Soạn bài Nghĩa của câu hay, ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Nghĩa của câu Ngữ văn lớp 11 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Nghĩa của câu để chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

1 810 22/02/2022
Tải về


Soạn bài Nghĩa của câu - Ngữ văn 11

A. Soạn bài Nghĩa của câu ngắn gọn:

I. Hai thành phần nghĩa của câu

Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Hai câu trong mỗi cặp câu đều đề cập đến cùng một sự việc. Sự việc đó là:

+ Câu a: Chí Phèo đã từng mơ ước sẽ có một gia đình nhỏ.

+ Câu b: Người ta sẽ bằng lòng khi tôi nói.

- Ngoài nội dung sự việc ấy thì:

+ Câu thể hiện sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc là câu a1, b1.

+ Câu thể hiện sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc: câu a2.

+ Câu thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc: b2.

II. Nghĩa sự việc

Nghĩa sự việc của câu là nghĩa thành phần ứng với nghĩa sự việc mà câu đề cập đến. Hiện thực trong sự việc khách quan đa dạng, thuộc nhiều loại khác nhau.

III. Luyện tập

Câu 1 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

Câu 1: Chỉ hai trạng thái: "ao thu lạnh lẽo" – "nước trong veo".

Câu 2: Đặc điểm của chiếc thuyền: "bé"

Câu 3: Chỉ đặc điểm "biếc" và quá trình "theo làn hơi gợn" của sóng.

Câu 4: Chỉ đặc điểm "vàng" và quá trình "khẽ đưa vèo" của lá.

Câu 5: Chỉ trạng thái "lơ lửng" của "tầng mây" và đặc điểm "xanh ngắt" của trời.

Câu 6: Chỉ đặc điểm "quanh co" của ngõ trúc và trạng thái "vắng teo", không có khách.

Câu 7: Chỉ tư thế "tựa gối, buông cần".

Câu 8: Chỉ hành động "đớp" của cá.

Câu 2 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

* Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong những câu sau:

a. "Có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực, nhưng cũng đáng sợ lắm".

- Nghĩa sự việc: ông rể quý như Xuân là danh giá nhưng cũng sợ.

- Nghĩa tình thái: công nhận ("kể cũng", "thực", "đáng").

b. "Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi".

- Nghĩa sự việc: cả hai chọn nhầm nghề.

- Nghĩa tình thái: phỏng đoán chưa chắc chắn ("có lẽ").

c. "Dễ họ cũng phân vân như mình, vì đến chính ngay mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không!"

- Sự việc 1: Họ cũng phân vân như mình → Tình thái 1: phỏng đoán ("dễ").

- Sự việc 2: mình không biết con mình hư hay không → Tình thái 2: nhấn mạnh ("đến chính ngay").

Câu 3 (trang 9 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 2):

- Đáp án: "hẳn" 

=> Tình thái khẳng định chắc chắn.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Nghĩa của câu :

- Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghĩa sự việc là nghĩa ứng với sự việc được đề cập đến trong câu. Nó thường được biểu hiện nhờ các từ ngữ đóng vai trò chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.

Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 11 hay, chi tiết khác:

Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học

Hầu trời

Nghĩa của câu (tiếp theo)

Vội vàng

Thao tác lập luận bác bỏ

1 810 22/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: