Soạn bài Ôn tập trang 54 lớp 9 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Ôn tập trang 54 Tập 1 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Ôn tập trang 54 Tập 1
Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đọc lại các văn bản đã học và điền vào bảng sau (làm vào vở):
Văn bản |
Luận đề |
Luận điểm |
Lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu |
Về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” |
|
|
|
Ý nghĩa văn chương |
|
|
|
Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” |
|
|
|
Trả lời:
Văn bản |
Luận đề |
Luận điểm |
Lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu |
Về hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” |
Hình tượng bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” |
- Luận điểm 1: Hình tượng bà Tú thuộc về kiểu gia đình nhà Nho theo ảnh hưởng Nho giáo - Luận điểm 2: Bà Tú trong mối quan hệ với xã hội - Luận điểm 3: Bà Tú trong mối quan hệ với gia đình |
- Lí lẽ 3: Nết ăn ở sâu đậm, thủy chung, thảo hiền, nhu thuận. - Bằng chứng 3: “Một duyên hai nợ âu đành phận” |
Ý nghĩa văn chương |
Ý nghĩa văn chương |
- Luận điểm 1: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài - Luận điểm 2: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp |
- Lí lẽ 3: Nết ăn ở sâu đậm, thủy chung, thảo hiền, nhu thuận. - Bằng chứng 3: “Một duyên hai nợ âu đành phận” |
Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” |
Tính đa nghĩa trong bài thơ “Bánh trôi nước” |
- Luận điểm 1: Nghĩa thứ nhất là nghĩa tả thực. - Luận điểm 2: Nghĩa thứ 2 của bài thơ nói về nhan sắc, số phận và phẩm chất của người phụ nữ. |
- Lí lẽ 1: Quá trình hình thành chiếc bánh trôi. - Bằng chứng 1: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn” |
Câu 2 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Làm thế nào để phân biệt cách trình bày vấn đề khách quan và vấn đề chủ quan?
Trả lời:
|
Cách trình bày vấn đề khách quan |
Cách trình bày vấn đề chủ quan |
Đặc điểm thông tin |
Bằng chứng khách quan |
Ý kiến, tình cảm, đánh giá chủ quan của người khác |
Một số dấu hiệu nhận biết |
Sự thật hiển nhiên, số liệu, dữ liệu, các thông tin có thể kiểm chứng đúng sai, thông tin qua nghiên cứu khoa học,… |
- Từ ngữ, vay văn thể hiện tình cảm, đánh giá chủ quan của người viết - Thông tin mà người viết chưa chắc chắn (có lẽ, hình như, chắc hẳn,…), dự đoán tương lai |
Câu 3 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Những cách tiếp nhận khác nhau về cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản có ý nghĩa gì đối với văn bản và người đọc?
Trả lời:
- Những cách tiếp cận khác nhau về cùng một vấn đề trong văn bản giúp người đọc có thể nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, từ đó có cái nhìn tổng quan, sâu sắc hơn.
Câu 4 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trình bày những lưu ý về việc tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.
Trả lời:
- Một số lưu ý về việc tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn:
+ Trích dẫn nguyên văn câu nói, ý kiến của tác giả và để trong dấu ngoặc kép
+ Phần trích dẫn có thể bao gồm các nội dung sau: tác giả, tác phẩm/ công trình, nhà xuất bản, năm xuất bản,…
Câu 5 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm một ví dụ về việc dẫn nguồn lời nói, ý tưởng, quan điểm,… của người khác trong khi viết và chỉ ra các yếu tố trong phần dẫn nguồn đó.
Trả lời:
- Ví dụ:
Nguyễn Công Hoan (1903-1977) là một nhà văn nổi tiếng của Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn đầu thế kỷ 20. Ông được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học hiện thực phê phán Việt Nam. Các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan thường xoay quanh cuộc sống nghèo khó và những bất công xã hội trong thời kỳ thực dân Pháp, với giọng văn châm biếm, hài hước nhưng đầy cay đắng. Ông được coi là người mở đường cho một dòng văn chương Việt hiện đại. Trong từ điển bách khoa Việt Nam đã đánh giá cao về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Hoan: Có thể nói Nguyễn Công Hoan là ngọn cờ đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam… Nguyễn Công Hoan đến với chủ nghĩa hiện thực bằng văn học trào phúng. Từ những truyện đầu tiên, ông đã tìm đề tài trong những người nghèo khổ, cùng khốn của xã hội. Đa số nhân vật phản diện của ông đều thuộc tầng lớp thượng lưu giàu có và quan lại, cường hào. Toàn những cảnh xấu xa, bỉ ổi, những chuyện bất công, ngang ngược, những con người ghê tởm, đáng khinh bỉ. Nguyễn Công Hoan tạo ra những tình huống bất ngờ, rồi phá lên cười và làm cho người khác cười theo, nhưng ngẫm lại thật thương tâm đau xót…
- Phần trích dẫn về nhà văn Nguyễn Công Hoan trong Từ điển bách khoa Việt Nam.
Câu 6 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đối với bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học, cần lưu ý điều gì khi phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm?
Trả lời:
- Đối với bài văn nghị luận phân tích tác phẩm văn học, cần lưu ý một số điều sau khi phân tích chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:
+ Xác định chủ đề của tác phẩm.
+ Xác định và phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật, từ đó nêu bật nội dung của tác phẩm.
Câu 7 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm thêm ví dụ về một số lỗi lập luận thường gặp em đã được học trong bài (ít nhất một ví dụ/ lỗi lập luận).
Trả lời:
- Ví dụ: Dòng sông Hương đã là nguồn cảm hứng của nhiều nghệ sĩ. Dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường, dòng sông luận Hương đã trở thành một người con gái đẹp có tâm hồn, có cá tính, dịu dàng một vẻ sang trọng, đằm thắm một vẻ đẹp đầy văn hóa.
- Lỗi lập luận:
+ Luận điểm chưa rõ ràng, không có sự nhấn mạnh hoặc phát triển ý.
+ Luận điểm chưa có tính khái quát cao.
Câu 8 (trang 54 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Thiết kế một sản phẩm sáng tạo (tranh vẽ, áp phích, tờ rơi, sơ đồ tư duy,…) để giới thiệu một tác phẩm văn học giúp em nhận ra sức mạnh của văn chương.
Trả lời:
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ
Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo