Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài (trang 97) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài trang 97 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Truyện lạ nhà thuyền chài
(Ngư gia chí dị)
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 97 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Văn học dân gian Việt Nam có nhiều tác phẩm đề cao phẩm chất cao đẹp (như sống thủy chung, tình nghĩa, vị tha,...) của con người Việt Nam, nhất là người phụ nữ. Hãy chia sẻ với các bạn về một nhân vật phụ nữ trong tác phẩm mà em đã đọc và trân trọng.
Trả lời:
- Một nhân vật nữ mà em ấn tượng đó chính là nàng Tô Thị trong sự tích “Hòn vọng phu”. Nàng chính là biểu tượng cho tấm lòng chung thủy, son sắt của người phụ nữ Việt Nam đồng thời bộc lộ niềm thương cảm cho số phận của những con người bất hạnh ấy.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Theo dõi: Những câu thơ trong đoạn 1 là lời của người kể chuyện hay là lời của nhân vật?
- Những câu thơ trong đoạn 1 là lời của người kể chuyện.
2. Suy luận: Các lời thoại của cha và Thúc Ngư trong đoạn 2 cho thấy quan niệm về việc học hành giữa hai cha con khác nhau như thế nào?
- Quan niệm về việc học hành của người cha: Học để bắt chước những lời nói và việc làm của thánh hiền đời trước.
- Quan niệm về việc học hành của Thúc Ngư: Trong sách không có cá, lời nói không thể đem đánh được cá nên cậu không chịu đi học.
3. Theo dõi: Lưu ý yếu tố kì ảo và tác dụng của yếu tố kì ảo trong đoạn 3.
- Các yếu tố kì ảo:
+ Hai vợ chồng đánh cá lạc đến nhà ông thông gia, được thiết đãi những món ngon vật lạ.
+ Hai vợ chồng được hai gã đánh cá đưa về trong vài khắc, cảnh vật xung quanh kì lạ mà hai người chưa từng nhìn thấy.
+ Ngoạ Vân – người con dâu của hai vợ chồng ông đánh cá thuộc dòng dõi hải tiên ở đảo ấp, có khả năng rút ngắn vạn dặm.
- Tác dụng: Góp phần tạo nên sự li kì, hấp dẫn cho câu chuyện đồng thời tạo nên màu sắc kì ảo đậm nét cho toàn bộ tác phẩm.
4. Suy luận: Việc làm và lời nói, lời hát của Ngọa Vân trong đoạn 4 cho thấy nàng là người như thế nào?
- Việc làm và lời nói, lời hát của Ngọa Vân trong đoạn 4 cho thấy nàng là người sống tình nghĩa, thuỷ chung, hết lòng lo lắng cho nhà chồng, hiếu nghĩa vẹn cả đôi đường.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Văn bản kể về chuyện tình giữa Thúc Ngư – một người đánh cá bình thường và Ngoạ Vân – dòng dõi hải tiên. Qua đó, tác phẩm đề cao tình cảm gia đình và tình nghĩa vợ chồng trong cuộc sống.
Câu 1 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tóm tắt nội dung câu chuyện và cho biết các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào.
- Tóm tắt: Hai vợ chồng nhà thuyền chài hiếm muộn, đến gần 60 tuổi mới sinh được một cậu con trai tên là Thúc Ngư. Không nghe theo lời cha khuyên bảo, Thúc Ngư không đi học và sau đó lấy vợ là Ngọa Vân thuộc dòng dõi hải tiên. Sau khi lấy nhau, họ cùng nhau làm lụng và dần trở nên giàu có. Một đêm, nước biển bỗng dâng to, Ngọa Vân phải sử dụng phép thuật của mình để cứu sống cả gia đình chồng. Tuy nhiên sau đó nàng phải ra đi vì đã tiết lộ thiên cơ và không muốn cha mẹ chồng phải chịu tai vạ. Trước khi đi, nàng tặng chồng một ít nước bọt trắng, hòa với nước mặn rồi uống thì sẽ không bao giờ bị nạn chết đuối rồi hóa rồng theo phương Tây Bắc bay đi.
- Các sự kiện trong câu chuyện được sắp xếp theo trật tự thời gian và không gian kì ảo, có sự giao thoa giữa thế giới của con người và thế giới của thần thánh.
Câu 2 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em đồng tình hay không đồng tình với quan niệm về việc học và việc chọn nghề của nhân vật Thúc Ngư? Giải thích ý kiến của em.
Trả lời:
- Em không đồng tình với quan niệm về việc học tập và chọn nghề của nhân vật Thúc Ngư bởi kiến thức trong sách vở là tinh hoa của nhân loại, phải học thì mới có thể mở mang đầu óc, giúp bản thân phát triển từ đó mới có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Câu 3 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích tính cách nhân vật Ngoạ Vân và cho biết cách ứng xử với chồng, cha mẹ chồng của nàng thể hiện điều gì về người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
Trả lời:
- Tính cách của nhân vật Ngọa Vân:
+ Ngọa Vân là một người phụ nữ vừa xinh đẹp vừa tài giỏi, có phép thuật có thể rút ngắn vạn dặm.
+ Nàng còn là một người con hiếu thảo, lễ phép. Gặp bố mẹ chồng lần đầu, nàng nghe lời cha quỳ lạy hai vợ chồng đánh cá rồi còn chu đáo, cẩn thận dặn hai gã bán kinh đưa cha mẹ chồng về nhà cẩn thận. Khi về làm dâu, nàng không cậy mình có tài hơn người nên lười biếng mà vẫn chăm chỉ cùng gia đình nhà chồng lao động kiếm sống. Khi biến cố ập đến, nàng cố gắng hết sức để bảo vệ chu toàn cho cả gia đình nhà chồng.
+ Không chỉ vậy, nàng còn là một người phụ nữ chung thủy, son sắt, một lòng yêu thương chồng. Khi phải rời xa Thúc Ngư, nàng khóc và hát hai ba lượt để bày tỏ nỗi lòng mình rồi còn tặng nước bọt trắng để tránh không bị chết vì đuối nước.
- Có thể nói, nhân vật Ngọa Vân là tiêu biểu cho tính cách và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: đẹp người đẹp nết, chung thủy sắt son, hiểu thảo nghĩa tình.
Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu một số chi tiết kì ảo và chỉ ra tác dụng của chúng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, chủ để của văn bản.
- Một số chi tiết kì ảo:
+ Ngọa Vân dặn dò hai gã bán kinh đưa cha mẹ chồng về nhà an toàn trong tức khắc.
+ Khi nước biển dâng, Ngọa Vân biến thành con cá khổng lồ để bảo vệ cho cả gia đình chồng.
+ Ngọa Vân vì không muốn liên lụy gia đình chồng nên tự khắc rời đi vì biết mình đã tiết lộ thiên cơ.
+ Ngọa Vân tặng cho Thúc Ngư một tí nước bọt trắng, đem hoà với nước mặn uống thì không bao giờ bị nạn chết đuối.
- Tác dụng: Các chi tiết kì ảo đã tô đậm tính cách và phẩm chất tuyệt đẹp của nhân vật Ngọa Vân. Đó là một người phụ nữ xinh đẹp, tài năng lại chung thủy, sống hiếu thảo, nghĩa tình, hết lòng hết dạ chăm lo và bảo vệ cho gia đình nhà chồng. Các chi tiết này cũng góp phần đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Câu 5 (trang 104 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc kĩ lời thơ ở đoạn 1, lời hát ở đoạn 4 và cho biết:
a. Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự, miêu tả hay biểu cảm? Phần lời hát ở đoạn 4 là đối thoại hay độc thoại/ độc thoại nội tâm? Những dấu hiệu nào trong văn bản giúp em nhận biết điều đó?
b. Tác dụng của việc dùng lời thơ, lời hát trong văn bản.
Trả lời:
a. – Phần lời thơ ở đoạn 1 là tự sự vì nội dung kể lại cuộc sống hàng ngày của vợ chồng nhà thuyền chài.
- Phần lời hát ở đoạn 4 là lời đối thoại vì đây là lời hát Ngọa Vân muốn hát cho Thúc Ngư nghe.
b. Tác dụng:
- Tạo nên tính nhạc, nhịp điều cho tác phẩm.
- Góp phần bộc lộ sâu sắc cảm xúc của các nhân vật.
- Tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện.
Câu 6 (trang 105 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Truyện lạ nhà thuyền chài có phải là truyện truyền kì hay không? Dựa vào đâu để em khẳng định như vậy?
Trả lời:
Truyện lạ nhà thuyền chài là truyện truyền kì bởi:
+ Có thời gian, không gian kì ảo, có sự giao thoa giữa thế giới con người và thế giới thần thánh.
+ Có nhân vật là thần thánh.
+ Cốt truyện có yếu tố kì ảo.
+ Lời người kể chuyện thuộc ngôi thứ ba, biết hết mọi chuyện và hành động, suy nghĩ của các nhân vật.
Câu 7 (trang 105 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Lời bàn của Sơn Nam Thúc ở cuối truyện có tác dụng hỗ trợ em đọc hiểu văn bản Truyện lạ nhà thuyền chài như thế nào?
Trả lời:
- Lời bàn của Sơn Nam Thúc ở cuối truyện giúp em hiểu rõ hơn nội dung câu chuyện, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện về tình nghĩa vợ chồng và sự đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình. Từ đó, giúp em tiếp cận và phân tích tác phẩm một cách dễ dàng và sâu sắc hơn.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Chuyện người con gái Nam Xương
Thực hành tiếng Việt trang 109
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo