Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước (trang 43) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước trang 43 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 86 21/11/2024


Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Văn bản bàn luận về tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. Tính đa nghĩa của bài thơ được làm sáng tỏ trên hai khía cạnh: Nghĩa thực- Hình ảnh và quá trình sinh thành của bánh trôi nước; Nghĩa ẩn dụ- Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của người phụ nữ. Qua việc phân tích hai luận điểm trên, bài viết không chỉ chứng minh được tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước, rằng hình tượng chiếc bánh trôi và quá trình làm bánh chính là biểu tượng ẩn dụ cho cuộc đời, số phận người phụ nữ thời phong kiến mà còn giúp bạn đọc thấy được bút pháp miêu tả tài tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước (trang 43) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Cách trình bày vấn đề khách quan và chủ quan được thể hiện như thế nào trong đoạn văn: “Nghĩa thứ nhất,… của biết bao người”?

Trả lời:

- Cách trình bày vấn đề khách quan:

+ Thông tin tả thực về hình ảnh bánh trôi nước.

+ Các từ ngữ “Thân em…”, “Mà em…”

- Các trình bày vấn đề chủ quan: Thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh, câu văn ngợi ca tài năng thi sĩ Hồ Xuân Hương:

+ “Hồ Xuân Hương quả là một người viết miêu tả sự vật”

+ “hình ảnh chiếc bánh trôi hiện ra thật đáng yêu”

Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.

Trả lời:

Soạn bài Tính đa nghĩa trong bài thơ Bánh trôi nước (trang 43) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích tác dụng của một số lí lẽ, bằng chứng em cho là tiêu biểu.

Trả lời:

- Lí lẽ, bằng chứng em cho là tiêu biểu trong tác phẩm là: Quá trình hình thành của chiếc bánh trôi nước.

- Tác dụng:

+ Miêu tả quá trình, cách làm bánh trôi nước => Thể hiện sự am hiểu của Hồ Xuân Hương về sự vật, sự việc xung quanh.

+ Thông qua chiếc bánh trôi nước, tác giả muốn miêu tả số phận long đong lận đận nhiều trái ngang trắc trở của người phụ nữ xưa.

Câu 4 (trang 45 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Em có đồng tình với ý kiến của tác giả về bài thơ Bánh trôi nước: “Lời một chiếc bánh nói hộ biết bao con người” hay không? Vì sao? Từ đó, em hiểu thêm điều gì về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Trả lời:

- Em đồng tính với ý kiến trên của tác giả. Vì:

+ Câu thơ không chỉ đơn thuần miêu tả chiếc bánh trôi, mà qua đó, Hồ Xuân Hương đã khéo léo gửi gắm tâm tư, nỗi lòng của người phụ nữ. Dù mềm mại, yếu đuối ("vừa trắng lại vừa tròn") nhưng họ vẫn kiên cường, chịu đựng mọi sóng gió cuộc đời ("rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn").

+ Từ hình ảnh chiếc bánh trôi, ta có thể thấy được sự bất công, đau khổ mà người phụ nữ phải chịu đựng, nhưng đồng thời cũng thấy rõ phẩm chất đáng quý của họ: sự kiên nhẫn, chịu đựng và tự trọng.

- Em hiểu thêm về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

+ Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chịu nhiều áp bức, bất công. Họ không có tiếng nói, không được tự do quyết định cuộc sống của mình, giống như chiếc bánh trôi bị người khác “nặn” ra hình hài.

+ Phẩm chất của người phụ nữ là kiên cường, kiên nhẫn và biết giữ gìn bản thân. Dù bị đẩy vào hoàn cảnh khó khăn, họ vẫn giữ vững phẩm giá, không để bị cuốn theo những biến cố của cuộc đời.

Câu 5 (trang 45 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Từ những cách hiểu về bài thơ Bánh trôi nước được nêu trong văn bản, em có suy nghĩ gì về cách tiếp nhận một bài thơ?

Trả lời:

- Từ những cách hiểu về bài thơ “Bánh trôi nước”, em có suy nghĩ về cách tiếp nhận một bài thơ:

+ Đọc và cảm nhận qua hình ảnh và ngôn từ.

+ Liên hệ sự vật, sự việc với bối cảnh lịch sử, xã hội cụ thể.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tri thức Ngữ Văn trang 32

Về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ

Ý nghĩa văn chương

Thơ ca

Thực hành tiếng Việt trang 42

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học

Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến

Ôn tập trang 54

1 86 21/11/2024