Soạn bài Pơ-liêm (Poliem), quỷ Riếp và Ha-nu-man (Hanuman) (trang 88) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Pơ-liêm (Poliem), quỷ Riếp và Ha-nu-man (Hanuman) trang 88 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 79 21/11/2024


Soạn bài Pơ-liêm (Poliem), quỷ Riếp và Ha-nu-man (Hanuman)

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 88 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Em biết truyện dân gian nào kể về cuộc đấu tranh giữa người với quỷ? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

- Truyện dân gian kể về cuộc đấu tranh giữa người với quỷ: Ba sợi tóc vàng của con quỷ.

- Câu chuyện rằng ngày xưa có một cậu bé nhà nghèo, vừa sinh ra đã được tiên đoán 14 tuổi lấy công chúa. Lúc đó nhà vua đi ngang qua làng, nghe chuyện, cả giận, tìm cách giết hại đứa bé. Đứa bé bị quăng xuống sông nhưng không chết mà được hai vợ chồng thơ xay bột cứu mạng. Năm 14 tuổi, thay vì bị giết, chàng trai cưới công chúa. Vua tức giận bắt chàng thanh niên xuống địa ngục lấy bằng được 3 sợi tóc của quỷ. Dọc đường, nhờ sự giúp sức của bà lão, chàng trai lấy được ba sợi tóc và còn được tặng thưởng nhiều vàng bạc trên đường về cung vua.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Theo dõi: Chú ý tính biểu cảm trong lời thoại của Ha-nu-man.

Trả lời:

- Một số từ ngữ có tính biểu cảm trong lời thoại của Ha-nu-man: Ôi, Trời ơi, Kinh khủng thế,…

2. Suy luận: Điều gì khiến cả Ha-nu-man và người thị nữ đều muốn tìm cách cứu nàng Si-ta?

Trả lời:

- Ha-nu-man và người thị nữ đều muốn tìm cách cứu nàng Si-ta vì:

+ Ha-nu-man luôn ước mong được làm con người nên cố gắng làm việc thiện

+ Nàng thị nữ cùng là phụ nữ nên hiểu cảnh con không thể thiếu mẹ và cảm nhận được tấm lòng lương thiện của Si-ta.

3. Suy luận: Câu nói của quỷ Riếp hé mở điều gì đáng lưu ý trong con người của vua Pơ-liêm và trong mỗi con người nói chung.

Trả lời:

- Trong mỗi con người chúng ta đều giam giữ một linh hồn ác quỷ, chúng là hiện thân của những dục vọng xấu xa trong tâm hồn.

4. Suy luận: Các câu thoại của quỷ Riếp, Ha-nu-man, Pơ-liêm trong đoạn này cho thấy cái ác – kẻ thù của con người tồn tại ở đâu?

Trả lời:

- Các câu thoại của quỷ Riếp, Ha-nu-man, Pơ-liêm trong đoạn này cho thấy cái ác – kẻ thù của con người luôn tồn tại ở xung quanh chúng ta.

5. Suy luận: Những câu nói của Si-la trong đoạn này có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của văn bản?

Trả lời:

- Những câu nói của Si-la thể hiện sự ngờ vực rằng con người sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu không có sự tin tưởng, đồng cảm và thấu hiểu.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Đoạn trích Pơ-liêm, Quỷ Riếp và Ha-nu-man nằm ở phần cuối của truyện, xoay quanh những diễn biến tâm lý của những nhân vật chính sau khi tấm màn bí mật đã được hé mở. Qua đó, tác phẩm đề cao tình yêu chung thủy, lòng dũng cảm và sự nghi ngờ luôn được chôn chặt phía sau mỗi người.

Soạn bài Pơ-liêm (Poliem), quỷ Riếp và Ha-nu-man (Hanuman) (trang 88) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tóm tắt nội dung, xác định mâu thuẫn, xung đột chính trong văn bản.

Trả lời:

* Tóm tắt nội dung: Vua Pơ-liêm, tin theo lời quỷ Riếp, phế ngôi hoàng hậu Si-ta vì nghi ngờ bà phản bội. Quỷ Riếp giả dạng thành Su-pa-kha để chiếm ngôi hoàng hậu và sai Ha-nu-man giết Si-ta. Nhờ một cung nữ hy sinh, Si-ta được cứu và sống ẩn dật trong rừng, sinh hoàng tử Si-la. Trong khi đó, đức vua buồn bã, cô đơn và nhớ Si-ta. Cuối cùng, Ha-nu-man vạch trần âm mưu của quỷ Riếp, giúp vua tỉnh ngộ. Vua gặp lại Si-ta và hoàng tử, nhưng lúc này họ đã thuộc về hai thế giới khác nhau.

* Mâu thuẫn, xung đột chính:

- Xung đột bên ngoài: Chính nghĩa (Những nhân vật yêu quý và bảo vệ Si-ta: Ha-nu-man, thị nữ) >< Phi nghĩa (Nhân vật tìm cách hãm hại Si-ta, lũng đoạn triều chính: Quỷ Riếp)

- Xung đột bên trong nhân vật:

+ Pơ liêm: tình yêu >< ghen tuông, nghi ngờ.

+ Ha-nu-man: khao khát làm người >< giới hạn kiếp thú

Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích tính cách của nhân vật Pơ-liêm. Lí giải nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh của Si-ta, Pơ-liêm và sự chia lìa giữa hai người ở phần cuối văn bản.

