dân vỉa hè.

a2

Chỉ những quán ăn uống vỉa hè.

b1

Chỉ hành động sửa sai khi gây ra lỗi lầm nào trước đó.

Từ “chữa cháy” ở b1 được dùng theo nghĩa mới: Chỉ hành động sửa chữa lỗi sai nào đó.

b2

Chỉ hành động dập lửa, khống chế đám cháy lan rộng trong một vụ hỏa hoạn nào đó

Câu 4 (trang 128 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ở các trường hợp sau (chú ý các cụm từ/ câu được in đậm):

a. Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

(Thế Lữ, Nhớ rừng)

b. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

(Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chín)

c. Khách xa gặp lúc mùa xuân chín

(Hàn Mặc Tử, Mùa xuân chín)

d. Sông Ðáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả,

(Nguyễn Quang Thiều, Sông Đáy)

Trả lời:

Cách kết hợp từ

Phân tích sự độc đáo

a. uống ánh trăng tan

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Uống là hành động tiếp nhận chất lỏng nay lại dùng với một hình ảnh tĩnh, tạo sự độc đáo, thể hiện tâm thế say sưa thưởng thức vẻ đẹp ánh trăng.

b. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời

Cách miêu tả hết sức sinh động. Cỏ mọc dày, dài tựa như những lớp sóng. Cánh đồng cỏ trải rộng tới chân trời khiến liên tưởng lớp cỏ như lớp sóng gợn tới cả bầu trời.

c. mùa xuân chín

Từ “chín” như gợi tả cảnh xuân đang trong độ đẹp nhất, tươi tắn nhất, tràn đầy nhựa sống.

d. Sông Ðáy chảy vào đời tôi

Phép ẩn dụ cho thấy sự gắn bó của con người với dòng sông. Con sông như hòa quyện với đời sống của tác giả

Câu 5 (trang 128 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, những cách kết hợp từ được đề cập đến trong bài tập 4 có phải là cách diễn đạt mới của cộng đồng không? Dựa vào đâu em kết luận như vậy?

Trả lời:

- Những cách kết hợp từ này đều là cách diễn đạt mới của cộng đồng.

- Các tác giả sử dụng các biện pháp tu từ cùng cách kết hợp các từ ngữ một cách sáng tạo, sử dụng nghĩa chuyển để thể hiện, nhấn mạnh nội dung và câu muốn truyền đạt.

1 6 21/11/2024