Trắc nghiệm Mặt phẳng tọa độ có đáp án - Toán lớp 7

Bộ 18 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài 6: Mặt phẳng tọa độ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Toán 7 Bài 6.

1 1,537 02/04/2022
Tải về


Trắc nghiệm Toán 7 Bài 6: Mặt phẳng tọa độ

Bài giảng Trắc nghiệm Toán 7 Bài 6: Mặt phẳng tọa độ

Câu 1: Cho hình vẽ sau:

Trắc nghiệm Mặt phẳng tọa độ có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 2)

Tọa độ điểm H và điểm B là:

A. B(1; -2) và H(3;2)

B. B(-2;1) và H(2;3)

C. B(-2;1) và H(3;2)

D. B(1;-2) và H(2;3)

Đáp án: C

Giải thích:

Từ hình vẽ, ta có tọa độ B(-2;1) và H(3;2).

Câu 2. Trong các điểm A(1;2); B(2;10); C(-2;10); D-15;-1.

Có bao nhiêu điểm có hoành độ dương.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích:

Ta thấy có hai điểm A(1;2) và B(2;10) có hoành độ dương.

Câu 3: Cho ba điểm A(-1;0); B(2;0); C(0;-6). Chọn câu đúng

A. Ba điểm A; B; C đều nằm trên trục hoành

B. Ba điểm A; B; C đều nằm trên trục tung

C. Hai điểm A; B nằm trên trục tung, C nằm trên trục hoành

D. Hai điểm A; B nằm trên trục hoành, C nằm trên trục tung.

Đáp án: D

Giải thích:

A và B có tung độ bằng 0 nên hai điểm A, B nằm trên trục hoành.

C có hoành độ bằng 0 nên C nằm trên trục tung.

Câu 4: Cho ba điểm A(2;6); B(-3;-9); C(2,5;7,5). Chọn câu đúng

A. Ba điểm A(2;6); B(-3;-9); C(2,5;7,5) đều có hoành độ dương

B. Ba điểm A(2;6); B(-3;-9); C(2,5;7,5)  đều có tung độ dương

C. Trong ba điểm A(2;6); B(-3;-9); C(2,5;7,5) có hai điểm có hoành độ dương

D. Trong ba điểm A(2;6); B(-3;-9); C(2,5;7,5)  có một điểm có tung độ dương

Đáp án: C

Giải thích:

Điểm A(2;6) có hoành độ và tung độ dương.

Điểm B(-3; -9) có hoành độ và tung độ âm.

Điểm C(2,5;7,5) có hoành độ và tung độ dương.

Câu 5: Cho hình vẽ sau

Trắc nghiệm Mặt phẳng tọa độ có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 3)

Tung độ của điểm K là?

A. y = 2

B. y = -1

C. (2;-1)

D. (-1;2)

Đáp án: B

Giải thích:

Theo hình vẽ, tọa độ điểm K là: K(2 ;-1).

Do đó tung độ của điểm K là : y = -1

Câu 6: Cho hình vẽ sau

Trắc nghiệm Mặt phẳng tọa độ có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 5)

Gọi x, y lần lượt là hoành độ và tung độ của điểm P.

Khi đó x + y bằng :

A. 2

B. 1

C. 3

D. 0

Đáp án: C

Giải thích:

Theo đồ thị, ta có: điểm P(1; 2).

Khi đó x = 1 và y = 2.

Suy ra x + y = 1 + 2 = 3.

Câu 7: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ các điểm A(-2;1);B(-6;1);C(-6;6) và D(-2;6). Tứ giác ABCD là hình gì?

A. Hình vuông

B. Hình chữ nhật

C. Hình bình hành

D. Chưa đủ điều kiện xác định

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Mặt phẳng tọa độ có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 6)

Vẽ các điểm A(-2;1); B(-6;1); C(-6;6) và D(-2;6) trên cùng mặt phẳng tọa độ

Ta thấy ABCD là hình chữ nhật

Câu 8: Điểm nào dưới đây có tọa độ (1; -3)?

Trắc nghiệm Mặt phẳng tọa độ có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 7)

A. D

B. E

C. A

D. F

Đáp án: A

Giải thích:

Từ hình vẽ ta có: A (1;3) ; F(-1;3); D(1;-3); E (-1;-3)

Nên điểm có tọa độ (1;-3) là điểm D

Câu 9: Điểm nào dưới đây có tọa độ (-2;2)?

Trắc nghiệm Mặt phẳng tọa độ có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 8)

A. A

B. H

C. F

D. G

Đáp án: D

Giải thích:

Từ hình vẽ ta có: A (2;-2); F(2;2); G(-2;2); H(-1;-2)

Nên điểm có tọa độ (-2;2) là điểm G

Câu 10: Hãy cho biết các vị trí của các điểm có hoành độ lớn hơn 0 nhỏ hơn 1 và có tung độ lớn hơn 0 nhỏ hơn 4

A. Nằm trong hình chữ nhật được giới hạn bởi bốn đường thẳng  x = 0; x = 1; y = 0; y = 4, tính cả các điểm thuộc bốn đường thẳng trên

B. Nằm trong hình chữ nhật được giới hạn bởi bốn đường thẳng x = 0; x = 1; y = 0; y = 4, không tính các điểm thuộc bốn đường thẳng trên

C. Nằm ngoài hình chữ nhật được giới hạn bởi bốn đường thẳng x = 0; x = 1 ; y = 0; y=4, tính cả các điểm thuộc bốn đường thẳng trên

D. Nằm ngoài hình chữ nhật được giới hạn bởi bốn đường thẳng x = 0; x = 1 ; y = 0; y = 4, không tính các điểm thuộc bốn đường thẳng trên

Đáp án: B

Giải thích:

Ta vẽ bốn đường thẳng x = 0; x = 1; y = 0; y = 4 trên cùng mặt phẳng tọa độ

Trắc nghiệm Mặt phẳng tọa độ có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 9)

Dựa vào hình vẽ, vị trí các điểm có hoành độ lớn hơn 0 nhỏ hơn 1 và có tung độ lớn hơn 0 nhỏ hơn 4 nằm trong hình chữ nhật được giới hạn bởi bốn đường thẳng x = 0; x = 1;y = 0; y = 4 (phần bôi vàng), không tính các điểm thuộc bốn đường thẳng trên.

Câu 11: Trên mặt phẳng tọa độ, các điểm có hoành độ bằng 0 là:

A. Nằm trên trục hoành

B. Nằm trên trục tung

C. Điểm A(0;3)

D. Gốc tọa độ

Đáp án: B

Giải thích:

Các điểm nằm trên trục hoành đều có tung độ bằng 0.

Các điểm nằm trên trục tung đều có hoành độ bằng 0

Nên chọn B.

Câu 12: Trong các điểm M (3;-3); N(4;2); P(-3;-3); Q(-2;1); H(-1;3) có bao nhiêu điểm thuộc góc phần tư thứ hai?

A. 0

B. 1

C. 4

D. 2

Đáp án: D

Giải thích:

 Trắc nghiệm Mặt phẳng tọa độ có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 10)

Vẽ các điểm: M(3;-3); N(4;2); P(-3;-3); Q(-2;1); H(-1;3) trên cùng mặt phẳng tọa độ

Ta tháy có hai điểm thuộc góc phần tư thứ hai là:

Q(-2;1); H(-1;3)

Câu 13: Trên mặt phẳng tọa độ, các điểm có tung độ bằng 0 là:

A. Nằm trên trục hoành

B. Nằm trên trục tung

C. Điểm A(1;0)

D. Gốc tọa độ

Đáp án: B

Giải thích:

Các điểm nằm trên trục hoành đều có tung độ bằng 0.

Các điểm nằm trên trục tung đều có hoành độ bằng 0

Nên chọn A.

Câu 14: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ các điểm A(3;1); B(-2;1); C(3;4) và D(-2;4). Tính diện tích tứ giác ABCD ?

A. 15(cm2)

B.16 (cm2)

C. 30 (cm2)

D. 40 (cm2)

Đáp án: A

Giải thích:

Hình chữ nhật ABDC có AB = 5cm;AC = 3cm nên diện tích ABDCABDC bằng 5.3=15(cm2)

Câu 15: Tọa độ điểm M trên hình vẽ sau:

Trắc nghiệm Mặt phẳng tọa độ có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 11)

A. (-2;-2)

B. (-2 ; 2)

C. (2; -2)

D. (2;2)

Đáp án: B

Giải thích:

Tọa độ M là (-2 ; 2)

Câu 16: Tọa độ điểm A như hình vẽ

Trắc nghiệm Mặt phẳng tọa độ có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 12)

A. (-2 ; -3)

B. (2 ; 3)

C. (2; 2)

D. (-2; 3)

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Mặt phẳng tọa độ có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 13)

Tọa độ điểm A là (2 ; 3)

Câu 17: Trong các điểm M(1;-3); N(1;2); P(3;-3); Q(-2;-1); H(-1;-3) có bao nhiêu điểm thuộc góc phần tư thứ hai?

A. 0

B. 1

C. 4

D. 2

Đáp án: D

Giải thích:

Vẽ các điểm M(1;-3);N(1;2);P(3;-3);Q(-2;-1);H(-1;-3) trên cùng hệ trục tọa độ

Trắc nghiệm Mặt phẳng tọa độ có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 14)

Ta thấy có hai điểm thuộc góc phần tư thứ tư là M(1;-3); P(3;-3)

Câu 18: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ các điểm A(3;1);B(-2;1);C(3;4) và D(-2;4). Tứ giác ABCD là hình gì?

A. Hình vuông

B. Hình chữ nhật

C. Hình bình hành

D. Chưa đủ điều kiện xác định

Đáp án: B

Giải thích:

Vẽ các điểm A(3;1);B(-2;1);C(3;4) và D(-2;4) trên cùng mặt phẳng tọa độ

Trắc nghiệm Mặt phẳng tọa độ có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 15)

Theo hình vẽ ta thấy ABCD là hình chữ nhật

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Đồ thị của hàm số y = ax có đáp án

Trắc nghiệm Bài ôn tập chương 2 có đáp án

Trắc nghiệm Thu thập số liệu thống kê - Tần số có đáp án

Trắc nghiệm Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu có đáp án

Trắc nghiệm Biểu đồ có đáp án

1 1,537 02/04/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: