Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết (trang 111) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết trang 111 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 122 21/11/2024


Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết

* Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Văn bản: Phòng ngừa “bệnh” nói, viết sáo rỗng

Câu 1 (trang 113 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Văn bản đã đáp ứng yêu cầu và bố cục của kiểu bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết như thế nào?

Trả lời:

- Bố cục của văn bản Phòng ngừa bệnh nói, viết sáo rỗng đã đáp ứng đầy đủ các ý kiến của một bài văn giải quyết một vấn đề vì :

+ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải quyết, tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề

+ Thân bài: Giải thích vấn đề cần giải quyết; phân tích vấn đề (thực trạng, nguyên nhân, tác hại) và đề xuất các giải pháp khả thi, thuyết phục

+ Kết bài: Khẳng định lại ý kiến về tầm quan trọng của việc khắc phục, giải quyết vấn đề; nêu bài học cho bản thân (về suy nghĩ, hành động)

Câu 2 (trang 113 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Ở phần thân bài, văn bản đã triển khai theo trình tự trình bày nhận thức về vấn đề trước, đề xuất giải pháp sau hay kết hợp trình bày nhận thức với đề xuất giải pháp? Theo em, trình tự mà tác giả lựa chọn có ưu thế gì trong việc trình bày vấn đề mà văn bản nêu lên?

Trả lời:

- Ở phần thân bài, VB đã triển khai theo trình tự trình bày nhận thức về vấn đề trước, đề xuất giải pháp sau.

+ Nhận thức về vấn đề : Thực trạng bệnh nói và viết sáo rỗng từ xưa cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

+ Đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề.

- Trình tự mà tác giả lựa chọn có ưu thế trong việc trình bày vấn đề mà VB nêu lên: Sự nhận thức vấn đề càng sâu sắc thì phần giải pháp càng có sức thuyết phục, vấn đề được nhìn nhận một cách tập trung.

Câu 3 (trang 113 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Tác giả đã dùng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ vấn đề?

Trả lời:

Lí lẽ

Bằng chứng

Trước đây, bệnh sáo rỗng xuất hiện ở những câu khẩu hiệu rất hoành tráng, xuất hiện ở nhiều nơi

Khẩu hiệu “Quá khứ oanh liệt, hiện tại vẻ vang, tương lai rực rỡ”…

Ngày nay, bệnh sáo rỗng tiếp tục lây lan ở nhiều nơi, nhiều người.

Ví dụ cán bộ xuống thăm cơ sở… việc sử dụng từ ngữ 4.0…

Bắt nguồn từ thói phô trương, ưa hình thức, sính dùng từ ngữ to tát mĩ miều để muốn chứng tỏ bản thân là người hiểu biết.

Thành ngữ “thùng rỗng kêu to”…

Một trong những biểu hiện của tâm lí đám đông,…

Suy nghĩ “đa số thắng thiểu số”…

Câu 4 (trang 113 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Bài viết đã đề xuất những giải pháp cụ thể nào?

Trả lời:

- Bài viết đã đề xuất những giải pháp cụ thể:

+ Giải pháp 1: Tự trang bị cho bản thân bản lĩnh, dũng khí, đạo đức, tri thức, niềm tin khoa học,...

+ Giải pháp 2: Học hỏi, trau dồi tiếng Việt.

Câu 5 (trang 113 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Cách diễn đạt, lời văn của tác giả có tác dụng như thế nào trong việc trình bày vấn đề?

Trả lời:

- Cách diễn đạt, lời văn của tác giả có tác dụng trong việc trình bày vấn đề:

+ Cách diễn đạt và lời văn của tác giả giúp người đọc nhận thức sâu sắc vấn đề cần giải quyết qua những ví dụ cụ thể, sinh động.

+ Cách nói thẳng thắn, cương quyết đã tác đọc sâu sắc đến nhận thức của người tiếp nhận. Ví dụ như: “Bệnh” sáo rỗng bắt nguồn sâu xa từ thói phô trương, ưa hình thức, sính dùng từ ngữ to tát, mĩ miều để muốn chứng tỏ bản thân là người hiểu biết. Tuy nhiên, nó chẳng khác nào “thùng rỗng kêu to” - câu thành ngữ nhằm ám chỉ, phê phán những người trình độ hiểu biết hạn chế nhưng lại thích khoe khoang, huênh hoang để cố ra vẻ ta đây giỏi lắm, hay lắm”.

Câu 6 (trang 113 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Qua văn bản trên, em rút được những lưu ý gì khi viết một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết?

Trả lời:

- Những lưu ý khi viết một bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết:

+ Đảm bảo cấu trúc và bố cục bài viết.

+ Chọn lựa cách diễn đạt phù hợp với nội dung bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết.

+ Thể hiện thái độ dứt khoát, thẳng thắn, trung thực trong quá trình diễn đạt.

* Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài (trang 114 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Viết một bài văn nghị luận trình bày một vấn đề cần giải quyết trong đời sống (ví dụ: trong học tập, sinh hoạt, giải trí,...).

1. Chuẩn bị trước khi viết

* Căn cứ vào tính mở của đề bài, em có thể lựa chọn một vấn để phù hợp với bản thân để trình bày. Lưu ý các tiêu chí có tính định hướng dưới đây:

- Vấn đề cụ thể, thiết thực, cần giải quyết và có thể giải quyết.

- Vấn đề thuộc phạm vi hiểu biết của em, em có thể trình bày rõ các biểu hiện của vấn đề và đề xuất giải pháp.

* Mục đích viết của bài này là gì? Đối tượng người đọc là ai? Họ mong đợi gì từ bài viết của em? Trên cơ sở đó, em chuẩn bị cách viết phù hợp.

2. Tìm ý, lập dàn ý

* Đề bài yêu cầu: trình bày vấn đề cần giải quyết và đề xuất giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề (em có thể tách riêng hai nội dung này để dễ dàng đặt câu hỏi, tìm ý). Dưới đây là một số gợi ý cụ thể:

Tìm ý cho việc bàn luận về vấn đề dựa trên các câu hỏi

- Tại sao phải quan tâm đến vấn đề này/ tại sao đây là vấn đề cần phải giải quyết?

- Cần nhận thức vấn đề/ thực chất của vấn đề như thế nào cho đúng?

- Vấn đề gồm những khía cạnh, phương diện nào? Các khía cạnh, phương diện của vấn đề có liên quan, liên hệ gì với nhau?

- Theo đó, thân bài cần triển khai thành các ý / luận điểm nào? Lí lẽ và bằng chứng cho mỗi ý/ luận điểm là gì?

- ...

Tìm ý cho việc đề xuất giải pháp về vấn đề dựa trên các câu hỏi

- Để giải quyết vấn đề cần có (các) giải pháp thế nào?

- Giải pháp được đưa ra có ích lợi ra sao?

- Dựa vào đâu để cho rằng giải pháp được đưa ra là khả thi?

-...

* Dựa vào hướng dẫn ở phần Viết Bài 6 và những ý đã tìm trong khâu tìm ý để lập dàn ý.

Mở bài

- Nêu vấn đề và sự cần thiết của việc giải quyết vấn đề

Thân bài

- Trình bày các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng thuyết phục nhằm mang lại nhận thức đúng đắn về vấn đề; đề xuất được giải pháp khả thi, thuyết phục.

- Lưu ý: về trình tự, có thể trình bày nhận thức về vấn đề trước, đề xuất giải pháp sau hoặc kết hợp trình bày nhận thức với đề xuất giải pháp.

Kết bài

- Khẳng định ý nghĩa của việc nhận thức đúng về vấn đề và tầm quan trọng của việc tìm kiếm giải pháp khả thi trong cách giải quyết vấn đề.

3. Viết bài

- Em dựa vào dàn ý đã lập ở bước 2 để viết bài nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; chú ý kết hợp nghị luận với miêu tả, biểu cảm.

Bài viết tham khảo:

Trong cuộc sống hiện đại, học tập là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển của mỗi con người, đặc biệt là đối với học sinh. Tuy nhiên, cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và mong muốn đạt thành tích cao từ bố mẹ, thầy cô, xã hội,… Áp lực học tập đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập mà còn gây ra những tác động xấu đến tâm lý và sức khỏe của học sinh. Vì vậy chúng cần được giải quyết một cách kịp thời và nhanh chóng.

Áp lực học tập có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết, sự kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Nhiều bậc phụ huynh đặt mục tiêu cao cho con cái, mong muốn các em phải đạt điểm số xuất sắc hoặc vào những trường danh tiếng, dẫn đến việc học sinh cảm thấy bị ép buộc phải học mà không có thời gian nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, áp lực từ nhà trường cũng góp phần không nhỏ. Các chương trình học ngày càng nặng nề, đòi hỏi học sinh phải dành nhiều thời gian cho việc học mà ít có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa hay rèn luyện kỹ năng mềm. Cuối cùng, sự cạnh tranh giữa bạn bè trong lớp cũng là một yếu tố gây căng thẳng, khiến học sinh lo sợ bị bỏ lại phía sau nếu không cố gắng hết mình.

Áp lực học tập không chỉ gây ra những hệ lụy về mặt tinh thần mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất. Nhiều học sinh rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu, mất ngủ, và thậm chí trầm cảm vì phải đối mặt với khối lượng bài tập lớn và những kỳ thi dày đặc. Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả học tập mà còn khiến các em mất đi sự hứng thú và đam mê trong học tập. Ngoài ra, áp lực học tập còn làm hạn chế khả năng phát triển toàn diện của học sinh, khi các em không có đủ thời gian để tham gia vào các hoạt động sáng tạo, thể thao, và xây dựng kỹ năng sống cần thiết.

Để giải quyết vấn đề áp lực học tập, cần có sự hợp tác từ nhiều phía. Trước tiên, gia đình cần hiểu và thông cảm cho con cái, giảm bớt sự kỳ vọng và tạo điều kiện cho các em phát triển theo cách tự nhiên. Thay vì chỉ quan tâm đến điểm số, phụ huynh nên khuyến khích con em mình rèn luyện các kỹ năng xã hội, phát triển đam mê cá nhân và học cách đối mặt với thử thách. Nhà trường cũng cần điều chỉnh lại chương trình giảng dạy, đảm bảo rằng học sinh có thời gian nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động ngoại khóa và học tập với tinh thần thoải mái. Ngoài ra, học sinh cần được trang bị các kỹ năng quản lý thời gian, cân bằng giữa học tập và giải trí, để tránh tình trạng kiệt sức và căng thẳng.

Tóm lại, áp lực học tập là một vấn đề nghiêm trọng đang ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của học sinh hiện nay. Việc giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự thay đổi từ cả gia đình, nhà trường và học sinh, nhằm tạo ra một môi trường học tập lành mạnh và cân bằng, giúp các em phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần.

4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Sử dụng bảng kiểm ở phần Viết Bài 6 để tự đánh giá về kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; sau đó, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ Văn trang 85

Pơ-liêm (Poliem), quỷ Riếp và Ha-nu-man (Hanuman)

Tình yêu và thù hận

Cái roi tre

Thực hành tiếng Việt trang 104

Cái bóng trên tường

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

Ôn tập trang 117

1 122 21/11/2024