Soạn bài Tì bà hành (trang 77) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Tì bà hành trang 77 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 53 21/11/2024


Soạn bài Tì bà hành

* Hướng dẫn đọc

Nội dung chính: Văn bản là một bức tranh tâm hồn sâu sắc, thể hiện những khát khao và nỗi niềm của người ca nữ. Qua đó, nhà thơ muốn lên án, tố cáo xã hội Trung Quốc với những bất công đã vùi dập con người tài hoa.

Soạn bài Tì bà hành (trang 77) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 77 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tìm hiểu tiếng đàn, cách miêu tả tiếng đàn trong văn bản trên và cho biết:

a. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của người ca nữ trong những lần nàng đánh đàn có gì khác nhau?

b. Có thể xem tác giả - người nghe đàn là tri âm của người ca nữ đánh đàn được không? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định như vậy?

Trả lời:

a. Điểm khác nhau về cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm xúc của người ca nữ trong những lần nàng đánh đàn:

- Lần đầu:

+ Không gian và thời gian: tại “Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách”.

+ Khung cảnh: mùa thu quạnh quẽ với lau lách hiu hắt phản ánh tâm trạng cô đơn, buồn bã.

+ Tiếng đàn văng vẳng từ xa vọng lại.

- Lần thứ hai:

+ Tiếng đàn “Dẫu chưa nên khúc mà tình đà thoảng bay”, nghe thật “não nuột”, “buồn bực” mang lại cảm giác nặng nề, sầu lắng. Tiếng đàn như đang giãi bày những nỗi niềm trĩu nặng.

+ Hình ảnh thiên nhiên “hoa oanh ríu rít nhau”, “nước tuôn róc rách” hòa quyện với tiếng đàn não nề như trải lòng về một cuộc đời sóng, gió, thăng trầm của người ca nữ.

+ Âm thanh của tiếng đàn được miêu tả với sự thay đổi cao thấp, dây to ví như mưa rào, dây nhỏ như câu chuyện riêng tư, dây mành ngừng đứt, tiếng tơ lặng ngắt, tiếng buông xé lụa,… Tất cả đều phản ánh tâm trạng phức tạp của người ca nữ.

- Lần thứ ba: tiếng đàn lại vang lên “Nghe não ruột khác tay đàn trước/ Khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi”.

b. Có thể xem tác giả - người nghe đàn là tri âm của người ca nữ đánh đàn vì tác giả - người nghe đàn hiểu được tiếng lòng của người chơi đàn. Tác giả nghe tiếng đàn ấy mà nghĩ đến cuộc đời thăng trầm, gian truân của bản thân. Từ đó, có đồng cảm sâu sắc với tâm trạng của người ca nữ.

Câu 2 (trang 78 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu mạch cảm xúc của văn bản.

Trả lời:

Mạch cảm xúc của văn bản:

- Đầu tiên: nỗi cô đơn, buồn bã, với những hình ảnh tĩnh lặng của bến sông vào mùa thu trên bến Tầm Dương.

- Sau đó: miêu tả tiếng đàn và nỗi lòng của người ca nữ.

- Cuối cùng: cảm xúc lắng đọng của sự đồng điệu, đồng cảm hòa làm một với tâm tình của tác giả.

Câu 3 (trang 78 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản.

Trả lời:

- Chủ đề: thân phận long đong của người nghệ sĩ.

- Cảm hứng chủ đạo: sự đồng điệu, đồng cảm với cảm xúc giữa người chơi đàn và tác giả - người nghe đàn.

Câu 4 (trang 78 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Qua văn bản này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì?

Trả lời:

- Thông điệp: hãy trân trọng, tôn vinh tài năng của những người nghệ sĩ tài hoa.

Câu 5 (trang 78 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chọn một đoạn (từ tám đến mười hai dòng) trong bài thơ và làm rõ một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn đó.

Trả lời:

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách,

Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu.

Người xuống ngựa, khách dừng chèo,

Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ti.

Say những luống ngại khi chia rẽ,

Nước mênh mông đượm vẻ gương trong.

Đàn ai nghe vẳng ven sông,

Chủ khuây khỏa lại, khách dùng dằng xuôi.

Một số yếu tố về thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong đoạn thơ:

- Số chữ, số dòng: đoạn thơ trên có tám dòng, được chia làm hai khổ và mỗi khổ thơ bốn dòng được cấu trúc bằng hai dòng thất kết nối với hai dòng lục bát.

+ Hai câu đầu 7 chữ (song thất): Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách/ Quạnh hơi thu, lau lách đìu hiu”; “Say những luống ngại khi chia rẽ/ Nước mênh mông đượm vẻ gương trong”.

+ Hai câu tiếp theo một câu 6 chữ và một câu 8 chữ (lục bát): “Người xuống ngựa, khách dừng chèo/ Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ti”; “Đàn ai nghe vẳng ven sông/ Chủ khuây khỏa lại, khách dùng dằng xuôi”.

- Vần:

+ Tiếng cuối của dòng thấy số 1 hiệp vần với tiếng thứ 5 của dòng thất số 2 (vần trắc): “khách – lách”, “rẽ - vẻ”.

+ Tiếng cuối của dòng thất số 2 hiệp vần với tiếng cuối của dòng lục số 3 (vần bằng): “hiu – chèo”, “trong – sông”.

+ Tiếng cuối của dòng lục số 3 hiệp vần với tiếng thứ 6 của dòng bát số 4 (vần bằng): “chèo – chiều”, “sông – dùng”.

+ Tiếng cuối của dòng bát số 4 hiệp vần với tiếng thứ 5 của dòng thất số 1 của khổ thơ tiếp theo (vần bằng): “ti – khi”.

- Nhịp:

+ Hai dòng thất ngắt nhịp ¾:

Bến Tầm Dương / canh khuya đưa khách,

Quạnh hơi thu, / lau lách đìu hiu”.

+ Dòng lục ngắt nhịp 2/2/2, dòng bát ngắt nhịp 2/2/2/2:

Người xuống / ngựa, khách / dừng chèo,

Chén quỳnh / mong cạn, / nhớ chiều / trúc ti.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ Văn trang 64

Nỗi nhớ thương của người chinh phụ

Hai chữ nước nhà

Bức thư tưởng tượng

Thực hành tiếng Việt trang 74

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống

Ôn tập trang 83

1 53 21/11/2024