Soạn bài Dế chọi (trang 110) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Dế chọi trang 110 Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 9.

1 36 20/11/2024


Soạn bài Dế chọi

* Hướng dẫn đọc

Nội dung chính: Tác phẩm lấy bối cảnh thời Tuyên Đức, kể về việc gia đình Thành phải khốn khổ đi tìm bắt dế chọi để cống nạp vào trong cung. Qua đó, tác giả bộc lộ thái độ mỉa mai, châm biếm chế độ chính trị thối nát đương thời.

Soạn bài Dế chọi (trang 110) - Ngắn nhất Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tóm tắt nội dung câu chuyện theo diễn biến của các sự kiện trong văn bản và cho biết các sự kiện ấy được sắp xếp theo trật tự thời gian, không gian như thế nào.

Trả lời:

- Tóm tắt: Trong cung chuộng trò chọi dế, bắt dân gian phải dâng nộp hàng năm. Thành Danh – một người hiền lành, bị ép làm lí chính, phải đi tìm dế để nộp nhưng không được nên bị đánh phạt. Vợ Thành được bà đồng chỉ dẫn cho chỗ bắt dế chọi bằng một bức vẽ. Thành bắt được dế mang về nhà nhưng bị con trai mình làm dế chạy mất. Con trai hoảng sợ bỏ chạy rồi ngã xuống giếng suýt chết, sau khi tỉnh dậy thì trở nên ngây ngốc. Thành bắt được một con dế kì lạ nhưng khỏe mạnh, có thể đánh bại mọi con dế khác. Con dế được dâng nộp lên vua, trở thành con dế vô địch nhờ vậy Thành được trọng thưởng. Hơn một năm sau, con trai Thành bình phục, kể lại rằng chính mình đã hóa thành con dế.

- Các sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính, không gian ở cung đình và làng quê nơi gia đình Thành ở.

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Câu chuyện trong văn bản cho thấy tục lệ dâng tiến dế quý cho quan lại, vua chúa đã tác động như thế nào đến đời sống của các hạng người trong xã hội đương thời?

Trả lời:

- Câu chuyện trong văn bản cho thấy tục lệ dâng tiến dế quý cho quan lại, vua chúa đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các hạng người trong xã hội đương thời. Quan lại cố gắng kiếm dế để lấy lòng vua, thăng quan tiến chức nên đã đày đọa dân đen phải khổ sở kiếm dế. Cuộc sống của người dân bị đảo lộn, phải đánh đổi nhiều thứ để kiếm dế để cống nạp. Một con dế nhỏ bé ấy thế mà có thể khiến một gia đình tán gia bại sản nhưng cũng có thể khiến một gia đình có được vinh hoa phú quý.

Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích điểm tương đồng, khác biệt về số phận của nhân vật Thành Danh trước và sau khi tìm được dế quý dâng quan.

Trả lời:

Trước khi tìm được dế quý

Sau khi tìm được dế quý

Tương đồng

- Lo lắng, bất an, ăn ngủ không yên

Khác biệt

- Không dám báng bổ sách nhiễu dân

- Bị trách phạt, phải chịu đòn trăm gậy, chỉ nghĩ đến chuyện tự tử

- Thành đổi đời, được ban thưởng, thăng chức, được miễn sai dịch lại được thi lấy học vị tú tài

- Gia đình Thành dần trở nên giàu sang phú quý

Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chỉ ra một số biểu hiện của yếu tố kì ảo trong văn bản và tác dụng của yếu tố này trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Trả lời:

- Một số yếu tố kì ảo:

+ Cô đồng chỉ dẫn chính xác nơi tìm thấy dế chọi.

+ Sự kì lạ của chú dế chọi: vừa nhỏ vừa ngắn, đỏ đen nham nhở, đầu vuông, đùi dài, dáng ve sầu, cánh hoa mai

+ Con dế của Thành mỗi khi nghe tiếng đàn cầm, đàn sắt lại nhảy múa theo các tiết điệu.

+ Con trai Thành sau khi ngã xuống giếng thì trơ ra như gỗ, bằn bặt ngủ lịm. Sau hơn một năm mới tỉnh dậy và kể rằng mình đã hóa thân thành dế chọi.

- Tác dụng:

+ Đem lại sự hấp dẫn, thú vị, li kì cho cốt truyện.

+ Tạo nên sự logic, liền mạch cho các sự kiện diễn ra trong truyện.

+ Làm nổi bật tinh thần phê phán đồng thời phản ánh hiện thực xót xa về tình cảnh của nhân dân trong xã hội phong kiến thối nát.

Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Dế chọi là truyện truyền kì?

Trả lời:

- Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Dế chọi là truyện truyền kì?

+ Có các chi tiết kì ảo.

+ Không gian và thời gian có sự kết hợp đan xen giữa thực và ảo.

+ Phản ánh hiện thực xã hội thông qua các yếu tố kì ảo, hoang đường.

Câu 6 (trang 114 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Theo em, nếu bỏ đi phần “lời bàn của tác giả” ở cuối truyện thì việc đọc hiểu truyện Dế chọi có khó khăn/thuận lợi gì?

Trả lời:

- Lời bàn của tác giả ở cuối truyện giúp người đọc hiểu rõ hơn về nội dung cũng như thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Nhờ lời bàn này, độc giả sẽ dễ dàng tiếp cận và phân tích tác phẩm theo đúng hướng. Nếu không có lời bình này, độc giả có thể hiểu sai hoặc hiểu không hết ý mà tác giả muốn truyền tải thông qua tác phẩm.

1 36 20/11/2024