Trắc nghiệm Bài ôn tập chương 3 hình học có đáp án - Toán lớp 7

Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài Ôn tập chương 3 hình học có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Toán 7 Bài Ôn tập chương 3 hình học.

1 711 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Toán 7 Bài ôn tập chương 3

Câu 1: Chọn câu đúng. Cho tam giác ABC vuông tại B theo định lí Pytago ta có:

A. AB2=AC2+BC2

B. AC2=AB2+BC2

C. BC2=AB2+AC2

D. Đáp án khác

Đáp án: B

Giải thích:

Áp dụng định lí Pytago cho tam giác ABC vuông tại B ta có:

AC2=AB2+BC2

Câu 2: Cho MNP có M^=40°, các đường phân giác NH và PK của góc N và góc P cắt nhau tại I. Khi đó góc NIP bằng:

A. 700

B. 800

C. 1100

D. 1400‑

Đáp án: C

Giải thích:

Trắc nghiệm Bài ôn tập chương 3 hình học có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 1)

Xét MNP có M^+MNP^+MPN^=180° (định lí tổng ba góc trong một tam giác)

MNP^+MPN^=180°-M^=180°-40°=140° 1

Vì  NH là phân giác của MNP^ (gt)

HNP^=MNP^2 (2) (tính chất tia phân giác)

Vì PK là phân giác của MPN^ gt

NPK^=MPN^2 (3) (tính chất tia phân giác)

Từ (1)(2) và (3)

INP^+IPN^=MNP^2+MPN^2=MNP^+MPN^2=140°:2=70°

INP^+IPN^=70°  (*)

Xét INP có: INP^+IPN^+NIP^=180° (**) (định lí tổng ba góc trong tam giác)

Từ (*) và (**) 

NIP^=180°-INP^+IPN^=180°-70°=110°

Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất. Tam giác ABC có B^=C^=60° thì tam giác ABC là tam giác:

A. Cân

B. Vuông

C. Đều

D. Vuông cân

Đáp án: C

Giải thích:

Xét tam giác ABC có B^=C^=60° nên tam giác ABC cân tại A.

Mà tam giác này cân có một góc bằng 600 nên tam giác ABC là tam giác đều.

Câu 4: Tam giác cân có góc ở đỉnh là 800. Số đo góc ở đáy là:

A. 500

B. 800

C. 1000

D. 1200

Đáp án: A

Giải thích:

Gỉa sử tam giác ABC cân tại A có: A^=80°.

Ta sẽ tìm số đo góc B hoặc góc C

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ta có:

A^+B^+C^=180°B^+C^=180°-A^

Do đó tam giác ABC cân tại A nên B^=C^. Từ đó suy ra:

B^=C^=180°-A^2=100°2=50°

Vậy số đo ở đáy là 500.

Câu 5: Cho tam giác ABC có: B^=80°; C^=30°, khi đó tam giác:

A. AC > AB > BC

B. AC > BC > AB

C. AB > AC > BC

D. BC > AC > AB

Đáp án: B

Giải thích:

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ta có:

A^+B^+C^=180°A^=180°-B^+C^A^=180°-80°-30°=70°

Tam giác ABC có: B^>A^>C^ nên áp dụng quan hệ giữa cạnh và góc trong tam giác suy ra AC > BC > AB

Câu 6: Cho tam giác vuông MNP như hình vẽ. Trực tam giác MNP là

Trắc nghiệm Bài ôn tập chương 3 hình học có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 1)

A. M

B. N

C. P

D. Điểm nằm trong tam giác MNP

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: MNNP nên MN;NP là các đường cao của tam giác MNP mà hai đường này giao nhau tại N nên N là trực tâm tam giác MNP

Câu 7: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 5cm, AC = 12cm. Gọi G là trọng tâm tam giác ABC, khi đó GA + GB + GC bằng (làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy)

A. 11,77 cm

B. 17,11 cm

C. 11,71 cm

D. 17,71 cm

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Bài ôn tập chương 3 hình học có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 1)

Gọi AM, BN, CE là ba đường trung tuyến của tam giác ABC

ABC vuông tại A nên theo định lí Pytago ta có:

BC2=AB2+AC2BC2=52+122=169BC=13cm

Ta có: AM, BN, CE là các đường trung tuyến ứng với các cạnh BC, AC, AB của tam giác vuông ABC

Suy ra M, N, E lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, AC, AB

AN=12AC=12.12=6cmAE=12AB=12.5=2,5cm

Áp dụng định lí Pytago với tam giác AEC vuông tại A ta có:

AE2+AC2=CE22,52+122=CE2CE2=6014CE=6012cm

Ta có tam giác ABC vuông tại A, AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC nên ta có:

AM=12BC=12.13=132cm

Ta có:

GA+GB+GC=23AM+23BN+23CE=23AN+BN+CE

(do G là trọng tâm tam giác ABC)

GA+GB+GC=23132+61+601217,71cm

Câu 8: Cho tam giác ABC có AB = 15cm, BC = 8cm. Tính độ dài cạnh AC biết độ dài này (theo đơn vị cm) là một số nguyên tố lớn hơn bình phương của 4

A. 17 cm

B. 19 cm

C. 20 cm

D. 17 cm và 19 cm 

Đáp án: D

Giải thích:

Theo bất đẳng thức tam giác ABC có: AB – BC < AC < AB + BC

Suy ra 15 – 8 < AC < 15 + 8 hay 7 < AC < 23.

Theo đề bài ta có: AC là số nguyên tố và AC > 42 = 16

Suy ra AC = 17cm hoặc AC = 19cm

+) Nếu AC = 17cm thì 15 + 8 >17 (thỏa mãn bất đẳng thức tam giác)

+) Nếu AC = 19cm thì 15 + 8 > 19 (thỏa mãn bất đẳng thức tam giác)

Vậy độ dài cạnh AC có thể là 17 cm và 19 cm

Câu 9: Cho tam giác MON, trung tuyến MI, biết MI=12ON và ION. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. Tam giác MON vuông tại M

B. Tam giác MON vuông tại N

C. Tam giác MON vuông tại O

D. Tam giác MON đều

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Bài ôn tập chương 3 hình học có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 1)

Vì MI=12ONMI=IO=IN

Xét tam giác MIO có MI=IO nên tam giác MIO cân tại I M1^=O^ (tính chất tam giác cân)

Xét tam giác MIN có MI=IN nên tam giác MIN cân tại I M2^=N^ (tính chất tam giác cân)

Suy ra 

M1^+M2^=N^+O^OMN^=N^+O^

Xét tam giác MON có: OMN^+N^+O^=180° (định lí tổng ba góc trong tam giác)

Suy ra OMN^=N^+O^=180°2=90° nên tam giác MON vuông tại M

Câu 10: Cho hình vẽ. Biết IHK^=60°. Tính KHO^

Trắc nghiệm Bài ôn tập chương 3 hình học có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 1)

A. 300

B. 350

C. 600

D. 400

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Bài ôn tập chương 3 hình học có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 1)

Ta có: KIO^=HIO^ (gt)

IO là tia phân giác góc KIH (1)

Ta có: IKO^=HKO^ (gt)

KO là tia phân giác góc IKH (2)

Từ (1) và (2) suy ra O là giao điểm hai tia phân giác

Do đó O thuộc tia phân giác của góc H (tính chất ba đường phân giác trong tam giác)

Suy ra: IHO^=KHO^=IHK^2=60°2=30° (tính chất đường phân giác)

Câu 11: Chọn đáp án đúng. Cho tam giác ABC có đường cao AH. Biết B nằm giữa H và C. Ta có:

A. AC < AB

B. AC > AB

C. AC < BC

D. AC = BC

Đáp án: B

Giải thích:

Trắc nghiệm Bài ôn tập chương 3 hình học có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 1)

ABC^ là góc ngoài tại đỉnh B của tam giác AHB nên:

ABC^=AHB^+BAH^ABC^>AHB^

Hay B^>90° nên  là góc tù và là góc lớn nhất trong tam giác ABC

AC>AB; AC>BC

Câu 12: Cho ABC vuông tại A có AB = 4cm, BC = 5cm. So sánh các góc của tam giác ABC

A. C^<B^<A^

B. B^<C^=A^

C. B^<C^<A^

D. A^<C^<B^

Đáp án: C

Giải thích:

Vì tam giác ABC vuông tại A nên theo định lí Pytago có:

AB2+AC2=BC2AC2=BC2-AB2=52-42=9=32AC=3cm

Từ đó ta có: AC<AB<BC 3cm<4cm<5cm suy ra B^<C^<A^

Câu 13: Cho tam giác MNP cân ở M, trung tuyến MA, trọng tâm G.

Biết MN = 13cm, NA = 12cm. Khi đó độ dài MG là:

A. 10cm

B. 53cm

C. 5cm

D. 103cm

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Bài ôn tập chương 3 hình học có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 1)

MNP cân tại M có MA là trung tuyến nên MA cũng là đường cao (tính chất các đường trong tam giác cân)

Xét MAN vuông tại A, theo định lí Pytago ta có:

MA2+NA2=MN2MA2=MN2-NA2=132-122=25MA=5cm

Vì MA là trung tuyến, G là trọng tâm nên tính chất trọng tâm tam giác ta có:

MG=23MA=23.5=103cm

Câu 14: Cho tam giác ABC, biết số đo các góc tỉ lệ với nhau theo tỉ số: A^:B^:C^=2:3:4. Hãy so sánh ba cạnh của tam giác ABC

A. AB > AC > BC

B. AB < AC < BC

C. AC > AB > BC

D. AB > BC > AC

Đáp án: A

Giải thích:

Trắc nghiệm Bài ôn tập chương 3 hình học có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 1)

Theo bài ra ta có:

A^:B^:C^=2:3:4A^<B^<C^

Suy ra AB > AC > BC (quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong )

Câu 15: Cho tam giác ABC vuông tại A có BD là phân giác góc ABD (D thuộc AC), kẻ DE vuông góc với BC (E thuộc BC). Trên tia đối của tia AB lấy điểm F sao cho AF = CE. Chọn câu đúng

A. BD là đường trung trực của AE

B. DF = DC

C. AD < DC

D. Cả A, B, C đều đúng 

Đáp án: D

Giải thích:

Trắc nghiệm Bài ôn tập chương 3 hình học có đáp án - Toán lớp 7 (ảnh 1)

+) DE vuông góc với BC nên ta có tam giác BDE là tam giác vuông

Xét hai tam giác vuông BAD và BED ta có:

ABD^=EBD^ (do BD là tia phân giác của góc B)

BD là cạnh chung

Vậy BAD=BED (cạnh huyền - góc nhọn)

AB=BEAD=DE (các cặp cạnh tương ứng)

B; D nằm trên đường trung trực của AE và BD là đường trung trực của AE. Do đó A đúng

+) Xét hai tam giác vuông ADF và EDC ta có:

AF = EC (gt)

DA = DE (cmt)

Vậy ADF=EDC (hai cạnh góc vuông bằng nhau)

Suy ra DF = DC (hai cạnh tương ứng). Do đó B đúng

+)Trong tam giác vuông ADF, AD là cạnh góc vuông,  DF là cạnh huyền nên DA<DF

Mà DF=DC (cmt). Từ đó, suy ra AD<DC . Do đó C đúng

Vậy cả A, B, C đều đúng

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác có đáp án

Trắc nghiệm Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên. Đường xiên và hình chiếu của đường xiên có đáp án

Trắc nghiệm Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức trong tam giác có đáp án

Trắc nghiệm Tính chất ba đường trung tuyến trong tam giác có đáp án

Trắc nghiệm Tính chất tia phân giác của một góc có đáp án

1 711 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: