Trắc nghiệm Hai tam giác bằng nhau có đáp án - Toán lớp 7

Bộ 19 bài tập trắc nghiệm Toán lớp 7 Bài 2: Hai tam giác bằng nhau có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Toán 7 Bài 2.

1 2,607 04/04/2022
Tải về


Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2: Hai tam giác bằng nhau

Bài giảng Trắc nghiệm Toán 7 Bài 2: Hai tam giác bằng nhau

Câu 1: Cho ABC=MNP. Biết AB=7cm, MP=10cm và chu vi của tam giác ABC bằng 24cm. Tính các cạnh còn lại của mỗi tam giác

A. MN=AC=7cm; BC=NP=10cm

B. MN=AC=10cm; BC=NP=7cm

C. MN=7cm; AC=10cm; BC=NP=10cm

D. MN=10cm; AC=7cm; BC=NP=10cm

Đáp án: C

Giải thích:

ABC=MNP nên

AB=MN=7cmAC=MP=10cmBC=NP

(các cạnh tương ứng bằng nhau)

Chu vi tam giác ABC là

AB+AC+BC=24cmBC=24-AB+ACBC=24-7-10=7cm

Suy ra NP=BC=7cm

Vậy MN=7cm; AC=10cm; BC=NP=10cm

Câu 2: Cho tam giác ABC (không có hai góc nào bằng nhau, không có cạnh nào bằng nhau) bằng một tam giác có ba đỉnh O, H, K. Viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác, biết rằng: A^=O^, B^=K^

A. ABC=KOH

B. ABC=HOK

C. ABC=OHK

D. ABC=OKH

Đáp án: D

Giải thích:

A^=O^, B^=K^ nên hai góc còn lại bằng nhau là C^=H^

Suy ra ABC=OKH

Câu 3: Cho PQR=DEF. Chọn câu sai

A. PQ = DE

B. PR = EF

C. Q^=E^

D. D^=P^

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: PQR=DEFPQ=DEPR=DFQR=EFP^=D^Q^=E^R^=F^

Do đó A, C, D đúng, B sai

Câu 4: Cho ABC=DEF. Biết rằng AB = 5cm; AC = 12cm; EF = 12cm. Tính chu vi tam giác DEF là

A. 30cm

B. 22 cm

C. 18 cm

D.  20 cm

Đáp án: A

Giải thích:

ABC=DEF nên AB = DE = 5cm; AC = DF = 12cm; BC = EF = 13cm

(các cạnh tương ứng bằng nhau)

Chu vi tam giác DEF là:

DE + DF + EF = 5 + 12 + 13 = 30cm

Câu 5: Cho ABC=DEF. Biết A^=33°. Khi đó:

A. D^=33°

B. D^=42°

C. E^=32°

D. E^=66°

Đáp án: A

Giải thích:

ABC=DEFA^=D^ (hai góc tương ứng)

Nên D^=33°

Câu 6: Cho ABC=DEF. Biết A^+B^=140°, E^=45°. Tính A^, C^, D^, F^

A. A^=D^=105°; F^=C^=40°

B. A^=D^=90°; F^=C^=50°

C. A^=D^=95°; F^=C^=40°

D. A^=D^=40°; F^=C^=95°

Đáp án: C

Giải thích:

ABC=DEF nên A^=D^; F^=C^; B^=E^=45°

Xét tam giác ABC có

A^+B^=140°A^=140°-B^A^=140°-45°=95°

Lại có:

A^+B^+C^=180°C^=180°-A^+B^C^=180°-140°=40°F^=C^=40°

Vậy A^=D^=95°; F^=C^=40°

Câu 7: Cho hai tam giác MNP và IJK có: MN = IK; NP = KJ; MP = JI; M^=I^; J^=P^; N^=K^. Khi đó:

A. MNP=IJK

B. MNP=IKJ

C. MNP=KIJ

D. MNP=JKI

Đáp án: B

Giải thích:

Xét hai tam giác MNP và IJK có:

MN = IK; NP = KJ; MP = JI;

M^=I^; J^=P^; N^=K^

Nên MNP=IKJ

Câu 8: Cho ABC=MNP. Chọn câu sai

A. AB = MN

B. AC = NP

C. A^=M^

D. P^=C^

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: ABC=MNPA^=M^P^=C^AB=MNAC=MPBC=NP

Nên A, C, D đúng, B sai

Câu 9: Cho ABC=DEF. Biết rằng AB  = 6cm; AC  = 8cm; EF = 10cm. Tính chu vi tam giác DEF là

A. 24cm

B. 20cm

C. 18 cm

D. 30 cm

Đáp án: A

Giải thích:

ABC=DEF nên AB = DE = 6cm; AC = DF = 8cm; BC = EF = 10cm

(các cạnh tương ứng bằng nhau)

Chu vi tam giác ABC là

AB + AC + BC = 6 + 8 + 10 = 24cm

Chu vi tam giác DEF là

DE + DF + EF = 6 + 8 + 10 = 24cm

Câu 10: Cho ABC=DEF. Biết A^+B^=130°, E^=55°. Tính A^, C^, D^, F^

A. A^=D^=65°, F^=C^=50°

B. A^=D^=50°, F^=C^=65°

C. A^=D^=75°, F^=C^=50°

D. A^=D^=50°, F^=C^=75°

Đáp án: C

Giải thích:

ABC=DEF nên A^=D^; F^=C^; B^=E^=55°

Xét tam giác ABC có

A^+B^=130°A^=130°-B^A^=130°-55°=75°

Lại có:

A^+B^+C^=180°C^=180°-A^+B^C^=180°-130°=50°

Vậy A^=D^=75°, F^=C^=50°

Câu 11: Cho DEF=MNP. Biết EF+FD=10cm; NP-MP=2cm; DE=3cm. Tính độ dài cạnh FD

A. 4 cm

B. 6 cm

C. 8 cm

D. 10 cm

Đáp án: A

Giải thích:

DEF=MNP nên DE= MN = 3cm; EF = NP; DF = MP ( các cạnh tương ứng bằng nhau)

Mà theo bài ra ta có: NP - MP = 2cm suy ra EF - MP = 2cm.

Lại có EF + FD = 10cm nên:

EF=10+22=6cm; FD-19-6=4cm

Vậy FD = 4cm

Câu 12: Cho ABC=DEF. Biết A^=32°; F^=78°. Tính B^; E^

A. B^=E^=60°

B. B^=60°; E^=70°

C. B^=E^=78°

D. B^=E^=70°

Đáp án: D

Giải thích:

ABC=DEF nên

D^=A^=32°; B^=E^; C^=F^=78°

(các góc tương ứng bằng nhau)

Xét tam giác ABC có A^+B^+C^=180° (định lí tổng ba góc trong tam giác)

Suy ra

B^=180°-A^+C^B^=180°-32°-78°=70°

Vậy B^=E^=70°

Câu 13: Cho IHK=DEF. Biết I^=40°; E^=60°. Tính D^; K^

A. D^=80°; K^=40°

B. D^=40°; K^=60°

C. D^=60°; K^=80°

D. D^=40°; K^=80°

Đáp án: D

Giải thích:

IHK=DEF nên D^=I^=40°H^=E^=60° (Các góc tương ứng bằng nhau)

Xét tam giác IHK có I^+H^+K^=180° (định lí tổng ba góc của một tam giác)

Suy ra:

K^=180°-I^+H^K^=180°-40°+60°K^=80°

VậyD^=40°; K^=80°

Câu 14: Cho DEF=MNP. Biết EF+FD=16cm; NP-MP=4cm; DE=5cmTính độ dài cạnh FD

A. 4 cm

B. 6 cm

C. 8 cm

D. 10 cm

Đáp án: B

Giải thích:

DEF=MNP nên DE=MN=5cm; EF=NP; DF=MP (các cạnh tương ứng bằng nhau)

Mà theo bài ra ta có: NP-MP=4cm suy ra EF-MP=4cm.

Lại có EF+FD=16cm nên:

EF=16+42=10cmFD=16-10=6cm

Vậy FD=6cm

Câu 15: Cho ABC=MNP, trong đó A^=110°, P^=30°

So sánh các góc A; B; C

A. A^<C^<B^

B. A^>B^=C^

C. A^>B^>C^

D. A^>C^>B^

Đáp án: C

Giải thích:

ABC=MNP nên C^=P^ (hai góc tương ứng bằng nhau)

Xét tam giác ABC có:

A^+B^+C^=180°B^=180°-A^-C^B^=180°-110°-30°B^=40°

Vì A^=110°; B^=40°; C^=30° nên A^>B^>C^

Câu 16: Cho ABC=MNP.Biết AB = 5cm, MP = 7cm và chu vi của tam giác ABC bằng 22cm. Tính các cạnh còn lại của mỗi tam giác

A. NP = BC = 9cm

B. NP = BC = 11cm

C. NP = BC = 10cm

D. NP = 9cm; BC = 10cm

Đáp án: C

Giải thích:

ABC=MNP nên  AB = MN = 5cm; AC = MP = 7cm; BC = NP

(các cạnh tương ứng bằng nhau)

Chu vi tam giác ABC là:

AB + AC + BC = 22cm

BC = 22 - (AB + AC)

BC = 22 - 5 - 7 = 10cm

Vậy NP = BC = 10cm

Câu 17: Cho ABC=MNP. Biết F^=45°. Khi đó:

A. C^=45°

B. B^=45°

C. A^=45°

D. C^=90°

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có: ABC=MNPC^=F^ ( hai góc tương ứng)

Mà F^=45°

Do đó C^=45°

Câu 18: Cho ABC=MNP, trong đó A^=30°, P^=60°.

So sánh các góc N; M; P

A. N^=P^>M^

B. N^>P^=M^

C. N^>P^>M^

D. N^<P^<M^

Đáp án: C

Giải thích:

ABC=MNP nên A^=M^=30°C^=P^=60°B^=N^

Xét tam giác MNP có M^+N^+P^=180°

N^=180°-M^-P^N^=180°-30°-60°N^=90°

Vậy N^>P^>M^

Câu 19: Cho tam giác ABC và DEF có AB = EF; BC = FD; AC = ED; A^=E^; B^=F^; D^=C^. Khi đó:

A. ABC=DEF

B. ABC=EFD

C. ABC=FDE

D. ABC=DFE

Đáp án: B

Giải thích:

Xét tam giác ABC và DEF có AB = EF; BC = FD; AC = ED; A^=E^; B^=F^; D^=C^ nên ABC=EFD

Các câu hỏi trắc nghiệm Toán lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác canh - cạnh - cạnh có đáp án

Trắc nghiệm Trường hợp bằng nhau thứ hai của hai tam giác cạnh - góc - cạnh có đáp án

Trắc nghiệm Trường hợp bằng nhau thứ ba của hai tam giác góc - cạnh - góc có đáp án

Trắc nghiệm Tam giác cân có đáp án

Trắc nghiệm Định lý Py - ta - go có đáp án

1 2,607 04/04/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: