Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ (trang 25) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ trang 25 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 94 21/11/2024


Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

* Khái niệm

- Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ là đoạn văn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của người đọc về một bài thơ tám chữ.

* Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

- Trình bày cảm nghĩ của người viết về một bài thơ tám chữ.

- Cấu trúc gồm ba phần:

+ Mở đoạn: giới thiệu nhan đề bài thơ, tác giả và cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ bằng một câu (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: trình bày cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về một hoặc vài nét đặc sắc trong nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc, suy nghĩ về những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

* Hướng dẫn phân tích kiểu đoạn văn

Văn bản: Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về bài thơ Tựu trường.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định nội dung câu chủ đề, câu kết đoạn của đoạn văn.

Trả lời:

- Nội dung câu chủ đề: Lòng tôi chợt bồi hồi, xao xuyến vì gặp lại những cảm xúc của thời áo trắng khi đọc bài thơ Tựu trường của nhà thơ Huy Cận.

=> Giới thiệu nhan đề và nêu cảm nghĩ chung của người viết về bài thơ.

- Câu kết đoạn: Cảm ơn nhà thơ đã giúp ta thêm trân trọng từng giây phút của tuổi hoa niên, giúp ta lưu giữ kí ức đẹp trong hành trình trưởng thành của mỗi người!

=> Ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân người viết.

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Người viết dùng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm nghĩ? Cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ được thể hiện như thế nào trong đoạn văn?

Trả lời:

- Người viết dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm nghĩ về bài thơ.

- Cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ được thể hiện trong bài thơ: cảm xúc bồi hồi, xao xuyến, trân trọng và lưu giữ từng giây phút, từng kí ức đẹp trong hành trình trường thành của mỗi người.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đoạn văn đã phân tích (những) nét đặc sắc nào về nghệ thuật của bài thơ?

Trả lời:

- Đoạn văn đã phân tích hai nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ:

+ Nghệ thuật khắc họa những sắc thái cảm xúc của nhân vật trữ tình: náo nức, xôn xao, niềm hi vọng, tin tưởng.

+ Nghệ thuật sáng tạo những hình ảnh độc đáo, cụ thể hóa cái vô hình thành cái hữu hình: linh hồn bằng ngọc, tay đời ấm áp, lòng trai thơm ngát.

+ Miêu tả những hành động giúp khắc họa cảm xúc của nhân vật trữ tình: bước chân ngập ngừng, gấp sách lại, đứng nghe, ánh mắt tin cậy.

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn và chỉ ra tác dụng của chúng.

Trả lời:

- Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn:

+ Phép thế: “chàng trai tuổi mười lăm”, “nhân vật trữ tình”, “nhà thơ”.

+ Phép lặp: từ “qua”, từ “nhà thơ”.

- Tác dụng: tạo nên một hình ảnh cụ thể và sinh động về nhân vật thay vì chỉ dùng một khái niệm trừu tượng, đồng thời giúp người đọc hình dung rõ ràng về hình ảnh và vai trò của nhân vật trong đoạn văn.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 27 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chọn một bài thơ tám chữ mà em yêu thích, viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về bài thơ đó.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Tìm một bài thơ đúng yêu cầu thể loại.

- Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

+ Thơ tám chữ là thể thơ như thế nào?

+ Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ có đặc điểm gì về hình thức và nội dung?

+ Mục đích viết đoạn văn này là gì? Người đọc có thể là ai? Với mục đích và người đọc đó, nên lựa chọn nội dung và cách viết như thế nào?

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Đọc diễn cảm bài thơ vài lần để cảm nhận nhạc điệu được thể hiện qua cách gieo vẫn, ngắt nhịp,... và hiểu nội dung của bài thơ.

- Xác định một vài nét độc đáo về hình thức nghệ thuật của bài thơ (cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, nhạc điệu, cách sắp xếp bố cục,...), vai trò của các hình thức nghệ thuật đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ.

- Ghi lại những cảm xúc mà bài thơ gợi cho em bằng một vài cụm từ.

- Sắp xếp các ý đã ghi theo sơ đồ tham khảo dưới đây:

Mở đoạn

Giới thiệu nhan đề bài thơ, tên tác giả, nêu cảm nghĩ chung về bài thơ

Thân đoạn

Nếu các ý thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về một hoặc vài nét độc đáo của bài thơ (nội dung, hình thức nghệ thuật)

Kết đoạn

Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân

Bước 3: Viết đoạn

Triển khai đoạn văn dựa trên dàn ý. Khi viết, cần chú ý đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Sau khi viết xong, hãy dùng bảng kiểm sau để tự chỉnh sửa đoạn văn:

Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm nhận về một bài thơ tám chữ

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Mở đoạn

Mở đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng

Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ

Có câu chủ đề nêu tên bài thơ, tên tác giả và cảm nghĩ chung về bài thơ

Thân đoạn

Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về một hoặc một vài độc đáo của bài thơ

Làm rõ tác dụng của những biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ

Kết đoạn

Khẳng định lại cảm nghĩ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân

Dùng dấu câu phù hợp để kết thúc đoạn văn

Diễn đạt

Sử dụng một vài phép liên kết phù hợp

Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu

- Đọc lại đoạn văn từ vai người đọc và trả lời hai câu hỏi sau:

+ Điều gì của đoạn văn này làm em thích nhất?

+ Người viết nên điều chỉnh những gì để đoạn văn hấp dẫn hơn?

* Bài viết tham khảo:

Bài thơ Chợ quê của Phạm Hùng luôn khiến tôi cảm thấy vô cùng yêu mến và gần gũi. Đọc những vần thơ, tôi như được dẫn về một buổi chợ quê, nơi đầy ắp tiếng cười, tiếng trò chuyện ríu rít của người dân quê. Điều khiến tôi ấn tượng nhất chính là cách Phạm Hùng miêu tả sinh động, cụ thể từng hình ảnh quen thuộc trong chợ quê: “Tiếng cười nói rộn ràng”, “Người hỏi mua, kẻ mời bán không ngừng”, “mấy đứa trẻ mon men ngồi xem chữ”, “cụ đồ già mài mực”,… Những chi tiết tưởng chừng như bình thường ấy đã tạo nên một bức tranh sống động, gần gũi về cuộc sống thôn quê. Đặc biệt, những câu thơ cuối cùng lại khiến em cảm thấy xúc động bởi nó gợi lên những kí ức về tuổi thơ và sự thay đổi của cuộc sống. Khi trưởng thành, cuộc sống trở nên bận rộn, vội vã, với những lo toan, công việc hàng ngày “Vẫn xuôi ngược giữa dòng đời hối hả” dòng chảy của đời sống không còn êm đềm như thời niên thiếu. “Nay đắm chìm trong một góc chợ quê” đây là hình ảnh của người lớn tuổi, tìm về với những kỉ niệm quê hương, chợ quê - nơi gắn liền với tuổi thơ. Họ như “đắm chìm” trong những kí ức về quá khứ, đắm chìm trong hoài niệm. Đây thực sự là một bài thơ hay, để lại trong tôi những xúc cảm rất riêng và quý giá.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ Văn trang 11

Quê hương

Bếp lửa

Vẻ đẹp của Sông Đà

Thực hành tiếng Việt trang 20

Mùa xuân nho nhỏ

Làm một bài thơ tám chữ

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống

Ôn tập trang 30

1 94 21/11/2024