Đọc hiểu Dậy mà đi (Tố Hữu) có đáp án
Đọc hiểu Dậy mà đi (Tố Hữu) có đáp án chi tiết nhất giúp bạn ôn luyện và nắm vững cách làm bài của dạng bài đọc - hiểu trong các đề thi.
Đọc hiểu Dậy mà đi
Đọc hiểu Dậy mà đi - Đề số 1
Đọc đoạn trích:
“…Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Huống đường đi còn lắm bước gian truân
Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!
Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:
Chỉ còn đây, sức lực hãy còn đây!
Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai
Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.
Thua ván này, ta đem bày ván khác,
Có can chi, miễn được cuộc sau cùng
Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công
Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:
Một lần ngã là một lần bớt dại
Để thêm khôn một chút nữa trong người…”
Tháng 5 - 1941
(Trích “Dậy mà đi”, Thơ, Tố Hữu, NXB Văn học, 2015, tr.126)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0.75 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 (0.75 điểm). Nêu 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau:
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Câu 3 (1.0 điểm).Theo tác giả, vì sao phải “đứng lên” khi thất bại?
Câu 4 (0.5 điểm). Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất với anh chị?Vì sao?
Đáp án
Câu 1. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
Câu 2.
- Điệp từ (Ai, mà). Điệp cấu trúc (Ai... mà ...).
- Đối lập (Chiến thắng – chiến bại; khôn – dại).
Câu hỏi tu từ (Ai chiến thắng mà không hề chiến bại; Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?)
Câu 3. Theo tác giả, phải “đứng lên”khi thất bại vì:
- Cuộc sống còn nhiều gian truân, nếu từ bỏ sẽ không bao giờ đi đến thành công.
- Đây chưa phải là cái đích cuối cùng (chưa phải trận sau cùng chiến đấu)
- Chúng ta còn có nhiều sức lực, niềm tin và ý chí để vượt qua thử thách.
Câu 4. HS có thể đưa ra nhiều bài học khác nhau và lí giải hợp lí và thuyết phục. Sau đây là gợi ý câu trả lời:
- Con đường đến với thành công, trưởng thành không dễ dàng, đơn giản. Nhiều khi phải trải qua những vấp ngã, thất bại.
- Mỗi lần thất bại,vấp ngã là một lần ta rút ra thêm được bài học cho bản thân, có như thế mới “bớt dại”và “thêm khôn”.
Đọc hiểu Dậy mà đi - Đề số 2
Đọc đoạn trích:
…Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Huống đường đi còn lắm bước gian truân
Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!
Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:
Chỉ còn đây, sức lực hãy còn đây!
Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai
Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.
Thua ván này, ta đem bày ván khác
Có can chi, miễn được cuộc sau cùng
Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công
Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:
Một lần ngã là một lần bớt dại
Để thêm khôn một chút nữa trong người…
Tháng 5 - 1941
(Trích “Dậy mà đi”, Thơ, Tố Hữu, NXB Văn học, 2015, tr.126)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đoạn trích được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Nêu 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau: Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Câu 3. Theo tác giả, vì sao không nên từ bỏ khi thất bại?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công của tác giả không? Vì sao
Đáp án
Câu 1. Thể thơ tự do
Câu 2. Biện pháp đối "thắng - bại" và "khôn-dại" BP câu hỏi tu từ "Ai?" Lặp cấu trúc "Ai...mà...?"
Câu 3. Theo tác giả, không nên từ bỏ khi thất bạn bởi vì bất kì ai chiến thắng cũng từng thất bại và trận đánh đó không phải trận đánh cuối cùng nên ta vẫn có cơ hội chuyển bại thành thắng trong tương lai.
Câu 4. Đồng ý, bởi vì có câu "thất bại là mẹ thành công", chúng ta khi gặp khó khăn, thất bại cần phải cố gắng bước tiếp, rút kinh nghiệm từ lần thất bại này để làm tốt hơn trong tương lai. Chúng ta nên tin tưởng vào chính mình sẽ thành công, không được mất hi vọng quá sớm. Chỉ cần có thể cố gắng thì còn có cơ hội chiến thắng.
Đọc hiểu Dậy mà đi - Đề số 3
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Dậy mà đi! Dậy mà đi!
Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi?
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Huống đường đi còn lắm bước gian truân
Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!
Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:
Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây!
Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai
Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.
Thua ván này, ta đem bày ván khác,
Có can chi, miễn được cuộc sau cùng
Dậy mà đi, hi vọng sẽ thành công
Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:
Một lần ngã là một lần bớt dại
Để thêm khôn một chút nữa trong người…
(Dậy mà đi - Tố Hữu)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
Câu 2: Ý nghĩa từ dại, khôn trong câu: “Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”?
Câu 3: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
Lời giải
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|
ĐỌC HIỂU |
(3.0) |
Câu 1 | Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm |
0.5 |
Câu 2 |
+ Ý nghĩa dại/ khôn: - Dại: vấp ngã, thất bại. - Khôn: sự trưởng thành, thành công. |
1.0 |
Câu 3 | - Trong đoạn trích nêu ra được nhiều thông điệp có ý nghĩa, thí sinh chỉ cần chọn một thông điệp có ý nghĩa với bản thân và có kiến giải hợp lí (Ví dụ: nghị lực, niềm tin, hi vọng...) |
1. |
Đọc hiểu Dậy mà đi - Đề số 4
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Dậy mà đi! Dậy mà đi!
Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi?
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Huống đường đi còn lắm bước gian truân
Đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!
Thì đứng dậy, xoa tay và tự bảo:
Chỉ còn đây sức lực hãy còn đây!
Lòng không nghèo tin tưởng ở tương lai
Chân có ngã thì đứng lên, lại bước.
Thua ván này, ta đem bầy ván khác,
Có can chi, miễn được cuộc sau cùng
Dậy mà đi, hi vọng sẽ thành công
Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại:
Một lần ngã là một lần bớt dại
Để thêm khôn một chút nữa trong người...
(Dậy mà đi - Tố Hữu)
Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2 (0,5đ): Ý nghĩa từ dại, khôn trong câu: Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?
Câu 3 (1,0đ): Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả đoạn trích: Một lần ngã là một lần bớt dại/ Để thêm khôn một chút nữa trong người? Vì sao?
Câu 4 (1,0đ): Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh chị?
Đáp án
Câu 1 (0,5đ):
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
Câu 2 (0,5đ):
Dại: không có đủ khả năng suy xét để ứng phó với hoàn cảnh và tránh những hành động, thái độ không nên; Khôn: trái với Dại.
Ý nghĩa dại/ khôn trong câu thơ: Khôn: sự trưởng thành, thành công, Dại: vấp ngã, thất bại.
Câu 3 (1,0đ):
Ý nghĩa 2 câu thơ:
Con đường đến với thành công, trưởng thành không dễ dàng, đơn giản. Nhiều khi phải trải qua những lần vấp ngã, thất bại.
Mỗi lần thất bại, vấp ngã là một lần ta rút ra thêm được một bài học cho bản thân, có như thế mới "bớt dại" và "thêm khôn".
→ Hai câu thơ là kinh nghiêm sống quý giá cho mỗi người.
Câu 4 (1,0đ):
Trong đoạn trích nêu ra được nhiều thông điệp có ý nghĩa, thí sinh chỉ cần chọn một thông điệp có ý nghĩa với bản thân và có kiến giải hợp lí.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2025) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2025)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2025)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2025)