Soạn bài Ôn tập trang 30 lớp 9 Tập 1 - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Ôn tập trang 30 Tập 1 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 52 21/11/2024


Soạn bài Ôn tập trang 30 Tập 1

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Kết cấu của một bài thơ được thể hiện ở những phương diện nào?

Trả lời:

- Kết cấu của một bài thơ được thể hiện ở những phương diện: sự chọn lựa thể thơ; sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định (bố cục); sự triển khai mạch cảm xúc; sự phối hợp của vần, nhịp, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ,…

Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hoàn thành bảng dưới đây (làm vào vở):

Quê hương

Bếp lửa

Mùa xuân nho nhỏ

Một số hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu

- Hình ảnh:

+ Dân chài da ngăm rám nắng, thân hình nồng thở vị xa xăm.

+ Cánh buồm giương to, rướn thân trắng.

+ Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã.

- Từ ngữ: ồn ào, tấp nập, hồn làng, thâu góp gió.

- Hình ảnh:

+ Bếp lửa chờn vờn sương sớm.

+ Bếp lửa ấp iu nồng đượm.

+ Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.

+ Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn.

- Từ ngữ: chờn vờn, ấp iu, nồng đượm, …

- Hình ảnh:

+ Dòng sông xanh.

+ Bông hoa tím biếc.

+ Từng giọt long lanh rơi.

- Từ ngữ: lộc giắt, hối hả, xôn xao,…

Biện pháp tu từ chủ yếu

So sánh, ẩn dụ, nhân hóa.

Ẩn dụ, điệp ngữ, điệp từ.

Ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, so sánh.

Cách gieo vần

Gieo vần chân: “sông – hồng”.

- Gieo vần chân, vần liền: “xa – bà”, “nhọc – học”,…

- Gieo vần chân, vần thông: “khói – mỏi”.

- Gieo vần chân, vần liên: “trời – rơi”, “mình – bình – tình”,…

- Gieo vần chân, vần thông: “biếc – chiện”.

Chủ đề

Bài thơ thể hiện tình yêu, niềm tự hào và nỗi nhớ quê hương da diết, sâu đậm của tác giả.

Bài thơ khắc họa hình ảnh bếp lửa như một biểu tượng nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với người bà. Qua đó, thể hiện tình yêu, sự trân trọng đối với gia đình, với quê hương, đất nước.

Uớc nguyện được đóng góp, dâng hiến một phần nhỏ bé của mình vào việc làm nên mùa xuân tươi đẹp của quê hương, đất nước.

Cảm hứng chủ đạo

Ngợi ca cuộc sống lao động lạc quan, vui vẻ của người dân làng chài. Đồng thời, thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả.

Hình ảnh bếp lửa ấm áp, thiêng liêng và tình cảm yêu thương sâu sắc của người cháu đối với bà.

Gợi ca vẻ đẹp, sức sống của đất nước, qua đó thể hiện tình yêu thiết tha đối với quê hương, đất nước và mong muốn được dâng hiến, đóng góp sức mình để làm cho quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp của nhà thơ.

Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Viết một câu có sử dụng biện pháp chơi chữ và nêu tác dụng của biện pháp này.

Trả lời:

- Câu có sử dụng biện pháp chơi chữ: “Chị Lan hỏi giá chiếc váy hoa treo trên giá.”. Trong câu này, từ “giá” được sử dụng hai lần với hai ý nghĩa khác nhau:

+ “Giá” đầu tiên có nghĩa là “giá cả” của chiếc váy hoa.

+ “Giá” thứ hai có nghĩa là “cái giá” tức là cái móc treo đồ.

- Tác dụng: việc sử dụng biện pháp chơi chữ dựa trên hiện tượng đồng âm giúp câu nói trở nên hài hước và thú vị hơn.

Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra những yếu tố làm nên sự hài hòa về âm thanh trong hai dòng thơ dưới đây:

Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan

Đường bạch dương sương trắng nắng tràn

(Tố Hữu, Em ơi…Ba Lan…)

Trả lời:

- Những yếu tố làm nên sự hài hòa về âm thanh trong hai dòng thơ:

+ Vần “an”: “Lan”, “tan”, “tràn”.

+ Vần “ương”: “đường”, “dương”, “sương”.

+ Vần “ăng”: “trắng”, “nắng”.

+ Thanh điệu: “Ba Lan”, “bạch dương”, “sương trắng”, “nắng tràn” có thanh điệu nhẹ nhàng, mượt mà.

+ Sự lặp lại các thanh bằng: “Ba Lan”, “tan”, “sương”, “tràn” tạo ra vần trong, tăng cường nhịp điệu.

Câu 5 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trải nghiệm thú vị nhất của em khi làm một bài thơ tám chữ là gì?

Trả lời:

- Trải nghiệm thú vị nhất của em khi làm một bài thơ tám chữ:

+ Phải lựa chọn từng từ một cách cẩn trọng để tạo nên nhịp điệu mềm mại, vừa chứa đựng ý nghĩa sâu xa vừa dễ ghi nhớ.

+ Học được cách sử dụng ngôn ngữ và trau chuốt cách diễn đạt.

+ Học được cách gieo vần chân theo từng cặp.

+ Học được cách sử dụng dấu câu phù hợp tạo sự ngắt nhịp linh hoạt cho bài thơ.

Câu 6 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ có đặc điểm gì về nội dung và hình thức?

Trả lời:

- Đặc điểm về nội dung:

+ Gồm 3 phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.

+ Bài thơ thể hiện được cảm xúc và suy ngẫm về con người và khung cảnh phiên chợ quê.

+ Nhan đề phù hợp với nội dung của bài thơ.

- Hình thức: các dòng thơ có tám chữ, gieo vần đúng quy cách của thơ tám chữ.

Câu 7 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Thiết kế một tấm thẻ, trình bày những điều nên làm và nên tránh khi thảo luận nhóm về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống để gửi đến các bạn cùng nhóm.

Trả lời:

Những điều nên làm và nên tránh khi thảo luận nhóm về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống để gửi đến các bạn cùng nhóm

Những điều nên làm

Những điều nên tránh

- Tập trung vào vấn đề.

- Lắng nghe ý kiến của mọi người.

- Tôn trọng và đánh giá cao mọi ý kiến.

- Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, tích cực.

- Tranh luận gay gắt.

- Nói quá nhiều.

- Phán xét và không lắng nghe.

- Đề cập đến những chủ đề không liên quan.

- Không tập chung vào giải pháp.

Câu 8 (trang 30 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chúng ta có thể làm gì để thể hiện tình yêu quê hương?

Trả lời:

- Những việc chúng ta có thể làm để thể hiện tình yêu quê hương:

+ Học về lịch sử, văn hóa và truyền thống của quê hương.

+ Tham gia các hoạt động cộng đồng.

+ Sử dụng và quảng bá các sản phẩm địa phương.

+ Bảo tồn và phát triển di sản văn hóa.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ Văn trang 11

Quê hương

Bếp lửa

Vẻ đẹp của Sông Đà

Thực hành tiếng Việt trang 20

Mùa xuân nho nhỏ

Làm một bài thơ tám chữ

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống

1 52 21/11/2024