Trả lời:

- Tính cách của nhân vật Pơ-liêm:

+ Đa nghi, thiếu niềm tin vào những người thân yêu.

+ Ghen tuông mù quáng.

+ Thiếu kiên định, dễ bị tác động bởi những lời đồn đại.

+ Không có khả năng suy xét sự việc một cách thấu đáo.

- Nguyên nhân gây ra nỗi bất hạnh của Si-ta, Pơ-liêm và sự chia lìa giữa hai người ở phần cuối văn bản: Do tính cách đa nghi, ghen tuông của Pơ-liêm,

Câu 3 (trang 97 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Chỉ ra sự khác biệt trong tính cách giữa hai nhân vật Ha-nu-man và quỷ Riếp. Tính cách của hai nhân vật này có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Pơ-liêm.

Trả lời:

Ha-nu-man

Quỷ Riếp

Tính cách

- Nhân hậu, trung thực, yêu lẽ phải

- Khao khát trở thành con người

- Hiện thân cho cái ác, dục vọng xấu xa

Hành động – suy nghĩ

- Thận trọng, biết phân biệt phải trái, đúng sai

- Cảm thông, chấp nhận nguy hiểm để cứu Si-ta

- Trung thành với nhà vua, tìm cách cho cha con Pơ-liêm được đoàn tụ

- Hóa thành Su-pa-kha hãm hại Si-ta

- Chiếm ngôi Hoàng hậu.

- Tính cách của các nhân vật Ha-nu-man và Quỷ Riếp là hai nửa trong tính cách của Pơ-liêm. Một nửa tồn tại những dục vọng xấu xa, ghen tuông mù quáng, nửa còn lại biết ân năn, hối hận vì những chuyện mình đã làm.

Câu 4 (trang 97 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích một số lời thoại mà theo em là có tác dụng thể hiện tính cách của nhân vật Si-ta.

Trả lời:

Lời thoại của Si-ta

Tính cách của Si-ta

(1) Ha-nu-man. Muộn rồi. Khi tình yêu không thắng nỗi nghi ngờ thì mọi sự giải thoát cho giữa ta và chàng. Ha-nu-man, hãy giết ta đi…

Tỉnh táo, nhận thức được hoàn cảnh hiện tại của mình

(2) Ha-nu-man, lòng chú trung hậu quá!… nơi đã sinh ra ta từ luống cày đất mẹ yêu thương

- Phân biệt được cái thiện và cái ác

- Can đảm, sẵn sàng đón nhận cái chết

(3) “Ha-nu-man… nêu người không giết ta thì người sẽ bị chết..”

- Kìa em… Trời ơi… vì ta mà em phải chết…”

- Nhân hậu, không muốn để người khác gặp phiền phức vì mình.

Câu 5 (trang 97 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Xác định chủ đề của văn bản.

Trả lời:

- Chủ đề của văn bản: Sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

Câu 6 (trang 97 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, văn bản trên thể hiện những đặc điểm nào của thể loại bi kịch? Cho biết dựa vào đâu để em xác định được như vậy?

Trả lời:

- Văn bản đã thể hiện rõ những đặc điểm của thể loại bi kịch trong văn học:

+ Xung đột kịch: Si-ta và Pơ-liêm yêu nhau nhưng bị đức vua nghi ngờ dẫn đến cuộc chia ly hơn 10 năm.

+ Nhân vật kịch: Si-ta là người phụ nữ can đảm, có tấm lòng nhân hậu, trong sáng nhưng vì sự nghi ngờ, ghen tuông mà phải trả giá bằng cả tính mạng.

- Dấu hiệu xác định:

+ Nhân vật chính có tấm lòng lương thiện, nhân hậu nhưng phải gặp nhiều bất hạnh.

+ Xung đột kịch mâu thuẫn đến mức không thể hóa giải.

+ Lời đối thoại mang đến cho người đọc nhiều bài học quý giá.

Câu 7 (trang 97 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Có ý kiến cho rằng: Nàng Si-ta được Lưu Quang Thuận - Lưu Quang Vũ viết phỏng theo nhân vật, cốt truyện dân gian. Đó là câu chuyện thuộc về một thời đã xa. Tuy vậy, tác phẩm vẫn có khả năng gây xúc động cho người đọc/ người xem thời nay. Em có đồng ý với nhận định trên không? Vì sao?

Trả lời:

- Em đồng ý với nhận định trên.

- Vì: Dù câu chuyện về nàng Si-ta được phỏng theo cốt truyện dân gian và thuộc về một thời kì xa xưa nhưng tác phẩm của Lưu Quang Thuận – Lưu Quang Vũ vẫn có khả năng gây xúc động cho độc giả hiện tại nhờ những yếu tố sau:

+ Tình yêu, sự hy sinh và nỗi đau những hiểu lầm trong câu chuyện tình yêu giữa hai người làm khơi gợi trong tâm hồn người đọc những sự rung cảm sâu sắc.

+ Nàng Si-ta có những đức tính tốt trong một con người. Những phẩm chất này luôn được xã hội coi trọng và được đề cao trong cộng đồng.

+ Câu chuyện đề cập đến những vấn đề muôn thuở trong xã hội, sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ Văn trang 85

Tình yêu và thù hận

Cái roi tre

Thực hành tiếng Việt trang 104

Cái bóng trên tường

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

Ôn tập trang 117

1 79 21/11/2024