Soạn bài Vịnh khoa thi Hương hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Vịnh khoa thi Hương Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Vịnh khoa thi Hương để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 811 lượt xem
Tải về


Soạn bài Vịnh khoa thi Hương - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “ Vịnh khoa thi Hương” ngắn gọn:

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Sự khác lạ của kì thi không còn nhằm tuyển chọn những nhân tài thực sự cho đất nước: Các sĩ tử ở trường Hà Nội xuống thi “lẫn” với sĩ tử ở trường Nam Định.

- Sự tạp nham, lộn xộn

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Hình ảnh sĩ tử:

+ Lôi thôi: khác xa với hình ảnh sĩ tử ngày xưa.

+ Phép đảo ngữ “vai đeo lọ” nhấn mạnh sự lôi thôi.

- Quan trường:

+ Ậm ọe: Lời nói không ra lời nói, không có phong thái nghiêm túc.

+ Phép đảo ngữ “miệng thét loa”: nhấn mạnh sự hỗn loạn.

=> Cảnh thi cử nhốn nháo, không còn vẻ nghiêm túc vốn có.

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Hình ảnh quan sứ: đến trong sự phô trương, “lọng cắm rợp trời”.

- Hình ảnh mụ đầm: đến trường thi nhưng lại mặc trang phục lố lăng, rườm rà “váy lê quét đất”.

- Biện pháp đối: “Lọng cắm rợp trời” đối với “váy lê quét đất”, “quan sứ” đối với “mụ đầm”, “đến” đối với “ra” nhằm đả kích những kẻ biến trường thi thành chốn phô trương danh thế, ô hợp, nhốn nháo.

Câu 4 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Tâm trạng, thái độ của tác giả: Khinh ghét, căm tức đặc biệt châm biếm, đả kích.

- Lời nhắn gửi ở hai câu cuối: sự trăn trở, sự lo lắng của nhà thơ trước vận mệnh đất nước thời buổi loạn lạc, nhốn nháo, việc học, việc chọn người tài bị coi nhẹ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài “Vịnh khoa thi Hương”:

I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Trần Tế Xương (1870 - 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

- Tú Xương là một người rất lận đận trong chuyện thi cử. Ông thi nhiều lần và đều hỏng, chỉ đỗ đến tú tài.

Soạn bài Vịnh khoa thi Hương hay, ngắn gọn (ảnh 1)

b. Sự nghiệp văn học

- Phong cách nghệ thuật: chủ yếu viết thơ trữ tình và trào phúng

- Tác phẩm tiêu biểu: có khoảng 100 bài chủ yếu là thơ Nôm và gồm nhiều thể thơ và một số bài văn tế, phú câu đối…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Bài thơ thuộc đề tài thi cử - một đề tài khá đậm nét trong sáng tác của Tú Xương.

- Tái hiện hình ảnh thảm hại của kì thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam

2. Bố cục:

- Hai câu đề: Giới thiệu về kì thi

- Hai câu thực: Cảnh tượng khi đi thi

- Hai câu luận: Những ông to bà lớn đến trường thi

- Hai câu kết: Thái độ phê bình của nhà thơ với kì thi

Soạn bài Vịnh khoa thi Hương hay, ngắn gọn (ảnh 1)

3. Giá trị nội dung:

Qua bài thơ này, tác giả vẽ nên một phần hiện thực nhốn nháo, ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, cùng tâm sự của mình trước tình cảnh đất nước.

4. Giá trị nghệ thuật:

- Nghệ thuật trữ tình - trào phúng đặc sắc.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)

Bài ca ngất ngưởng

Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Luyện tập thao tác lập luận phân tích

Lẽ ghét thương

1 811 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: