Soạn bài Mùa xuân chín (trang 123) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo
Với soạn bài Mùa xuân chín trang 123 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.
Soạn bài Mùa xuân chín
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 123 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nếu cần chọn một tính từ có thể khái quát đúng nhất đặc tính của mùa xuân, em sẽ chọn từ nào? Hãy chia sẻ với các bạn lí do lựa chọn của mình.
Trả lời:
- Với em “tươi mới” là một từ phù hợp để khái quát những đặc tính của mùa xuân.
- Lý do lựa chọn:
+ Từ “tươi mới” mang ý nghĩa về sự khởi đầu, sự thay đổi tích cực.
+ Mùa xuân là mùa đầu tiên trong năm, vạn vật như được lột xác, trở nên sinh động, tràn đầy sức sống hơn bao giờ hết, mang tới cảm giác vui vẻ, hào hứng và niềm tin vào một tương lai tươi sáng, vậy nên “tươi mới” là cụm từ rất thích hợp để miêu tả mùa xuân.
* Trải nghiệm cùng văn bản
1. Tưởng tượng: Em hình dung như thế nào về bức tranh thiên nhiên mùa xuân và con người trong ba khổ thơ đầu?
Trả lời:
- Trong ba khổ thơ đầu, bức tranh thiên nhiên hiện lên vô cùng sinh động và rực rỡ.
- Trong bức tranh xuân ấy là hình ảnh mái nhà tranh thấp thoáng trong làn nắng mới ửng hồng, tiếng ca đầy ngọt ngào, thơ ngây của những cô thôn nữ.
2. Suy luận: Hình ảnh thiên nhiên mùa xuân và con người trong khổ thơ cuối là hình ảnh hiện tại hay quá khứ?
Trả lời:
- Trong khổ thơ cuối hình ảnh cảnh ngày xuân và con người là hình ảnh của quá khứ.
- Thể hiện qua cụm “bâng khuâng chợt nhớ làng” cùng câu hỏi cuối bài thơ, tựa như vị khách xa trở lại hỏi thăm.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Bài thơ khắc họa cảnh ngày xuân nơi thôn quê vô cùng rực rỡ, tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống, từ đó gửi gắm tình yêu mùa xuân, yêu quê hương tha thiết, đậm sâu cùng nỗi nhớ trong lòng nhân vật trữ tình về một mùa xuân xinh đẹp năm xưa.
Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo cảm nhận của em, bức tranh thiên nhiên mùa xuân của làng quê Việt Nam được gợi tả trong khổ thơ thứ nhất là quen thuộc hay mới lạ? Vì sao?
Trả lời:
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân nơi làng quê Việt Nam được khắc họa trong khổ thơ thứ nhất là khung cảnh vô cùng quen thuộc.
- Quen thuộc bởi các hình ảnh miêu tả trong khổ thơ đều là hình ảnh đặc trưng của nông thôn: Mái nhà tranh, làn khói mơ, nắng ửng phủ lên vạn vật, giàn thiên lí, hình ảnh những cô thôn nữ hát mừng xuân.
Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Hai dòng thơ - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi... là lời của ai, thể hiện quan niệm, thái độ gì trước sự thay đổi của con người và mùa xuân?
Trả lời:
- Hai dòng thơ trên là lời của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Hai dòng thơ thể hiện sự ngập ngừng, có chút hụt hãng và tiếc nuối của nhân vật khi nói đến “có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”.
Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,... có tác dụng như thể nào trong việc gợi tả cảnh sắc thiên nhiên và hình ảnh con người trong ba khổ thơ đầu?
Trả lời:
Nghệ thuật (cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp,...) |
Tác dụng |
Hình ảnh thơ giàu sức gợi, đều là những hình ảnh quen thuộc của mùa xuân nơi làng quê: làn nắng, khói mơ, đôi mái nhà tranh, giàn thiên lý, sóng cỏ xanh, cô thôn nữ, tiếng ca |
Gợi tả cảnh sắc thiên nhiên vô cùng sinh động, tươi mới, tràn đầy sức sống, tựa như bức tranh tả cảnh rực rỡ sắc màu với khung cảnh xuân và hình ảnh, cảm xúc con người hòa cùng cảnh xuân. |
Từ ngữ miêu tả đậm chất gợi hình gợi cảm: làn nắng ửng, lấm tấm vàng, mùa xuân chín, nghe ra ý vị và thơ ngây,... |
|
Biện pháp tu từ: - So sánh: tiếng ca hổn hển như lời nước mây. - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “bóng xuân sang”, nghe ra ý vị và thơ ngây trong tiếng ca. - Đảo ngữ “Sột soạt gió trêu làn áo biếc” nhấn mạnh tiếng gió xuân. - Nhân hóa: tiếng ca vắt vẻo, hổn hển, thầm thĩ, gió trêu tà áo. |
|
- Nhịp thơ linh hoạt: 4/3 hay 2/2/3. Gieo vần chân. |
Câu 4 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Phân tích tâm trạng, cảm xúc của nhân vật “khách xa” được thể hiện trong khổ thơ thứ tư.
Trả lời:
- Nhân vật “khách xa” xuất hiện trong khổ thơ cuối cùng, với hình ảnh “Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng”, nhớ về hình ảnh cô thôn nữ gánh thóc dọc bờ sông.
- Hình ảnh cô thôn nữ gợi tả một mùa xuân tươi mới, căng tràn nhựa sống, mở đầu cho một năm mới, “dọc bờ sông trắng nắng chang chang” gợi không khí ấm áp, bình dị của vùng thôn quê.
- Câu thơ diễn tả cảm xúc nhớ thương, lưu luyến khi hồi tưởng lại cảnh sắc ngày xuân năm xưa với những hình ảnh vô cùng thân thuộc.
Câu 5 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhận xét về cách tác giả đặt nhan đề cho bài thơ.
Trả lời:
- Nhan đề bài thơ gợi ra được vẻ đẹp của bức tranh xuân. Tính từ “chín” như mô tả rằng mùa xuân đang ở khoảnh khắc đẹp nhất, tươi mới nhất, tràn đầy sức sống nhất. Những gì tuyệt vời nhất của thiên nhiên ngày xuân, những cảm xúc hạnh phúc nhất đều đang hiện diện ngay lúc này. Đây là từ có tính gợi hình, gợi cảm.
- Nhan đề thể hiện tình yêu, sự trân trọng vẻ đẹp mùa xuân của nhà thơ.
Câu 6 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Theo em, vị trí, thời điểm quan sát, miêu tả “mùa xuân chín” của tác giả trong khổ thơ cuối so với ba khổ thơ đầu có sự thay đổi hay không? Điều đó có tác dụng gì trong việc thế hiện hình ảnh con người và thiên nhiên mùa xuân?
Trả lời:
|
Ba khổ thơ đầu |
Khổ thơ cuối |
Vị trí miêu tả |
Nhà thơ miêu tả cảnh sắc ngày xuân từ góc nhìn thân thuộc, gần gũi tựa như dân làng đang đón xuân |
Nhà thơ miêu tả cảnh xuân qua góc nhìn của một vị khách xa quê nhớ về ngày xuân. |
Thời điểm quan sát |
Cảnh xuân lúc sớm mai, khi nắng mới ửng hồng chiếu lên mái nhà tranh còn chìm trong làn khói mơ |
Cảnh xuân lúc đứng buổi, ánh nắng chang chang dọc bờ sông trắng. |
Cách miêu tả |
Miêu tả cảnh trực tiếp |
Miêu tả gián tiếp qua câu hỏi |
- Tác dụng:
+ Thể hiện tình yêu mùa xuân đầy tha thiết của tác giả, sự thay đổi trong tâm trạng: tình yêu mùa xuân nồng nhiệt đến nỗi bâng khuâng, vấn vương những ngày xuân tươi đẹp.
+ Khắc họa rõ vẻ đẹp đầy sức sống, rực rỡ của mùa xuân.
Câu 7 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nêu một trong những biểu hiện về sự phù hợp của các yếu tố hình thức trong việc biểu đạt nội dung của văn bản.
Trả lời:
- Một trong những biểu hiện về sự phù hợp của các yếu tố hình thức trong việc biểu đạt nội dung:
+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, cách ngắt nhịp thơ và gieo giúp mô tả cảnh sắc xuân sống động hơn, từ đó thể hiện tình cảm của tác giả.
Câu 8 (trang 125 sgk Ngữ văn 9 Tập 2): Nhận xét về cách tác giả cảm nhận bước đi của thời gian qua hình ảnh thiên nhiên và con người trong bài thơ.
Trả lời:
- Tác giả mô tả bước đi của thời gian thông qua trình tự miêu tả độ “chín” của thiên nhiên mùa xuân.
- Đầu tiên là cảnh xuân trong buổi sớm mai, khi nắng mới lên, sương sớm vẫn còn quẩn quanh mái nhà, gió vẫn thổi nhẹ. Tiếp đến là tiếng hát của những cô thôn nữ khiến khung cảnh như bừng tỉnh, sinh động hẳn lên. Cuối cùng khi mặt trời lên cao, cảnh xuân hiện lên vô cùng bình dị, gần gũi với hình ảnh thiếu nữ gánh thóc bên sông.
- Bên cạnh đó bước đi thời gian ấy còn thể hiện qua độ “chín” trong nhân vật trữ tình. Từ yêu mến mùa xuân đến nỗi lòng bâng khuâng nhớ nhung cảnh xuân.
- Miêu tả theo trình tự thời gian càng khắc họa chi tiết sự rực rỡ, tràn đầy sức sống của mùa xuân, đồng thời thể hiện rõ tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Lịch sử 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sgk Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo
- Giải sbt Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo