Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 589 lượt xem
Tải về


Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - Ngữ văn 11

A. Soạn bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân” ngắn gọn:

Luyện tập

Câu 1 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Từ thôi đã được dùng với nghĩa: sự mất mát, sự đau đớn, đồng thời cũng là cách nói giảm, nói tránh để làm vơi đi nỗi đau mất mát không gì bù đắp được.

Câu 2 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

- Trong hai câu thơ trên, tác giả đã  sắp xếp từ ngữ theo lối đối lập: xiêng ngang – đâm toạc; mặt đất – chân mây; rêu từng đám – đá mấy hòn. Bên cạnh đó, đã kết hợp biện pháp nghệ thuật đảo ngữ .

- Thiên nhiên trong hai câu thơ như thể hiện sự mạnh mẽ, không khuất phục những lẽ thường của tạo hóa => Tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, làm nên cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương.

Câu 3 (trang 13 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):

Ví dụ:

- Trong thơ hình ảnh về trăng hiện ra như những người bạn tri âm tri kỉ của người thi sĩ, trăng luôn đồng cảm với những tâm sự của con người.

“Trăng tự tử

Trăng sắp mặt xuống uốn mình theo dáng liễu”

Hay: Trăng có khi mang tính cách của một con người trần tục.

“Ta hoảng hồn, hoảng vía, hoảng thiên

Nhảy ùm xuống giếng vớt trăng lên”

=> Các nhà thơ hiện đại đã thể hiện những quan điểm cá nhân khác nhau, những suy ngẫm khác nhau về cùng một sự vật, hiện tượng.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

- Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp. Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp.

a.Tính chung của ngôn ngữ

Bao gồm:

- Các âm ( Nguyên âm, phụ âm ). Ví dụ: a, e, i, o, b, h, t…

- Các thanh ( Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, ngang).

- Các tiếng (âm tiết). Ví dụ: chạy, đi, cây, con, xe…

- Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ). Ví dụ: thuận buồm xuôi gió, ăn vóc học hay…

b. Qui tắc chung, phương thức chung

- Qui tắc cấu tạo các kiểu câu: Câu đơn, câu ghép, câu phức.

- Phương thức chuyển nghĩa từ: Từ nghĩa gốc sang nghĩa bóng.

- Vốn từ ngữ cá nhân: Mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng một những từ ngữ nhất định - phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn sống, cá tính, nghề nghiệp, trình độ, môi trường địa phương …

- Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ quen thuộc: Mỗi cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong sự kết hợp từ ngữ…

Bài giảng Ngữ văn 11 Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Tự Tình

Câu cá mùa thu 

Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận 

Thao tác lập luận phân tích 

1 589 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: