Đọc hiểu Tổ quốc nhìn từ biển (Nguyễn Việt Chiến) có đáp án
Đọc hiểu Tổ quốc nhìn từ biển (Nguyễn Việt Chiến) có đáp án chi tiết nhất giúp bạn ôn luyện và nắm vững cách làm bài của dạng bài đọc - hiểu trong các đề thi.
Đọc hiểu Tổ quốc nhìn từ biển
I. Đọc bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển
TỔ QUỐC NHÌN TỪ BIỂN
Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn
Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển
Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng
Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không?
(Theo http://vanhay.edu.vn/ Tổ quốc nhìn từ biển – Nguyễn Việt Chiến)
II. Đọc hiểu Tổ quốc nhìn từ biển
1. Đề số 1
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
Câu 2: Giải thích nghĩa của từ "sóng" trong 2 câu thơ sau:
"Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa
Trong hồn người có ngọn sóng nào không"
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ trong khổ thơ?
"Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể
Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù
Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ
Thương Hòn Mê bão tố phía âm u..."
Câu 4: Từ 2 câu thơ: "Lời cha dặn phải giữ từng thước đất - Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi", anh/chị hãy viết đoạn văn trình suy nghĩ của mình về trách nhiệm của thanh niên hiện nay đối với biển đảo Việt Nam?
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2:
-
Sóng 1: Những nguy cơ, hiểm họa đang liên tục bủa vây quanh biển.
-
Sóng 2: Thái độ, tình cảm, ý chí, hành động trong lòng mỗi người...
Câu 3:
Biện pháp tu từ ẩn dụ: mưa nguồn chớp bể, mây mù, sóng dữ, bão tố...
Hiệu quả: Thể hiện một cách kín đáo những hiểm họa đe dọa đến sự bình yên của biển và nguy cơ mất an toàn lãnh thổ. Bộc lộ nỗi lo lắng, trăn trở của nhà thơ.
Câu 4:
Trách nhiệm của thanh niên hiện nay đối với biển đảo Việt Nam:
Nhận thức được biển đảo Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với những hiểm nguy, sự phức tạp và khắc nghiệt từ các hoạt động của Trung Quốc.
Điều đó đòi hỏi thanh niên phải dũng cảm, mưu trí, chủ động sáng tạo, tự lực tự cường, sẵn sàng hy sinh xương máu, kiên quyết đứng lên bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.
2. Đề số 2
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định thể thơ.
Thể tho tự do.
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính.
Biểu cảm.
Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ.
Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật
Câu 4: Quá khứ lịch sử của đất nước, dân tộc hiện lên như thế nào trong khổ thơ đầu?
– Đất nước Việt Nam luôn phải đương đầu với nạn ngoại xâm.
– Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua nhiều mất mát, đau thương.
– Các thế hệ cha ông đã chiến đấu bất khuất, kiên cường, đã đánh tan mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập và chủ quyền của đất nước, dân tộc.
Câu 5: Nhận xét nào sau đây không đúng với cảm xúc, suy ngẫm được thể hiện trong đoạn thơ trên?
A. Niềm tự hào, kiêu hãnh về truyền thống bất khuất, anh hùng của nhân dân, đất nước.
B. Nỗi đau trước những mất mát, hi sinh mà đất nước từng nếm trải.
C. Nỗi buồn thương, chán nản vì Tổ quốc phải đương đầu với quá nhiều thử thách nghiệt ngã.
D. Niềm tin vào sức sống mãnh liệt và sự trường tồn của Tổ quốc.
Câu 6: Nhà thơ đã nhìn tổ quốc từ những góc nhìn nào?
Nhà thơ đã nhìn tổ quốc từ những góc nhìn:
+ Nhìn từ những hiểm họa, những mối nguy xâm lược đến từ phía bọn giặc ngoại xâm.
+ Nhìn từ những mất mát đau thương của dân tộc trong quá trình giữ nước
Câu 7: Đoạn thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả về đất nước, Tổ quốc?
Tình cảm tác giả đối với Đất nước, Tổ Quốc:
– Yêu tổ quốc, yêu mảnh đất, yêu biển đảo thân thương – nơi đã hứng chịu bao sự tàn khóc của chiến tranh.
– Thương tiếc những người đã ngã xuống, đã hi sinh vì độc lập tự do dân tộc
– Ca ngợi và tự hào về những anh hùng đã hi sinh.
Câu 8: Anh/chị có đồng cảm với tác giả khi nghĩ về biển đảo của Tổ quốc hôm nay?
Em đồng tình với tác giả, khi nhìn về biển đảo của Tổ Quốc hôm nay.
Bởi vì: Dẫu có trải qua bao mất mát đau thương thì đúng như tác giả nói, đất nước ta vẫn mãi như một con tàu hướng mãi ra khơi. Chúng ta chẳng bao giờ khuất phục trước lũ quân thù hay những khó khăn, mà luôn tích cực, nổ lực hết mình hướng về phía trước.
3. Đề số 3
Câu 1. Xác định thông tin đúng, sai.
Ý nghĩa của từ “bão giông” nói về cái gì?
A. Chỉ những hiểm họa từ thiên nhiên. Sai
B. Ám chỉ sự xâm phạm chủ quyền đất nước từ biển. Đúng
C. Cả giông bão thiên nhiên và hiểm họa đối với chủ quyền đất nước. Sai
Câu 2. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Văn bản Tổ quốc nhìn từ biển được viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 3. Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ này? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết?
Trong đoạn trích này, tác giả đã gợi lại truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Việc gợi lại truyền thuyết này tác giả muốn khẳng định lại chủ quyền đất nước. Xưa kia Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con lên rừng, xuống biển mà làm nên hình hài đất nước. Chúng ta là con dân của đất Việt, ông cha ta từ ngàn năm trước đã lên rừng, đã xuống biển để khai phá, dựng xây non nước này. Và, biển – đảo ấy là một phần gia tài nghèo khó mà ông cha ta tự ngàn xưa đã không tiếc máu xương, công sức để giữ gìn, để truyền đời lại cho cháu con hôm nay. Việc gợi lại truyền thuyết là sự gợi nhắc về cội nguồn dân tộc; nhắc nhở về sự toàn vẹn và chủ quyền thiêng liêng của đất nước, hơn nữa nhằm khơi dậy trong mỗi chúng ta niềm tự hào dân tộc ý thức đấu tranh.
Câu 4. Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ phép điệp trong đoạn thơ? Ý nghĩa của mỗi từ “sóng” trong hai câu thơ cuối?
+ Điệp từ: “Nếu, Tổ quốc, biển”.
+ Điệp cấu trúc: Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển/ Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển.
– Tác dụng: làm cho nhịp thơ sôi trào, thể hiện nỗi trăn trở niềm đau đáu khi nhớ về Tổ quốc.
– Ý nghĩa của mỗi từ “sóng” trong hai câu thơ cuối:
+ Sóng (1): những hiểm họa đe dọa nền an ninh, chủ quyền, hòa bình của đất nước.
+ Sóng (2): lòng yêu nước, ý thức về chủ quyền của đất nước và tinh thần sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
4. Đề số 4
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Tự sự
C. Biểu cảm
B. Miêu tả
D. Thuyết minh
Câu 2: Xác định thể thơ của đoạn trích trên?
A. Thơ tự do
C. Thơ tự sự
B. Thơ thất ngôn bát cú đường luật
D. Thơ thất ngôn bát cú
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ “thương” điều gì?
A. Đất nước
B. Đất nước ba ngàn hòn đảo.
C. Đất nước ba ngàn hòn đảo, suốt ngàn năm bóng giặc chập chờn
D. Tổ quốc nhìn từ bao mất mát
Câu 4: Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên?
A. Lòng căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệt
B. Thương cảm với những con người nằm lại nơi biên cương Tổ quốc
C. Cảm phục những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ đảo và quần đảo của dân tộc
D. Tình yêu với biển đảo quê hương đất nước
Câu 5: Nghĩa của từ “sắc chỉ” là gì?
A. Vẻ đẹp của nơi nào đó cụ thể
B. Mệnh lệnh bằng văn bản của vua
C. Ý chỉ của nhà vua truyền bằng khẩu ngữ
D. Ý muốn của nhân dân
Câu 6: Những hình ảnh “máu đổ, sóng mặn vùi thân, máu xương” có ý nghĩa như thế nào?
A. Sự đồng cảm xót thương của tác giả với những người lính trẻ ngày ngày bảo vệ đảo và quần đảo của dân tộc.
B. Sự hi sinh mất mát của những con người ngã xuống vì Tổ quốc
C. Điều kiện khó khăn gian khổ của những con người ngày ngày bảo vệ biển đảo quê hương.
D. Niềm hân hoan của những người lính trẻ khi được bảo vệ biển đảo quê hương.
Câu 7: Qua đoạn thơ thấy được thái độ, tình cảm gì của nhân vật trữ tình?
A. Trân trọng biết ơn những thế hệ đi trước đã hi sinh vì sự bình yên của biển đảo quê hương, niềm tự hào và lòng quyết tâm bảo vệ biển đảo quê hương đất nước.
B. Tình yêu quê hương đất nước.
C. Niềm tự hào và lòng quyết tâm bảo vệ quê hương.
D. Trân trọng, biết ơn những thế hệ đi trước vì sự bình yên của quê hương.
Câu 8. Kể tên hai quần đảo được nhắc đến trong đoạn trích?
Hai quần đảo được nhắc đến là: Hoàng Sa, Trường Sa
Câu 9. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về hai câu thơ dưới đây?
Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất
Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi
- Cả dân tộc ta suốt những năm tháng rộng dài của lịch sử cho đến nay đều không chịu khuất phục trước kẻ thù.
- Hình ảnh “dáng con tàu” ẩn dụ cho những con người, những thế hệ tiếp bước cha ông hướng mãi về biển đảo quê hương với ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước.
Câu 10. Từ đoạn trích anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (4-6 câu) nêu suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển đảo quê hương đất nước?
- Bản thân mỗi cá nhân có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ biển đảo quê hương đất nước.
- Học sinh chỉ ra được những hành động cụ thể, thể hiện được trách nhiệm của mình với đất nước.
5. Đề số 5
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Tổ quốc nhìn từ biển được viết theo thể thơ 8 chữ.
Câu 2. Nhà thơ đã nhìn tổ quốc từ những góc nhìn nào?
Trong bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển, tác giả đã nhìn tổ quốc từ những hiểm quạ, những mối nguy xâm lược đến từ phía bọn giặc ngoại xâm. Nhìn từ những mất mát đau thương của dân tộc trong quá trình giữ nước
Câu 3. Đoạn thơ đã thể hiện tình cảm gì của tác giả về đất nước, Tổ quốc?
Qua đoạn thơ, tác giả đã thể hiện tình cảm cảm yêu thương, trân trọng đất nước, yêu biển đảo quê hương nơi đã hứng chịu bao sự tàn khóc của chiến tranh. Qua đó cũng thể hiện sự tiếc thương những người đã ngã xuống, đã hi sinh vì độc lập tự do dân tộc.
Câu 4. Anh/chị có đồng cảm với tác giả khi nghĩ về biển đảo của Tổ quốc hôm nay? Hãy viết một mối đồng cảm sâu sắc nhất của anh/chị?
Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Hàng ngàn năm nay ông cha ta đã hy sinh biết bao xương máu để bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ngày nay, các thế lực bên ngoài vẫn luôn nhòm ngó đến các địa phận lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chính vì vậy Đảng và nhà nước cũng với lực lượng hải quân vẫn luôn hết mình để bảo vệ lãnh hải của tổ quốc. Có thể chúng ta ở trong đất liền không trực tiếp chứng kiến những nguy na, khó khăn mà những người lính hải quân đang phải đối mặt hàng ngày. Chính vì vậy, khi đọc bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển em thấy thấy đồng cảm sâu sắc với những gì tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm. Là những con người đứng trong hàng ngũ thế hệ trẻ, em sẽ ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn”các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.
III. Phân tích Tổ quốc nhìn từ biển
DÀN Ý
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Việt Chiến: Ông là một nhà báo, nhà văn nổi tiếng và luôn nuôi dưỡng trong mình một tâm hồn và lý tưởng viết cho dân và vì nhân dân.
- Giới thiệu về tác phẩm: Đây là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của tác giả Nguyễn Việt Chiến viết về đất nước.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bài thơ mang nội dung mới lạ khi có cái nhìn Tổ quốc từ biển. Qua bài thơ độc giả thấy được tầm quan trọng của biển đảo quê hương. Đó là một phần máu thịt linh thiêng của Tổ quốc. Đọc bài thơ, càng khơi dậy trong tâm hồn mỗi người dân đất Việt tình yêu nước nồng nàn và tha thiết.
2. Thân bài
a. Về nội dung:
* Tổ quốc với những đau thương nhưng kiên cường, bất khuất :
- Đất nước với nhiều mất mát đau thương, đã mang trong mình bao vết tích của sự hy sinh, máu đổ. Nhưng mỗi vết tích là một chiến thắng huy hoàng của toàn dân tộc trước quân thù. Sự hy sinh của mỗi người dân Việt Nam đã in hình lên núi, lên sông. Đó là những người chồng người con đã nằm lại nơi chiến trường, còn những người mẹ, người vợ lại trở thành hậu phương vững chắc để rồi hóa thành hòn vọng phu trên đỉnh núi.
- Có thể nói, Tổ quốc nhìn tử biển vẫn luôn thấy còn bao hiểm họa đe dọa. Tuy không công khai, không chính thức nhưng ngày đêm, các chiến sĩ hải quân vẫn phải gồng mình bảo vệ từng mét nước. Đau thương lắm, xót xa vô cùng nhưng cũng tự hào khôn xiết. Có Tổ quốc nào nhỏ bé mà đã đánh đuổi được thực dân và đế quốc mạnh nhất thế giới. Càng ngẫm càng hãnh diễn. Càng nghĩ càng tự nhủ phải góp phần cống hiến để gìn giữ và bảo vệ sự nghiệp của cha ông từ bao đời.
*Quyết tâm giữ gìn biển đảo quê hương
- Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương đất nước nồng nàn và cháy bỏng của tác giả cũng như tâm tư, tình cảm của chiến sĩ hải quân đang ngày đêm canh giữ vùng biển của Tổ quốc. – Là một chiến sĩ, đã từng vào sinh ra tử nơi chiến trận, nhà thơ thấu hiểu rằng: đã là người con nước Việt thì sẽ “không bao giờ chịu khuất”.
- Nhà thơ khẳng định việc bão giông sẽ không bao giờ hết nhưng “Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời/ Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”. Có nghĩa là nếu còn giặc, còn hiểm họa thì sẽ còn chiên đấu. Hồn dân tộc trong mỗi người con đất Việt sẽ luôn giữ vững. Giống như con tàu kia, vẫn rẽ sóng biển, vẫn vượt giông tô để ra khơi bình an.
b. Nghệ thuật:
- Cả bài thơ là một giả thiết với cụm từ “nếu như” được lặp lại nhiều lần. Tất cả là giả thiết nhưng lại nói nên những câu chuyện có thật, khiến cho bài thơ vừa mang tính tương lai, vừa đan xen quá khứ.
- Với những lần “nếu như” đó, tác giả càng khẳng định thêm tinh thần quật cường kiên trung sẵn sàng hy sinh vì chủ quyền Tổ quốc của dân tộc Việt Nam. Không chỉ tự hào những gì lịch sử đã làm được, mà tác giả còn khẳng định Việt Nam sẽ tiếp nối truyền thống đó. Nếu tương lai có giông ba bão táp dữ dội hơn, cuồng phong hơn thì người dân Việt Nam vẫn đinh ninh giữ lời son sắt của cha ông, quyết giữ vẹn tròn lãnh thổ.
3. Kết bài
- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của đoạn trích.
+ Đây là một bài ca về tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, và đặc biệt là tình cảm dành cho vùng biển đảo quê hương.
+ Những lời thơ trong tác phẩm đã làm lay động trái tim mỗi con dân đất Việt. Trở thành bài ca quen thuộc của các chiến sĩ hải quân nơi hải đảo xa xôi.
BÀI LÀM
Nguyễn Việt Chiến là một nhà thơ có nhiều tác phẩm hay viết về Tổ Quốc, Đất Nước, Nhân dân. Trong đó, bài thơ "Tổ quốc nhìn từ biển" được đánh giá là một tác phẩm thành công, tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Bài thơ đã để lại trong lòng độc giả những cảm xúc sâu lắng, khó quên về tình yêu quê hương, đất nước tha thiết.
Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh người lính biển đang chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc:
“Chẳng bao giờ nhân dân cần ngủ
Khi tổ quốc nhuốm bóng quân thù”.
Hai câu thơ đã thể hiện rõ vai trò quan trọng của những người lĩnh nơi hải đảo xa xôi. Họ luôn sẵn sàng hy sinh bản thân minh để bảo vệ sự binh yên cho đất nước. Hình ảnh “chắc tay súng" gợi lên vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của những người lính biển. Dù trong hoàn cảnh nào, họ cũng luôn vững vàng, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc.
Tiếp theo, Nguyễn Việt Chiến đã khắc họa hình ảnh Tổ quốc qua góc nhìn của người lính biển:
“Từ sóng biển vang tiếng của Cha Ông
Rạng ngời tên tuổi Việt Nam hiển hách".Câu thơ đã thể hiện niềm tự hào, kiêu hãnh của người
lính biển khi đứng trước biển cả mênh mông. Tiếng sóng biển như vọng về tiếng nổi của cha ông, nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối truyền thống anh hùng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng giàu đẹp. Câu thơ cũng thể hiện khát vọng cháy bỏng của người lính biển muốn góp phần
làm rạng danh đất nước, xứng đáng với truyền thống anh hùng của cha ông.
Đặc biệt, hai câu thơ cuối cùng của bài thơ đã thể hiện tình yêu Tổ quốc tha thiết, mãnh liệt của người lính biển:
“Tổ quốc nhìn từ biển! Ôi Tổ quốc ạ!
Ấn tỉnh này mãi mãi khắc ghi.Hình ảnh “Tổ quốc nhìn từ biển" gợi lên vẻ đẹp toàn diện, trọn vẹn của Tổ quốc. Người lính biển đang đứng giữa biển cả mênh mông, ngắm nhìn Tổ quốc thân yêu. Anh cảm nhận được sự rộng lớn, bao la của biển trời, núi sông. Đồng thời, anh cũng cảm nhận được sự thiêng liêng, cao quý của Tổ quốc. Tình yêu Tổ quốc của người lính biển là tình yêu vô bờ bến, không gì có thể sánh bằng.
Về nghệ thuật, bài thơ "Tổ quốc nhìn từ biển" sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức gợi cảm. Các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, được sử dụng khéo léo, góp phần làm nổi bật ý nghĩa của bài thơ.
Có thể khẳng định rằng, bài thơ "Tổ quốc nhìn từ biển" là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Việt Chiến. Bài thơ đã thể hiện một cách chân thực, sâu sắc tình yêu Tổ quốc tha thiết, mãnh liệt của người lính biển.
Xem thêm các chương trình khác:
- Các dạng bài tập Tiếng Anh thông dụng nhất
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Tiếng Anh có đáp án
- Toàn bộ kiến thức về cụm động từ | Định nghĩa và cách dùng
- 500 đoạn văn Tiếng Anh thông dụng nhất và cách làm
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Công nghệ có đáp án
- 1000 câu hỏi ôn tập Giáo dục công dân
- 15000 câu hỏi ôn tập môn Toán có đáp án
- Wiki Toán | Khái niệm, định lí, tính chất, dạng bài, công thức
- Tuyển tập đề thi + chuyên đề ôn thi Toán Kangaroo các cấp độ (có đáp án 2024)
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Vật lí có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Vật lí
- Phương trình hóa học | Tổng hợp PTHH của các chất hữu cơ, vô cơ chính xác nhất
- Đồng phân & Công thức cấu tạo của các chất hữu cơ
- Nhận biết các chất Hóa học
- Cấu hình electron
- So sánh bán kính nguyên tử và bán kính ion
- 1000 câu hỏi ôn tập môn Hóa có đáp án
- Wiki các chất hóa học | Định nghĩa, tính chất, nhận biết, điều chế, ứng dụng
- Cách đọc danh pháp hóa học (chương trình mới) đầy đủ nhất
- Công thức Lewis của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức electron của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức cấu tạo của một số chất thường gặp (chương trình mới)
- Công thức hợp chất khí với hidro của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hợp chất khí với hidro
- Công thức hidroxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức hidroxit cao nhất
- Công thức oxit cao nhất của các nguyên tố (phổ biến) | Cách viết công thức oxit cao nhất
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Tin học có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Lịch sử có đáp án
- 3000 câu hỏi ôn tập môn Địa lí có đáp án
- 2000 câu hỏi ôn tập môn Sinh học có đáp án
- Tổng hợp Dạng bài - Công thức môn Sinh học
- Trò chơi Powerpoint | Game Powerpoint
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên mầm non (2025) theo Thông tư 12
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên tiểu học (2025)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THCS (2025)
- Tổng hợp bài thu hoạch BDTX Giáo viên THPT (2025)